BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
20/2003/QĐ-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 20/2003/QĐ-BGDĐT
NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN CHÍNH TRỊ DÙNG CHO HỆ
TUYỂN HỌC SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN
NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/19 94 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học
tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp,
Căn cứ Công văn số 829/CV-KGTW ngày 18/4/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương về
việc thẩm định chương trình môn Chính trị dùng cho hệ tuyển sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình môn Chính trị
dùng cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học
chuyên nghiệp.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng
Công báo và áp dụng từ năm học 2003 - 2004. Các quy định trước đây trái với Quyết
định này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị chịu trách nhiệm tổ chức
biên soạn giáo trình theo Chương trình này và hướng dẫn các trường thực hiện
sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức thẩm định.
Điều 4.
Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ
trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Hiệu trưởng các trường trung học
chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN CHÍNH TRỊ DÙNG CHO HỆ TUYỂN HỌC SINH TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2003/QĐ-BGDĐT ngày 20/5/2003 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
A. VỊ TRÍ,
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Vị trí:
Môn Chính trị là môn học nằm
trong chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp và là môn thi tốt
nghiệp.
2. Mục đích:
Trang bị cho học sinh những kiến
thức lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cơ sở xây dựng thế giới quan: phương
pháp luận khoa học, giúp họ định hướng lý tưởng, xác định động cơ học tập, rèn
luyện theo mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ đủ bản lĩnh vững
vàng, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc và nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Yêu cầu:
Vì đối tượng là tuyển sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở nên chương trình này học sinh phải vừa hoàn thiện chương
trình môn Giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông lại vừa phải nâng cao đáp
ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình Chính trị theo mục tiêu đào tạo
của người kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ, do vậy khi giảng dạy giáo viên phải
hướng dẫn học sinh từ dễ đến khó đặc biệt gắn với thực tiễn đào tạo ngành nghề
trung học chuyên nghiệp, những năng lực, phẩm chất, đạo đức cần thiết để hành
nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao khi ra trường.
B. PHÂN BỔ
THỜI GIAN
Tổng số thời gian: 120 tiết.
- Giảng: 90 tiết.
- Xêmina: 80 tiết.
- Kiểm tra, thi: theo quy chế
chung.
PHÂN
BỔ CỤ THỂ:
Phần 1:
MỘT SỐ NỘI ĐUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN
Bài
|
Tên
bài
|
Thời
gian
|
|
|
Giảng
|
Xêmina
|
1
|
Triết học và Triết học Mác -
Lê nin
|
2
|
|
2
|
Vật chất và ý thức
|
5
|
2
|
3
|
Hai nguyên lý và ba quy luật
cơ bản của phép biện chứng
duy vật
|
8
|
2
|
4
|
Tự nhiên và xã hội - Những vấn
đề về môi trường và dân số
|
2
|
|
5
|
Sản xuất xã hội và những quy
luật cơ bản của sự vận động,
phát triển của xã hội
|
5
|
2
|
6
|
Cấu trúc xã hội
|
4
|
|
7
|
Vấn đề con người và mối quan hệ
giữa cá nhân và xã hội.
|
5
|
2
|
8
|
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
|
5
|
2
|
9
|
Nhận thức và hoạt động thực tiễn
|
5
|
2
|
10
|
Một số giá trị đạo đức cơ bản
của con người Việt Nam và
học sinh trung học chuyên nghiệp
trong giai đoạn hiện nay
|
4
|
2
|
|
Cộng:
|
45
|
14
|
Phần
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI VÀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM
Bài
|
Tên
bài
|
Thời
gian
|
|
|
Giảng
|
Xêmina
|
11
|
Thời đại hiện nay và quá trình
cách mạng thế giới
|
4
|
1
|
12
|
Chủ nghĩa tư bản
|
5
|
2
|
13
|
Chủ nghĩa xã hội
|
5
|
2
|
14
|
Đường lối và chính sách kinh tế
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
|
5
|
2
|
15
|
Đổi mới và kiện toàn hệ thống
chính trị
|
4
|
1
|
16
|
Đường lối và chính sách văn
hoá - xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
|
3
|
1
|
17
|
Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng
sản Việt Nam
|
4
|
1
|
18
|
Đảng cộng sản Việt Nam - Đội
tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
|
5
|
2
|
19
|
Những thắng lợi vĩ đại và bài
học kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
5
|
2
|
20
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
5
|
2
|
|
Cộng:
|
45
|
16
|
C. NỘI
DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần 1
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Bài l: Triết học và Triết học
Mác-Lênin
I. Triết học
1. Triết học là gì?
2. Vấn đề cơ bản của Triết học.
II. Sự phát triển của Triết học
1. Sự ra đời của Triết học. Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu
hình.
2. Triết học Mác - Lênin là thế
giới quan và phương pháp luận khoa học.
III. Vai trò của Triết học trong
đời sống xã hội.
Bài 2: Vật chất và ý thức
I. Phạm trù vật chất
1. Quan niệm của các nhà triết học
duy vật trước Mác.
2. Quan niệm triết học mác xít về
vật chất (định nghĩa vật chất của Lênin).
II. Vận động là phương thức tồn
tại của vật chất
1. Định nghĩa vận động.
2. Nguồn gốc của vận động.
3. Những hình thức vận động cơ bản
của vật chất.
4. Vận động và đứng im.
III. Tính thống nhất của thế giới
1. Những quan điểm khác nhau.
2. Quan điểm triết học Mác -
Lênin.
IV. Ý thức, mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức
1. Phạm trù ý thức.
2. Nguồn gốc, bản chất của ý
thúc.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức.
Bài 3: Hai nguyên lý và ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
I. Hai nguyên lý của phép biện
chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến.
2. Nguyên lý về sự phát triển.
II. Thế giới vận động và phát
triển theo quy luật
1. Phạm trù quy luật.
2. Quy luật tự nhiên và quy luật
xã hội.
3. Tính khách quan của quy luật
và vai trò của con người.
III. Những nội dung chủ yếu của ba
quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật chuyển hóa từ sự
thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật
lượng chất).
2. Quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn).
3. Quy luật phủ định của phủ định.
Bài 4: Tự nhiên và xã hội -
Những vấn đề về môi trường và dân số
I. Tác động qua lại giữa xã hội
và tự nhiên
II. Môi trường sinh thái và dân
số đối với đời sống xã hội
1. Môi trường tự nhiên là điều
kiện vật chất của đời sống xã hội.
2. Vấn đề bảo vệ môi sinh hiện
nay.
3. Dân số và ảnh hưởng của nó đối
với sự phát triển của xã hội.
Bài 5: Sản xuất xã hội và những
quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xã hội
I. Sản xuất vật chất
1. Sản xuất vật chất là yêu cầu
khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2. Vai trò của phương thức sản
xuất.
II. Những quy luật cơ bản của sự
vận động và phát triển của xã hội
1. Quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất.
2. Quy luật về mồi quan hệ biện
chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Bài 6: Cấu trúc xã hội
I. Cấu trúc xã hội
1. Cấu trúc xã hội chưa có giai
cấp.
2. Cấu trúc xã hội có giai cấp.
II. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
1. Vấn đề giai cấp.
2. Đấu tranh giai cấp và vai trò
của nó trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.
III. Nhà nước
1. Một số vấn đề lý luận về Nhà
nước.
2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
IV. Dân tộc, quan hệ dân tộc
1. Quá trình hình thành dân tộc.
2. Tính giai cấp của vấn đề dân
tộc.
V. Gia đình
1. Khái niệm, lịch sử gia đình.
2. Vị trí của gia đình trong sự
phát triển của xã hội.
3. Gia đình trong chế độ xã hội
chủ nghĩa.
Bài 7: Vấn đề Con người và mối
quan hệ giữa cá nhân và xã hội
I. Bản chất con người
1. Khái niệm về con người.
2. Bản chất con người.
II. Cá nhân và xã hội
1. Khái niệm cá nhân trong xã hội.
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và
xã hội.
3. Những tiền đề hình thành con
người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Quan hệ giữa cá nhân với tập
thể, cá nhân với xã hội
1. Quan hệ giữa cá nhân với tập
thể.
2. Quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức
xã hội
I. Tồn tại xã hội
1. Khái niệm tồn tại xã hội.
2. Vai trò của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội.
II. Ý thức xã hội
1. Khái niệm ý thức xã hội.
2. Tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội.
III. Hình thái ý thức xã hội
1. Ý thức chính trị.
2. Ý thức pháp quyền.
3. Ý thức khoa học.
4. Ý thức tôn giáo.
5. Ý thức thẩm mỹ.
Bài 9: Nhận thức và hoạt động
thực tiễn
I. Bản chất của nhận thức
1. Một số quan điểm trong lịch sử
về bản chất của nhận thức.
2. Quan điểm triết học Mác - Lê
nin về bản chất của nhận thức.
II. Thực tiễn và vai trò của thực
tiễn đối với nhận thức
1. Phạm trù thực tiễn.
2. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức.
Bài 10: Một số giá trị đạo đức
cơ bản của con người Việt Nam và học sinh trung học chuyên nghiệp trong giai đoạn
hiện nay
I. Đạo đức học
1. Khái niệm.
2. Một số phạm trù cơ bản đạo đức
học.
II. Một số giá trị đạo đức cơ bản
của con người Việt Nam hiện nay
1. Một số giá trị đạo đức cơ bản
của con người Việt Nam hiện nay.
2. Yêu cầu về đạo đức của học
sinh trong các trường trung học chuyên nghiệp và sau khi tốt nghiệp ra trường.
Phần 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI VÀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Bài 11: Thời đại hiện nay và quá
trình cách mạng thế giới
I. Thời đại và nội dung cơ bản của
thời đại
1. Quan niệm về thời đại và vai
trò vấn đề thời đại.
2. Nội dung cơ bản của thời đại
hiện nay.
II. Những mâu thuẫn cơ bản và đặc
điểm của thời đại hiện nay
1. Những mâu thuẫn cơ bản của thời
đại hiện nay.
2. Đặc điểm và xu thế chủ yếu của
thế giới hiện nay.
Bài 12: Chủ nghĩa tư bản
I. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh
1. Sản xuất hàng hóa và sự ra đời
của chủ nghĩa tư bản.
2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản.
3. Quá trình lưu thông tư bản, sự
phân chia giá trị thặng dư trong xã hội tư bản và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
tự do cạnh tranh.
II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Những đặc điểm kinh tế chính
trị cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước.
III. Địa vị lịch sử của chủ
nghĩa tư bản
1. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những
nhân tố mới thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2. Chủ nghĩa tư bản đã gây ra những
hậu quả nặng nề cho nhân loại.
3. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền
đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hội mới.
Bài 13: Chủ nghĩa xã hội
I. Tính tất yếu và những đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã
hội.
2. Những đặc trưng cơ bản của chủ
nghĩa xã hội.
II. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. Những điều kiện để quá độ lên
chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. Nội dung của thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
4. Mục tiêu và phương hướng cơ bản
của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam.
Bài 14: Đường lối và chính
sách kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
I. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá
đất nước
1. Tính tất yếu và vai trò của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu và quan điểm công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Nội dung cơ bản của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn.
II. Sở hữu và các thành phần kinh
tế
1. Đặc điểm, vai trò của các
hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế.
2. Chính sách đối với các thành
phần kinh tế.
III. Phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
1. Sự cần thiết phát triển kinh
tế thị trường.
2. Đặc trưng của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Phương hướng phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
IV. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản
lý và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế
1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản
lý kinh tế.
2. Mở rộng hội nhập kinh tế quốc
tế.
Bài 15: Đổi mới và kiện toàn
hệ thống chính trị
I. Khái niệm, nội dung, phương
hướng đổi mới hệ thống chính trị
1. Khái niệm hệ thống chính trị.
2. Phương hướng, nội dung cơ bản
xây dựng hệ thống chính trị hiện nay.
II. Thực hiện và phát huy dân chủ
xã hội chủ nghĩa
1. Dân chủ là bản chất của chế độ
xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới.
2. Thực hiện và phát huy dân chủ
gắn liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bài 16: Đường lối và chính sách
văn hóa - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
I. Vai trò của các lĩnh vực văn
hóa - xã hội
1. Sự cần thiết phải phát triển
các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
2. Quan hệ chính sách phát triển
văn hóa - xã hội với chính sách kinh tế.
II. Quan điểm và nhiệm vụ chủ yếu
phát triển văn hóa - xã hội trên các lĩnh vực
1. Lĩnh vục giáo dục - đào tạo.
2. Lĩnh vực khoa học công nghệ.
3. Lĩnh vực văn hóa.
4. Lĩnh vực lao động, giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
5. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
nhân dân, y tế, dân số, gia đình, trẻ em, thể dục thể thao...
6. Lĩnh vực phòng chống các tệ nạn
xã hội.
Bài 17: Đường lối đối ngoại của
Đảng Cộng sản Việt Nam
I. Tầm quan trọng và quá trình
xác định đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
1. Tầm quan trọng.
2. Quá trình xác định đường lồi
đối ngoại trong thời kỳ đổi mới.
II. Nguyên tắc và phương châm
quan hệ đối ngoại
1. Nguyên tắc.
2. Phương châm.
III. Mục tiêu, nội dung đường lối
đối ngoại
Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
I. Sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam là tất yếu lịch sử, là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
1. Yêu cầu khách quan và sự ra đời
của Đảng.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh Người
sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
3. Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt
lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
II. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quá trình cách mạng Việt Nam
1. Thời kỳ 1930 - 1945 lãnh đạo
đấu tranh giành chính quyền.
2. Thời kỳ 1945 - 1975 lãnh đạo
kháng chiến chống đế quốc xâm lược.
3. Thời kỳ 1975 đến nay lãnh đạo
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III. Những nhân tố bảo đảm vai
trò lãnh đạo cách mạng thắng lợi của đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Giữ vững và tăng cường bản chất
giai cấp công nhân của Đảng.
2. Tính khoa học và cách mạng
trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Gắn bó chặt chẽ với quần
chúng.
4. Coi trọng công tác xây dựng Đảng
để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ lịch
sử.
Bài 19: Những thắng lợi vĩ đại
và bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
I. Những thắng lợi của cách mạng
Việt Nam
1. Cách mạng tháng Tám thắng lợi,
thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930 - 1945).
2. Thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc,
đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1945 - 1975).
3. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới,
từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
II. Những bài học kinh nghiệm lịch
sử
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
2. Sự nghiệp cách mạng là của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
3. Không ngừng củng cố, tăng cường
khối đại đoàn kết; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng
là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Bài 20: Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Nguồn gốc và quá trình hình
thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
2. Nguồn gốc hình thành Tư tưởng
Hồ Chí Minh:
3. Quá trình hình thành và phát
triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. Một số nội dung cơ bản của
Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại
đoàn kết toàn dân.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
cách mạng.
III. Sống chiến đấu, lao động và
học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình này phải vừa bảo đảm
khối lượng kiến thức của chương trình Giáo dục công dân ở bậc trung học phổ
thông, vừa phải nâng cao phù hợp với mục tiêu đào tạo gắn với thực tế trung học
chuyên nghiệp và tương đương với hệ chuẩn trung học chuyên nghiệp, nên khi giảng
dạy, giáo viên phải rất chú ý đến đối tượng học sinh phải lấy mục tiêu đào tạo
trung học chuyên nghiệp làm định hướng để giảng dạy.
Chương trình chia làm 2 học phần,
mỗi học phần giảng dạy ở một học kỳ, theo trật tự được bố trí trong kế hoạch
đào tạo (học phần I giảng 45 tiết, xêmina 14 tiết; học phần II giảng 45 tiết,
xêmina 16 tiết). Các đề tài xêmina theo hướng câu hỏi trong giáo trình. Thời
gian thi, kiểm tra theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tùy theo đối tượng học sinh của
mỗi ngành cụ thể, số tiết bài có thể xê dịch từ 1 - 2 tiết so với bố trí trong
chương trình, nhưng tổng số tiết của chương trình không giảm.
- Đây là chương trình dùng chung
cho tất cả hệ tuyển sinh trung học cơ sở của các trường trung học chuyên nghiệp,
tùy theo mục tiêu đào tạo, yêu cầu cụ thể của mỗi ngành, các trường phải bổ
sung phần mềm liên hệ vào từng bài hoặc có những bài riêng và những hoạt động
thực tiễn cho phù hợp, đồng thời tăng cường các hoạt động tham quan thực tế
chung và ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương mà học sinh sau khi tốt nghiệp
sẽ ra phục vụ.
- Tùy theo đặc thù của mỗi trường,
ở mỗi phần lý luận phải tổ chức tham gia thực tế có viết thu hoạch.