Quyết định 1898/QĐ-BNN-TT năm 2016 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến 2020 và tầm nhìn 2030” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1898/QĐ-BNN-TT
Ngày ban hành 23/05/2016
Ngày có hiệu lực 23/05/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1898/QĐ-BNN-TT

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030"

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đán tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch; Tài chính; Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, TC, CT, KH&CN; TN&MT; GTVT; Y tế;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Ban cán sự Đảng bộ;
- Hiệp hội Thương mại GCT, Hiệp hội lương thực Việt Nam; Hội GCT Việt Nam;
- Sợ NN & PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TƯ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TT(110)

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

ĐỀ ÁN

TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1898/QĐ-BNN-TT ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

I. TẦM NHÌN, MỤC TIÊU

1. Tầm nhìn đến năm 2030

Ngành lúa gạo tiếp tục phát huy những lợi thế sn có, duy trì vị thế chiến lược trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Việt Nam sản xuất lúa gạo đđáp ứng đa Mục tiêu: kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Bên cạnh việc đáp ứng thị trường trong nước, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu lúa gạo theo hướng tăng giá trị và phát triển vững bền. Sản xuất lúa gạo không chỉ đảm bảo an ninh lương thực về mặt lượng mà còn đảm bảo an toàn thực phm, chất lượng dinh dưỡng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững và tham gia hiệu quả vào thị trường toàn cầu.

b) Một schỉ tiêu cụ thể

(i) Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

- Đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% tổng thu trở lên.

- Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận chiếm trên 75% diện tích tại các vùng chuyên canh của Đồng bằng sông Cửu Long; giảm lượng giống gieo sạ ở các tỉnh phía Nam xuống bình quân còn 80 kg/ha.

- Diện tích áp dụng IPM đạt trên 75%; diện tích áp dụng quy trình canh tác bền vững (3G3T, 1P5G, nông lộ phơi, SRI, VietGAP, GAP khác, tiêu chuẩn hữu cơ) từ 50% diện gieo trồng trở lên; giảm từ 30% lượng phân bón, thuốc BVTV so với hiện nay.

- Giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 8%.

- Giảm phát thải gây ra hiệu ứng nhà kính 10% so với hiện nay.

[...]