Quyết định 12/2005/QĐ-UB về Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Số hiệu 12/2005/QĐ-UB
Ngày ban hành 07/03/2005
Ngày có hiệu lực 07/03/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Phan Lâm Phương
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2005/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 07 tháng 3 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-TU ngày 10/8/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1003/SNV ngày 20/10/2004,3

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

Điều 2: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- TV Tỉnh uỷ; B/c
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức TU;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Lưu VT, SNV.

TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-UB ngày 07/3/2005 của UBND tỉnh)

I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH:

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) của Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh có những chuyển biến tích cực. Bước đầu đã đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ cán bộ, công chức và công nhân kỷ thuật phục vụ sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.

Nhìn chung, tuy chất lượng nguồn nhân lực tỉnh ta ngày càng được cải thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về thể lực và trí lực. Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, nhiều ngành kinh tế quan trọng còn thiếu công nhân kỷ thuật, thiếu lao động có tay nghề cao, lực lượng cán bộ khoa học kỷ thuật được đào tạo giữa các ngành chưa cân đối, tình trạng sử dụng lao động chưa đúng ngành nghề đào tạo còn khá phổ biến.

1. Những thành tựu:

Nhìn chung, tỷ lệ người lao động qua đào tạo tăng khá nhanh. Cơ cấu nhân lực đang thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần trong lĩnh vực nông nghiệp.

Đội ngũ cán bộ của tỉnh trong những năm qua tăng nhanh về mặt số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, trình độ quản lý và khả năng tay nghề cũng tiến bộ hơn so với những năm trước đây, từng bước thích nghi với cơ chế mới.

Đại bộ phận cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với đường lối đổi mới của Đảng, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

Hiện nay, tỉnh Quảng Bình có trên 81.476 người lao động được đào tạo ở các trình độ với nhiều hình thức khác nhau, chiếm 10,25% dân số, tăng 226,33% so với năm 1998. Trong đó, số người có trình độ trung học chuyên nghiệp là 30.446 người, tăng 131,35% so với năm 1998; số người có trình độ cao đẳng và đại học là 16.724 người, tăng 233, 68% so với năm 1998; hơn 200 người có trình độ trên đại học (trong đó, Tiến sỹ có 19 người) tăng so với năm 1999 là 110 người bằng 128%.

Trong những năm gần đây, đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện chăm sóc, bảo vệ, rèn luyện sức khoẻ ngày càng được nâng lên, do đó người lao động đã có bước cải thiện đáng kể về thể lực.

Nguyên nhân của những thành tựu:

Về khách quan:

- Xu thế hội nhập khu vực và thế giới; yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đã tác động mạnh mẽ đến việc bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

- Kết quả của 15 năm đổi mới khẳng định sự năng động, sáng tạo của người lao động Quảng Bình trong cơ chế thị trường, cạnh tranh, thích nghi để tồn tại và hoà nhập.

- Nền kinh tế - xã hội của đất nước phát triển đã có tác động tích cực đối với chất lượng và sự phát triển của nguồn nhân lực.

[...]