Quyết định 1973/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020

Số hiệu 1973/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/06/2017
Ngày có hiệu lực 30/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Trịnh Việt Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1973/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 30 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 73/NQ-CP, ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 của Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch phát triển nhân lực trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 139/KH-BYT ngày 01/3/2016 của Bộ Y tế về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 của HĐND tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 1119/TTr-SYT ngày 22/6//2017,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Chương trình phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020; nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh, dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh, an toàn thực phẩm, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội theo hướng hài hòa và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và sắp xếp lại hệ thống y tế; đầu tư có trọng điểm và hoàn thiện dần các công trình y tế, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn, khắc phục tình trạng thiếu bác sỹ. Đến năm 2020 toàn tỉnh đạt ít nhất 12,5 bác sỹ/10.000 dân, trên 90% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

2.2. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra; hạn chế tới mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt trên 95%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 10%; tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tnh được ghi nhận giảm còn dưới 05 trường hp/100.000 dân.

2.3. Tiếp tục duy trì và mở rộng Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Đến năm 2020, số người được điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đạt 3.600 người.

2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng, giảm tình trạng quá tải bệnh viện ở tt cả các tuyến, phát triển y tế chuyên sâu cùng với y tế phổ cập, mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh cho y tế cơ sở. Đẩy mạnh xã hội hóa y tế, phối hợp công - tư. Đến năm 2020, đạt ít nhất 44 giường bệnh/10.000 dân, trong đó sgiường bệnh công lập là 41 giường bệnh/10.000 dân, số giường bệnh ngoài công lập là 3,0 giường bệnh/10.000 dân, 100% bệnh viện ngoài công lập có khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế.

2.5. Nâng cao chất lượng dân số, duy trì mức sinh hợp lý, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sc khỏe sinh sản có chất lượng. Đến năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 115 bé trai/100 bé gái.

II. GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đc nghề nghiệp

- Quản lý và phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, quản lý sức khỏe tại cộng đồng; thực hiện tốt công tác giám định y khoa, giám định pháp y, công tác y tế, dân số, an toàn thực phẩm, kim nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm và các công tác y tế khác.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống y tế trên địa bàn toàn tỉnh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế theo mô hình quy định tại Thông tư số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh ci cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế, xây dựng quy chế thi đua, khen thưởng.

[...]