Thứ 6, Ngày 08/11/2024

Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2015 về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 - 2020

Số hiệu 05/KH-UBND
Ngày ban hành 30/01/2015
Ngày có hiệu lực 30/01/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Phạm Thành Tươi
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBND

Cà Mau, ngày 30 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU 5 NĂM 2016 - 2020

Căn cứ Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Căn cứ Công văn số 5316/BKHĐT-TH ngày 15/8/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm 2016 - 2020 như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU 5 NĂM 2011 - 2015

Tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII đã thông qua Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu tổng quát là: “Tiếp tục duy trì tc độ tăng trưởng kinh tế cao, nâng cao hiệu quả và tính bn vững của sự phát trin, huy động mọi nguồn lực của xã hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; phn đu sớm đưa Cà Mau trở thành tỉnh phát trin trung bình khá của cnước, hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, góp phần cùng cả nước n định kinh tế vĩ mô, kim chế lạm phát, nâng cao đời sng vật chất và tinh thn của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 01/2012/QĐ-UBND ngày 13/02/2012 phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 và giao các sở, ban, ngành, y ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 được xây dựng trong bối cảnh kế thừa những thành tựu quan trọng của tỉnh đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010 (GDP của giai đoạn này tăng bình quân 13,8%/năm). Khi bước vào triển khai thực hiện kế hoạch có những bất lợi từ tình hình kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô; từ đó Chính phủ chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thắt chặt đầu tư công. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, cùng với sự trin khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách và chỉ đạo của Trung ương; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đã từng bước vượt qua khó khăn và đã có chuyển biến tích cực.

Trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 4 năm 2011 - 2014 và ước thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, tỉnh Cà Mau đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, những hạn chế, yếu kém và những bài học kinh nghiệm như sau:

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong cả giai đoạn, dự kiến quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp 1,5 lần so với năm 2010, bình quân tăng 8,3%/năm (so với mục tiêu tăng 13,5%/năm)1; trong đó: khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 7,5%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,1%, khu vực dịch vụ tăng 11,1%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và giảm dn tỷ trọng của khu vực ngư - nông - lâm nghiệp trong GDP2.

Cùng với những kết quả đạt được về tăng trưởng kinh tế; thu nhập và mức sống người dân được nâng lên, kích thích nhu cầu tiêu dùng xã hội, từ đó tác động trở lại góp phần thúc đy tăng trưởng. Dự kiến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.700 USD/người (gấp 1,64 lần so với năm 2010, nhưng thấp hơn mục tiêu đến năm 2015 là 2.150 USD) và bằng khoảng 75% mức thu nhập bình quân đầu người của cnước ở cùng thời đim.

2. Lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới

a) Lĩnh vực ngư - nông - lâm nghiệp tiếp tục tăng trưởng n định và phát triển toàn diện: hiệu quả từ Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa đã tạo được bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng.

Thủy sản: tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực ngư nông lâm nghiệp, sản lượng năm 2015 ước đạt 495.000 tấn (so với mục tiêu 450.000 tấn), tăng bình quân 3,9%/năm; trong đó sản lượng tôm ước đạt 185.500 tấn, tăng bình quân 7,1%/năm.

+ Nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi thủy sản tương đối ổn định với khoảng 298.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 268.500 tấn, năng suất tôm nuôi bình quân cả giai đoạn đạt 524 kg/ha/năm (riêng năm 2015 bình quân đt 633 kg/ha/năm). Việc chuyển đổi phương thức nuôi góp phần tăng nhanh về năng suất; diện tích nuôi tôm công nghiệp đến cuối năm 2015 ước đạt 10.000 ha, bằng kế hoạch (gấp 5,7 lần so với cuối năm 2010), năng suất bình quân đạt 4,5 - 5 tấn/ha/vụ đối với tôm sú, đạt 8-9 tấn/ha/vụ đối với tôm chân trắng; diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến ước đạt 75.000 ha, bằng 136% kế hoạch (diện tích nuôi gấp 7,5 lần so với cuối năm 2010), năng suất bình quân đạt từ 600 - 700 kg/ha/năm; tôm nuôi quảng canh cũng khá ổn định với diện tích trên 180.000 ha, năng suất tôm bình quân đạt từ 300 - 350 kg/ha/năm.

Các phương thức nuôi khác như tôm sinh thái phát triển khá mạnh đồng thời còn tận dụng nuôi kết hợp, nuôi luân canh, xen canh một số đối tượng khác đem lại giá trị kinh tế cao như: nuôi cua (sản lượng đạt khoảng 6.000 tấn/năm), sò huyết... Đối với nuôi nước ngọt có nhiều đối tượng nuôi như: nuôi cá chình, cá bống tượng (diện tích nuôi 02 loài này khoảng 1.500 ha), cá sặc rằn (diện tích khoảng 900 ha, sản lượng hàng năm khoảng 2.100 tấn)... Ngoài ra, còn phát triển nuôi ven biển, bãi bồi, nuôi lồng, bè các loài thy sản như: nghêu, hàu, cá bốp. Cùng với việc phát triển nghề nuôi, sản xuất tôm giống cũng phát triển khá ổn định, hàng năm sản xuất khoảng 8 - 9 tỷ con tôm sú giống, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi của tỉnh.

+ Khai thác thủy hải sản: số lượng tàu thuyền khai thác khá lớn về cả số lượng và công suất với 4.666 chiếc, tổng công suất trên 472.000 CV. Cơ cấu đội tàu có chuyển biến tích cực, số lượng tàu có công suất trên 90 CV có 1.602 chiếc, chiếm tỷ lệ 34,3% (bình quân hàng năm tăng 12%), thay thế dần tàu công suất nhỏ, phù hợp với chủ trương giảm tàu khai thác ven bờ, phát triển tàu cá theo hướng vươn ra xa bờ. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản có nhiều tiến bộ, các nghề, các phương thức khai thác gây sát hại nguồn lợi thủy sản từng bước được kiểm soát và hạn chế; công tác đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép hoạt động tàu cá được triển khai khá đồng bộ; việc tái tạo nguồn lợi như: thtôm, cá giống ra biển được tiến hành hàng năm.

Sản xuất nông nghiệp: việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh như: chuyển đổi giống lúa mới, ng dụng kỹ thuật canh tác 3 giảm 3 tăng, cơ giới hóa trong sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất lúa có hiệu quả đã thành công và nhân ra diện rộng. Qua thực hiện Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa đến nay tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 80% diện tích, năng suất lúa tăng 11% so với năm 2011 (năng suất từ 4,12 tấn/ha tăng lên 4,56 tấn/ha), góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ tôm phát triển khá, đã thực hiện trên 40.000 ha với sản lượng lúa thu hoạch đạt khoảng 160.000 tấn.

Cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển đổi, bước đầu đã hình thành một số mô hình sản xuất mới (cánh đồng ln, sản phẩm sạch) hiệu quả hơn so với sản xuất quy mô nhỏ, truyền thống. Mô hình cánh đồng lớn đã triển khai với quy mô 5.200 ha có trên 4.700 hộ tham gia, đạt hiệu quả kinh tế cao về năng suất, chất lượng và giá trị tăng bình quân 15%, tạo bước đột phá, bước đầu thực hiện tốt mối liên kết 4 Nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông). Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bắt đầu đã hình thành với việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gạo hữu cơ và vùng sản xuất với quy mô 320 ha, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu, sản lượng đạt trên 250 tấn gạo hữu cơ xuất khẩu. Ngoài cây lúa, còn một sloại cây trng khác có giá trị như: cây mía với diện tích 1.750 ha; cây dừa khoảng 6.000 ha, cây chuối khoảng 5.700 ha cung cấp nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Đàn gia súc, gia cầm khá ổn định, do triển khai thực hiện các biện pháp kim soát, phòng chống dịch bệnh khá tốt, ý thức chủ động trong tổ chức, quản lý chăn nuôi của người dân được nâng lên. Tổng số heo xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 320.000 con (tăng 152.000 con so với năm 2011, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13,7%); tổng số gia cầm xuất chuồng năm 2015 dự kiến đạt 2,9 triệu con (tăng 1,63 triệu con so với năm 2011, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 tăng 18%).

Lâm nghiệp: công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được nâng lên, không để xảy ra các điểm nóng về chặt phá rừng, cháy rừng. Cộng đồng dân cư vùng rừng đã có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng. Trong 5 năm đã trồng rừng mới trên 3.000 ha3, trồng rừng sau khai thác 10.000 ha; diện tích có rừng tập trung đến năm 2015 đạt 105.000 ha (tăng 4,24% so với năm 2011), độ che phủ của rừng và cây phân tán đạt tỷ lệ 24% (bằng mục tiêu).

[...]