Quyết định 20/2007/QĐ-BNN phê duyệt Chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 20/2007/QĐ-BNN
Ngày ban hành 15/03/2007
Ngày có hiệu lực 23/04/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Diệp Kỉnh Tần
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 20/2007/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA SAU THU HOẠCH LÚA GẠO,NGÔ, ĐẬU TƯƠNG VÀ LẠC ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản;
Căn cứ công văn số 936/VPCP-NN ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia Sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

a) Phát triển lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc phải gắn với nhu cầu của thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh; bảo đảm tính chủ động và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Phát triển lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc phải phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; phù hợp với nguồn lực và lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong từng thời kỳ; hình thành mối liên kết nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên từng địa bàn.

c) Phát triển lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đòi hỏi phải đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu và chuyển giao nhanh công nghệ mới vào sản xuất, đồng thời tận dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, kết hợp công nghệ truyền thông và công nghệ hiện đại, thực hiện đa dạng hoá đi đôi với tăng giá trị gia tăng của sản phẩm.

d) Phát triển lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc phải tạo đột biến về năng suất lao động, giảm giá thành; giảm thiểu tổn thất cả về số lượng và chất lượng sản phẩm.

đ) Phát triển lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Khuyến khích thành phần kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phát triển, trở thành lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực này, tạo nhiều việc làm mới trong khu vực nông thôn.

e) Phát triển lĩnh vực sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc gắn với các mô hình xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình và vệ sinh, an toàn thực phẩm; bảo đảm phát triển bền vững, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh các ngành hàng lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc thông qua giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn; giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân và những người tham gia hoạt động trong lĩnh vực sau thu hoạch. Góp phần đảm bảo an ninh lương thực hộ gia đình, cải thiện tình hình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Mục tiêu cụ thể

Thời kỳ 2006 – 2010

(1) Giảm lượng tổn thất lúa xuống còn 9-10%; tăng tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm lên 65-66%; tăng tỷ trọng xuất khẩu gạo 5 - 10% tấm lên trên 50% tổng khối lượng gạo xuất khẩu;

(2) Giảm lượng tổn thất ngô xuống còn 12 - 13%;

(3) Giảm lượng tổn thất đậu tương xuống còn 5,5%;

(4) Giảm lượng tổn thất lạc xuống còn 4,5 - 5,0%;

(5) Tạo việc làm cho khoảng 240 - 250 nghìn lao động/năm;

(6) Góp phần cải thiện tình hình an ninh lương thực hộ gia đình; giảm tỷ lệ hộ nghèo lương thực, thực phẩm khu vực nông thôn xuống dưới 4% vào năm 2010.

Thời kỳ 2011 - 2020

(1) Giảm lượng tổn thất lúa xuống còn 5-6%; tăng tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm lên 69%; tỷ trọng gạo 5 - 10% tấm chiếm trên 70% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Từ năm 2015, tỷ lệ hạt vàng không lớn hơn 0,2%; tỷ lệ hạt hư hỏng không lớn hơn 0,25%;

(2) Giảm lượng tổn thất ngô xuống còn 8 - 9%;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ