Quyết định 193/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 5 năm 2016-2020

Số hiệu 193/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/01/2016
Ngày có hiệu lực 29/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Đồng Văn Thanh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/QĐ-UBND

Hậu Giang, ngày 29 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG 5 NĂM 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2015 của HĐND tnh Hậu Giang khóa VIII, kỳ họp thứ 16 về tình hình kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và mục tiêu, nhiệm vụ ch tiêu ch yếu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020);

Xét đề nghị của Giám đốc SKế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 5 năm 2016-2020.

Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 theo đúng định hướng. Hàng năm sơ kết tình hình thực hiện và kiến nghị UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời tham mưu điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp tình hình thực tế của địa phương, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Các sở, ban, ngành tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và thể chế hóa cơ chế, chính sách hiện hành làm căn cứ tính toán kế hoạch 5 năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành hiệu quả; đồng thời đề ra các giải pháp điều hành kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 của ngành mình đạt hiệu quả thiết thực.

UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch 5 năm của tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ địa phương để cụ thể hóa kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở xây dựng kế hoạch hàng năm từ nay đến năm 2020.

Để nâng cao tính pháp lý của kế hoạch 5 năm, sớm phổ biến, công bố công khai kế hoạch 5 năm để nhân dân trong tỉnh biết, thực hiện. Các cấp ủy Đảng lãnh đạo kịp thời, chặt chẽ nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để thực hiện kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 đạt kết quả cao nhất.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương nghiên cứu kiến nghị với UBND tỉnh, Trung ương những cơ chế, chính sách, bổ sung các luật, văn bản dưới luật nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 hiệu quả và bền vững.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- VP. Chính ph (HN - TP. HCM);
- Bộ Kế hoạch và Đ
u tư;
- TT: TU, HĐND, UBND t
nh;
- UBMTTQ và các đo
àn thể tnh;
- Như Điều 3;
- Cơ quan báo
, đài trên địa bàn tỉnh;
- Lưu: VT, TH. PT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đồng Văn Thanh

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẬU GIANG 5 NĂM 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Hậu Giang

Phần một

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 - 2015

Qua 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, trong bối cảnh kinh tế cả nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường; nhu cầu an sinh phúc lợi xã hội, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng cao, nhưng nguồn lực còn rất hạn hẹp. Được sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, mặc dù còn một số tồn tại, hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội đã chuyển biến tích cực, phát triển đúng hướng trên các lĩnh vực, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh đề ra trong 5 năm 2011 - 2015 đạt mục tiêu đề ra, có chỉ tiêu vượt kế hoạch, cụ thể như sau:

I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 5 năm 2011 - 2015

1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động

Thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo quan điểm phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội trong tỉnh tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá cao 13,2 - 13,5%/năm theo giá so sánh 1994 và đạt 6,27%/năm theo giá so sánh 2010; cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, các thành phần kinh tế phát triển khá về quy mô, tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn nhà nước có xu hướng giảm, kinh tế tư nhân và hộ cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên, tỷ trọng năm 2010 là 17% - 82,8% - 0,2%, đến năm 2015 là 14,75% - 85% - 0,25%. Kinh tế hợp tác xã phát triển khá đa dạng, theo hướng củng cố, nâng chất và giải thể các hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, kết quả: đến năm 2015 có 218 hợp tác xã các loại, tăng 56 hợp tác xã so với năm, chất lượng hoạt động các hợp tác xã đang được củng cố, đã giải thể 76 hợp tác xã hoạt động không hiệu quả. Đời sống nhân dân đã có bước cải thiện khá rõ nét, giá trị gia tăng bình quân đầu người năm 2015 đạt 36,5 triệu đồng/người (tương đương 1.672 USD) gấp 2,3 lần năm 2010 và bằng 81% mức bình quân của đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm ở khu vực I và tăng ở khu vực II và III, lao động giữa 3 khu vực I, II, III năm 2010 là 67% - 12% - 21%, đến năm 2015 là 61% - 14,97% - 24,03%. Bình quân mỗi năm lao động khu vực I giảm chậm chỉ được 1,2%.

2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 2011 - 2015

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) đề ra 19 chỉ tiêu chủ yếu, thực hiện đạt 19/19 chỉ tiêu, có 14 chỉ tiêu vượt kế hoạch là: giá trị gia tăng bình quân đầu người; cơ cấu kinh tế; tổng vốn đầu tư toàn xã hội; tổng thu ngân sách; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; xây dựng xã nông thôn mới; mức giảm sinh và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; nhóm chỉ tiêu về y tế; xây dựng xã phường văn hóa; tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ hộ sử dụng điện; giải quyết việc làm; giáo dục; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có 05 chỉ tiêu đạt kế hoạch là: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị và các trung tâm xã được thu gom và xử lý; quốc phòng - an ninh, cụ thể:

[...]