Quyết định 20/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu | 20/2017/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/12/2017 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2018 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Phạm Minh Huấn |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2017/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ các Quyết định của Bộ GTVT: số 3828/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2015 về việc chuyển các tuyến Đường Nguyễn Văn Tố, ĐT.257, ĐT.254, ĐT.255 thuộc tỉnh Bắc Kạn và ĐT.187 thuộc tỉnh Tuyên Quang thành Quốc lộ 3B; số 410/QĐ-BGTVT ngày 14/02/2017 về việc chuyển tuyến đường tỉnh ĐT.190 đoạn từ Km0+00 - Km38+650 thành quốc lộ 3B thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang; số 1181/QĐ-BGTVT ngày 21/4/2017 về việc chuyển các tuyến đường tỉnh: ĐT.324, ĐT.320 (tỉnh Phú Thọ); đường tỉnh ĐT.168, ĐT.167, đường Hoàng Thi (tỉnh Yên Bái) và đường tỉnh ĐT.186 (tỉnh Tuyên Quang) thành quốc lộ 2D;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 94/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 11 năm 2017 về việc đề nghị ban hành Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định về phân cấp và quản lý, bảo trì đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế cho Quyết định số: 15/2010/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 về việc ban hành Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và Quyết định số: 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 quy định về quản lý bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 18/8/2010.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh)
Quy định này quy định về phân cấp quản lý, bảo trì đường bộ địa phương; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quản lý bảo trì đường bộ; nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ địa phương thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2017/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 13 tháng 12 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ các Quyết định của Bộ GTVT: số 3828/QĐ-BGTVT ngày 28/10/2015 về việc chuyển các tuyến Đường Nguyễn Văn Tố, ĐT.257, ĐT.254, ĐT.255 thuộc tỉnh Bắc Kạn và ĐT.187 thuộc tỉnh Tuyên Quang thành Quốc lộ 3B; số 410/QĐ-BGTVT ngày 14/02/2017 về việc chuyển tuyến đường tỉnh ĐT.190 đoạn từ Km0+00 - Km38+650 thành quốc lộ 3B thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang; số 1181/QĐ-BGTVT ngày 21/4/2017 về việc chuyển các tuyến đường tỉnh: ĐT.324, ĐT.320 (tỉnh Phú Thọ); đường tỉnh ĐT.168, ĐT.167, đường Hoàng Thi (tỉnh Yên Bái) và đường tỉnh ĐT.186 (tỉnh Tuyên Quang) thành quốc lộ 2D;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 94/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 11 năm 2017 về việc đề nghị ban hành Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quy định về phân cấp và quản lý, bảo trì đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế cho Quyết định số: 15/2010/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 về việc ban hành Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và Quyết định số: 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/10/2011 về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 quy định về quản lý bảo trì đường bộ thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 15/2010/QĐ-UBND ngày 18/8/2010.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ
QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2017/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2017 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh)
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy định này quy định về phân cấp quản lý, bảo trì đường bộ địa phương; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quản lý bảo trì đường bộ; nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ địa phương thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Chương II
CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ HIỆN CÓ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 3. Các tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh
1. Các tuyến quốc lộ.
Tổng chiều dài các tuyến Quốc lộ trong tỉnh là 563,77 km, trong đó:
a) Quốc lộ 2: Từ xã Đội Bình, huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, chiều dài 90 km.
b) Quốc lộ 37: Từ đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương đến cầu Bỗng, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, chiều dài 64,5 km.
c) Quốc lộ 2C: Từ xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương đến thị trấn Na Hang huyện Na Hang, chiều dài 201,24 km (không kể 6,3 km đi chung QL.37).
d) Quốc lộ 279: Từ xã Đà Vị, huyện Na Hang đến xã Hồng Quang, huyện Chiêm Hoá, chiều dài 96 km.
e) Quốc lộ 3B: Từ đỉnh đèo Keo Mác, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hoá đến Km166, QL.2 xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên, chiều dài: 55,65km.
f) Quốc lộ 2D: Từ Km234+500, QL.37 xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn đến Km120+300, QL.2 xã Đội Cấn, thành phố Tuyên Quang.
g) Quốc lộ 280: Từ Thượng giáp huyện Na Hang (tiếp giáp với xã Đường Âm, huyên Bắc Mê, tỉnh Hà Giang) đến Km 76+550, Quốc lộ 79.
2. Các tuyến đường tỉnh.
Tổng chiều dài các tuyến đường tỉnh là 451,43 km, trong đó:
a) Tuyến ĐT.185: Từ đường Hồ Chí Minh (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn) đến thôn Khau Cau xã Phúc Yên (tiếp giáp với xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang), chiều dài: 199,64 km (không kể 48,87Km đi trùng QL.2C và QL.279).
b) Tuyến ĐT.186: Từ ngã ba Sơn Nam (km54+630, QL.2C), xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương đến phà Hiên xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn chiều dài: 65,79 km.
c) Tuyến ĐT.188: Từ Km151+600, QL.2 xã Tứ Quận đến Thôn Khuổi Cũng xã Xuân Lập, huyện Lâm Bình, chiều dài: 129,0 km (không kể 3 km đi chung QL.279).
d) Tuyến ĐT.189: Từ Km272, QL.3B xã Bình Xa đến thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều dài: 57,0 km.
(Chi tiết các tuyến đường tỉnh có biểu kèm theo)
3. Các tuyến đường huyện.
Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 1.141,14 km, trong đó:
Huyện Yên Sơn |
= |
260,95 Km |
Huyện Hàm Yên |
= |
272,79 Km |
Huyện Chiêm Hóa |
= |
152,50 Km |
Huyện Na Hang |
= |
117,00 Km |
Huyện Sơn Dương |
= |
212,60 Km |
Huyện Lâm Bình |
= |
122,30 Km |
(Chi tiết các tuyến đường huyện có biểu kèm theo)
4. Các tuyến đường đô thị.
Tổng chiều dài các tuyến đường đô thị trong tỉnh là 303,88 km, cụ thể như sau:
Huyện Yên Sơn |
= |
34,2 Km |
Huyện Hàm Yên |
= |
21,20 Km |
Huyện Chiêm Hóa |
= |
12,61 Km |
Huyện Na Hang |
= |
20,95 Km |
Huyện Sơn Dương |
= |
25,35 Km |
Huyện Lâm Bình |
= |
14,10 Km |
Thành phố Tuyên Quang |
= |
175,47 Km |
(Chi tiết các tuyến đường đô thị kèm theo)
Điều 4. Phân cấp quản lý, bảo trì hệ thống giao thông đường bộ.
Việc quản lý, bảo trì và khai thác các tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định của Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
2. Hệ thống đường tỉnh: Giao cho Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác.
3. Hệ thống đường huyện, đường đô thị: Giao cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác theo địa giới hành chính huyện, thành phố Tuyên Quang.
4. Hệ thống đường xã: Giao cho Uỷ ban nhân dân các xã trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác theo địa giới hành chính xã; riêng đối với hệ thống cầu trên đường giao thông nông thôn và đường giao thông nông thôn thực hiện theo Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 04/12/2015 của UBND tỉnh Tuyên Quang Quy định phân công trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn và đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5. Các tuyến đường chuyên dùng: Giao cho các cơ quan, đơn vị có các tuyến đường chuyên dùng trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác.
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, KHAI THÁC, BẢO TRÌ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐỊA PHƯƠNG
Điều 5. Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1. Quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện, UBND cấp xã quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT).
2. Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ các tuyến đường theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT. Đối với công trình đường bộ chuyên dùng, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường bộ do mình đầu tư và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
3. Nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình phải tổ chức tuần tra, kiểm tra và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định; thực hiện các quy định về quản lý, bảo trì và bảo vệ các công trình đường bộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; theo dõi thường xuyên và cập nhật tình hình chất lượng công trình đường bộ được giao quản lý.
4. Cơ quan quản lý đường bộ, nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thi công sửa chữa trên đường bộ đang khai thác có trách nhiệm tổ chức giao thông, trực đảm bảo giao thông, đếm xe và xử lý khi có tai nạn giao thông, xử lý khi có sự cố công trình đường bộ theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.
Điều 6. Bảo trì công trình đường bộ
Cơ quan quản lý đường bộ thực hiện lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trong phạm vi quản lý trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện. Đối với công trình đường bộ chuyên dùng, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường bộ do mình đầu tư và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.
Điều 7. Quy trình bảo trì công trình đường bộ
Đối với các công trình đường bộ phải lập Quy trình bảo trì, cơ quan quản lý đường bộ có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ trong phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của cơ quan chuyên ngành. Nội dung lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại các điều 7, 8 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT.
Điều 8. Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP) và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP).
Điều 9. Sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được thực hiện theo quy định tại Chương VI Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Chương III, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Quy định thủ tục hành chính chấp thuận, cấp phép thi công các công trình
1. Các công trình thiết yếu, xây dựng công trình đường bộ, xây dựng, lắp đặt biển quảng cáo ... trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 12, 13, 14, 15, 16, 18 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Cơ quan quản lý đường bộ thực hiện chấp thuận, cấp phép thi công công trình thiết yếu (hoặc chấp thuận xây dựng cùng với thời điểm cấp phép thi công công trình thiết yếu) trong phạm vi đất dành cho đường bộ theo phân cấp tại Điều 4 của Quy định này.
3. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn thư hoặc bộ phận một cửa của Cơ quan quản lý đường bộ hoặc qua hệ thống bưu chính.
Điều 11. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ
Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ được quy định tại Điều 20 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; vị trí đấu nối cụ thể thực hiện theo quy hoạch các điểm đấu nối với các quốc lộ qua địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 12. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh
1. Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh.
a) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh bao gồm các loại:
- Đường huyện, đường xã, đường đô thị;
- Đường chuyên dùng, đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ;
- Đường dẫn ra, vào trạm dừng nghỉ, cửa hàng xăng dầu;
- Đường gom, đường nối từ đường gom.
b) Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thông qua điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối với đường tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND cấp huyện có trách nhiệm thống kê các đường nhánh đã đấu nối với đường tỉnh và lập kế hoạch xử lý phù hợp với quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
Đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề vào đường tỉnh (bao gồm cả khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề) theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ Giao thông vận tải và Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thực hiện theo quy định về thiết kế nút giao tại Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
3. Đối với công trình nhà ở xây dựng mới không được phép đấu nối trực tiếp vào đường tỉnh mà phải thông qua đường nhánh. Các đường đấu nối từ nhà ở vào đường tỉnh đã có từ trước phải xóa bỏ dần và thay thế bằng đường gom theo quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
4. Trường hợp cần thiết, xem xét cho phép đấu nối tạm có thời hạn để vận chuyển vật tư, thiết bị và thi công các dự án: Chủ đầu tư công trình phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông (có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) và cấp giấy phép thi công tạm thời của điểm đấu nối vào đường tỉnh. Việc chấp thuận thiết kế, cấp giấy phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Quy định này, thời hạn đấu nối không quá 12 tháng. Khi hết thời hạn đấu nối tạm, chủ đầu tư công trình phải hoàn trả như hiện trạng ban đầu.
Điều 13. Đấu nối đường nhánh vào đường huyện, đường đô thị
Đối với các điểm đấu nối vào đường huyện, đường đô thị: Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, căn cứ vào khoảng cách điểm đấu nối vào đường tỉnh được quy định tại Điều 12 và cấp đường quy hoạch, UBND cấp huyện có trách nhiệm xây dựng quy hoạch các điểm đấu nối cho phù hợp. Trước khi phê duyệt quy hoạch phải có ý kiến thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và sự phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải của tỉnh. Việc thực hiện chấp thuận thiết kế nút giao và cấp phép thi công nút giao thực hiện theo Điều 16, 17 của Quy định này.
Điều 14. Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh
1. Quy hoạch các điểm đấu nối bao gồm việc xác định vị trí, hình thức giao cắt giữa đường chính với đường nhánh để xây dựng nút giao thông và phương án tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ.
2. Việc lập quy hoạch các điểm đấu nối có thể thực hiện cho tất cả các tuyến đường tỉnh hoặc lập riêng cho từng tuyến; trách nhiệm lập, thẩm định quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh thực hiện như sau:
a) Giao Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm lựa chọn tư vấn có đủ năng lực lập quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội;
b) UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang và các cơ quan liên quan thỏa thuận các điểm quy hoạch đấu nối vào đường tỉnh với Sở Giao thông vận tải trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch theo quy định;
3. Trình tự thực hiện Quy hoạch đấu nối đường nhánh vào đường tỉnh như sau:
a) Thu thập thông tin về cấp kỹ thuật hiện tại và cấp kỹ thuật theo quy hoạch của đường tỉnh cần đấu nối.
b) Khảo sát, thống kê
- Các đường nhánh hiện có theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 18 Quy định này. Xác định các điểm đấu nối đường nhánh đã được và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; các vị trí điểm đấu nối phù hợp với quy định về nút giao thông của Tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô.
- Thống kê các đoạn tuyến đường tỉnh trong đô thị, ngoài đô thị; tổng hợp các đoạn tuyến không đủ quỹ đất để xây dựng đường gom, các công trình và điều kiện địa hình cản trở việc xây dựng đường gom liên tục theo chiều dài đường tỉnh.
- Các đường nhánh có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5m (hai mét năm mươi) đã đấu nối tự phát vào đường tỉnh trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 có hiệu lực, chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, chưa có nhu cầu cải tạo, mở rộng điểm đấu nối vào đường tỉnh để có lộ trình xóa bỏ phù hợp quy định.
- Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; trong đó, phân loại cửa hàng xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không cho phép sử dụng hành lang an toàn đường bộ để làm đường dẫn ra, vào.
- Trường hợp địa phương chưa có quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, cơ quan được giao nhiệm vụ quy hoạch các điểm đấu nối phối hợp với Sở Công thương lập quy hoạch các điểm đấu nối trong đó có điểm đấu nối là đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu.
c) Tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng địa phương về một số nội dung như: Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch về sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đất xây dựng đường gom; quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu có liên quan đến việc khai thác sử dụng các điểm đấu nối.
4. Quy hoạch các điểm đấu nối của mỗi tuyến đường tỉnh được lập thành bộ hồ sơ riêng để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý. Nội dung bộ hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối gồm:
a) Thuyết minh quy hoạch các điểm đấu nối:
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực hai bên đường tỉnh được quy hoạch các điểm đấu nối;
- Hiện trạng của tuyến đường tỉnh: Cấp đường, điểm đầu, điểm cuối; các vị trí đặc biệt (như khu vực nội thành, nội thị, cầu lớn, hầm đường bộ, điểm giao cắt với đường sắt ....); tình hình sử dụng hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông trên đoạn tuyến; các thông tin về quy hoạch của tuyến đường;
- Bản giải trình lý do các đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ; lý do các điểm đấu nối trong quy hoạch nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định;
- Quy hoạch hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
- Quy hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc các đô thị có đường tỉnh đi qua (nếu có);
- Ý kiến của UBND các huyện, thành phố, các ngành chức năng đối với nội dung của quy hoạch các điểm đấu nối.
b) Bảng quy hoạch, bình đồ thể hiện các điểm đấu nối:
- Bảng tổng hợp một số nội dung cơ bản về hiện trạng và quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh;
- Bình đồ thể hiện các nội dung của bảng tổng hợp quy hoạch các điểm đấu nối.
Điều 15. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh.
1. Phê duyệt quy hoạch: Căn cứ văn bản thỏa thuận của Sở Giao thông vận tải với UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang và các cơ quan có liên quan, Sở Giao thông vận tải chủ trì lập quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch.
2. Thực hiện quy hoạch
a) Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh;
b) Khi cần xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng điểm đấu nối có trong Quy hoạch, chủ sử dụng điểm đấu nối lập hồ sơ theo quy định tại Điều 16, 17 Quy định này để được giải quyết.
3. Nút giao đấu nối đường nhánh vào đường chính tỉnh được thi công sau khi đã được chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông và cấp phép thi công theo quy định.
4. Sau khi quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh được phê duyệt, Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND cấp huyện thực hiện xóa bỏ các điểm không nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh;
Điều 16. Chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận gồm:
a) Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao; trong đó, cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo nút giao và không yêu cầu bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải;
b) Quy hoạch các điểm đấu nối vào đường tỉnh đã được phê duyệt.
c) Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).
d) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn thư hoặc bộ phận một cửa của Cơ quan quản lý đường bộ hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ có văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường chính. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Đối với các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào đường chính đã được chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ của tuyến đường phê duyệt thiết kế kỹ thuật, không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.
Điều 17. Cấp phép thi công nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh
1. Sau khi có văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ, chủ sử dụng nút giao phải thực hiện các thủ tục dưới đây trước khi tiến hành thi công nút giao
a) Hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao, biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông theo ý kiến thỏa thuận;
b) Tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế công trình nút giao theo quy định.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công gồm (02 bộ):
a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải;
b) Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường chính được chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ thoả thuận (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).
d) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại văn thư hoặc bộ phận một cửa của Cơ quan quản lý đường bộ hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ phải cấp phép thi công nút giao của đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.
5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao; nộp 01 (một) bộ hồ sơ hoàn công để chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ lưu trữ và theo dõi, quản lý tuyến đường.
6. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải lập hồ sơ đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 18. Đấu nối tạm thời vào đường tỉnh
1. Đấu nối tạm thời có thời hạn vào đường tỉnh: Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn, hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc. Chủ công trình, dự án phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét chấp thuận thiết kế, phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào đường bộ và thi công xong phải có trách nhiệm hoàn trả nguyên trạng hành lang ban đầu. Thành phần hồ sơ chấp thuận gồm:
- Văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm;
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);
- Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.
Thời hạn giải quyết trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chấp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bằng văn bản.
2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm bằng tiến độ thi công của dự án nhưng không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn một lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu và thực hiện đấu nối theo đúng quy hoạch được duyệt.
Trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.
Việc chấp thuận thiết kế điểm đấu nối tạm thực hiện theo quy định tại Điều 16, việc cấp phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực hiện theo Điều 17 quy định này.
Chương V
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; duy trì tình trạng kỹ thuật cầu đường, bảo đảm giao thông thông suốt và phối hợp với UBND cấp huyện, với các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; giải tỏa các công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng, khai thác, bảo trì và bảo vệ công trình giao thông đường, công tác đảm bảo giao thông của các nhà thầu thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi được giao quản lý.
4. Xây dựng kế hoạch, tổ chức, kiểm tra thực hiện công tác phòng chống lụt bão và khắc phục hư hỏng công trình đường bộ do thiên tai, địch họa gây ra trên các tuyến đường tỉnh; tổ chức ứng cứu các công trình trọng điểm, công trình giao thông trên địa bàn. Đối với hệ thống đường tỉnh, trường hợp các tuyến đường bị xuống cấp và hư hỏng nặng do thiên tai, lũ lụt gây ra vượt quá khả năng kinh phí duy tu bảo dưỡng, Sở Giao thông Vận tải lập tờ trình gửi UBND tỉnh và Sở Tài chính. Căn cứ khả năng đảm bảo của ngân sách tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp nhu cầu kinh phí khắc phục duy tu, bảo dưỡng và thiên tai trình UBND tỉnh phê duyệt.
5. Lưu trữ và quản lý hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp. Cấp và thu hồi giấy phép thi công đường bộ theo phân cấp.
6. Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, phân bổ vốn quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được phân cấp quản lý.
7. Thẩm định quy trình bảo trì đường bộ để trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
8. Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ giao thông xã, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân giao thông.
Điều 20. Trách nhiệm Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố Tuyên Quang
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, chống lấn chiếm, cưỡng chế dỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép để giải toả hành lang an toàn đường bộ; (kể cả đường quốc lộ và đường tỉnh thuộc địa giới hành chính).
4. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với việc thực hiện quản lý, bảo trì ở các đơn vị quản lý và sửa chữa đường bộ, công tác đảm bảo giao thông của các nhà thầu thi công trên đường bộ đang khai thác thuộc phạm vi được phân cấp quản lý.
7. Cấp và thu hồi giấy phép thi công các công trình trên các tuyến đường huyện theo phân cấp.
8. Lưu trữ và quản lý hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp.
9. Hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, phân bổ vốn quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ được phân cấp quản lý.
10. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
1. Quản lý và bảo trì hệ thống đường bộ được giao trên địa bàn cấp xã quản lý.
2. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục nhân dân các quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3. Phối hợp với các đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ và các lực lượng liên quan thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ bao gồm cả việc giữ gìn các mốc lộ giới, mốc giải phóng mặt bằng của dự án.
4. Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ.
5. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình, kịp thời khôi phục giao thông khi bị thiên tai, địch họa.
6. Lập biên bản xử lý vi phạm theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải kịp thời củng cố hồ sơ đề nghị UBND cấp huyện xử lý những hành vi vi phạm hành lang an toàn công trình giao thông trên địa bàn xã, phường, thị trấn; tham gia quản lý hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn (kể cả Quốc lộ và đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị).
7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Cấp và thu hồi giấy phép thi công các công trình trên các tuyến đường xã theo phân cấp.
Điều 22. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn quản lý, bảo trì hàng năm hệ thống đường tỉnh, đường huyện và đường đô thị (thực hiện đồng thời với xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm) trình UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 23. Đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ (không áp dụng với đường chuyên dùng).
1. Thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ, bảo đảm giao thông thông suốt. Phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến đường quản lý.
2. Phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải, các cơ quan, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương thực hiện giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; đồng thời, định kỳ báo cáo chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ về công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm và sử dụng trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Ngay khi phát hiện, phối hợp với Thanh tra giao thông, chính quyền địa phương tiến hành lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định; yêu cầu dừng ngay các hành vi vi phạm, nếu cần thiết, phải áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.
4. Bàn giao mặt bằng thi công cho các tổ chức, cá nhân được cấp phép thi công trên đường bộ đang khai thác. Giám sát việc thực hiện các quy định trong giấy phép thi công. Phát hiện, ngăn chặn, lập biên bản và báo cáo kịp thời với chủ quản lý sử dụng công trình đường bộ việc các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong giấy phép thi công.
5. Lưu trữ và bảo quản hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với các tuyến đường được giao quản lý.
NGUỒN KINH PHÍ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Điều 24. Nguồn kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ
3. Vốn hỗ trợ đầu tư cho quản lý, bảo trì hệ thống đường xã chủ yếu được cân đối từ nguồn ngân sách xã, phường, thị trấn, đóng góp của nhân dân và từ các nguồn vốn hỗ trợ khác theo quy định.
Điều 25. Lập dự toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ
1. Kinh phí quản lý và bảo trì đường bộ:
Căn cứ yêu cầu của công tác quản lý và bảo trì đường bộ theo định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.
Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí dự toán ngân sách và giao kinh phí hỗ trợ cho công tác quản lý và bảo trì đường bộ địa phương theo định mức tính cho từng loại (đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị). Căn cứ số lượng ki lô mét từng loại đường và định mức quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch ngay từ đầu năm cho Sở Giao thông Vận tải (đối với hệ thống đường tỉnh), Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang (đối với hệ thống đường huyện, đường đô thị) để phân bổ vốn cho các đơn vị quản lý đường.
Trong quá trình thực hiện nếu có biến động về chính sách tiền lương, giá vật tư... do Nhà nước quy định làm ảnh hưởng đến định mức chi phí cho quản lý và bảo trì đường bộ thì Sở Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang lập phương án điều chỉnh trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.
2. Kinh phí sửa chữa định kỳ
Đối với hệ thống đường địa phương, ngay từ đầu năm, Sở Giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang chủ động lập tờ trình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch vốn và phê duyệt chủ trương đầu tư sửa chữa; các bước tiếp theo thực hiện như đối với các công trình xây dựng cơ bản.
3. Kinh phí cho sửa chữa đột suất: Là công việc sửa chữa cấp thiết do lũ lụt, thiên tai hoặc sự cố làm hư hỏng cầu, đường. Công tác này phải được xử lý kịp thời với khả năng sẵn có của đơn vị trực tiếp quản lý, đồng thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng để có biện pháp xử lý triệt để và trợ giúp nếu cần thiết. Việc điều tra, khảo sát thiệt hại công trình về chất lượng, khối lượng và lập biên bản xác nhận thiệt hại gồm đại diện các cơ quan: Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện, thành phố Tuyên Quang; đơn vị quản lý đường. Công tác sửa chữa đột xuất được đầu tư theo báo cáo phương án xử lý kỹ thuật được lập, qua Sở chuyên ngành thẩm định để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí, trong trường hợp cấp thiết phải đảm bảo giao thông, được phép vừa triển khai thi công vừa hoàn thành các thủ tục cần thiết để đảm bảo giao thông được an toàn, thông suốt.
Điều 26. Chấp hành dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ
Căn cứ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được UBND tỉnh giao, Sở Giao thông Vận tải, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Tuyên Quang đặt hàng, giao kế hoạch cho các đơn vị trực tiếp quản lý, bảo trì đường bộ địa phương; đồng gửi Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để phối hợp thực hiện.
Điều 27. Kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ địa phương được sử dụng vào những nội dung sau
1) Hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ, bao gồm: Tổ chức theo dõi tình trạng kỹ thuật và quản lý công trình đường bộ; tổ chức giao thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hoạt động của các bến phà, cầu phao có số thu không đủ chi thường xuyên; dự phòng các vật tư, thiết bị, phương tiện cho đảm bảo giao thông đường bộ; các hoạt động khác về quản lý nhà nước và phục vụ trong giao thông đường bộ.
2) Công tác bảo trì đường bộ bao gồm:
a) Bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;
b) Sửa chữa định kỳ (sửa chữa vừa và sửa chữa lớn) đường bộ;
c) Sửa chữa đột xuất đường bộ, khắc phục hậu quả thiên tai hoặc các nguyên nhân khác.
Điều 28. Quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ địa phương
1. Các đơn vị được giao dự toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ lập báo cáo quyết toán theo đúng mẫu biểu, thời hạn nộp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Điều 29. Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn quản lý, bảo trì đường bộ thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 30. Trong quá trình thực hiện, nếu có những nội dung chưa phù hợp, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để bổ sung cho phù hợp với yêu cầu quản lý sửa chữa và xây dựng phát triển hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Tuyên Quang, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị quản lý giao thông, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 31. Những tập thể, cá nhân làm tốt công tác quản lý đường bộ theo Quy định này được khen thưởng. Mọi hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đường bộ, làm trái các quy định trên, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành./.