Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 1928/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An đến 2020

Số hiệu 1928/QĐ-UBND
Ngày ban hành 04/05/2016
Ngày có hiệu lực 04/05/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Xuân Đường
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1928/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 04 tháng 5 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THANH CHƯƠNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 620/QĐ-TTg ngày 12/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 531/TTr-SKHĐT ngày 31 tháng 3 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Chương đến năm 2020 phải phù hợp Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020;  đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực.

2. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tập trung cho các chương trình, đề án trọng điểm của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIX đã xác định: chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ.

3. Phát triển nhanh và nâng cao các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, vận tải, bưu chính viễn thông. Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp có lợi thế của huyện (công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, thực phẩm). Xây dựng một nền nông lâm nghiệp – thủy sản phát triển hiện đại, đa dạng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Mở rộng dân chủ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp: đảm bảo đạt đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng – an ninh, củng cố hệ thống chính trị và hành chính vững mạnh.

5. Coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Tích cực đổi mới và chủ động hội nhập, khai thác triệt để có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế đã và sẽ có, phấn đấu xây dựng Thanh Chương trở thành huyện khá trong các huyện miền Tây của tỉnh; có cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng hướng, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; văn hóa- xã hội ngày càng phát triển lành mạnh; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn đảm bảo vững chắc.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu kinh tế

- Tổng giá trị tăng thêm (VA) đến năm 2020 đạt khoảng 4.500 – 4.700 tỷ đồng (theo giá 2010). VA (giá HH)/người/năm đạt 65 – 70 triệu đồng, tính theo USD đạt 2.800 – 3.000 USD.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm (VA) bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 9,5 – 10,5%. Trong đó: Nông- lâm - thủy sản đạt 4 – 4,5%; Công nghiệp – xây dựng đạt 16 – 16,5%; Dịch vụ đạt 12 – 12,5%.

- Cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tăng các ngành công nghiệp và thúc đẩy ngành dịch vụ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2016 – 2020, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tính theo giá trị tăng thêm (Giá HH): Dịch vụ chiếm 40 - 41%; Công nghiệp – xây dựng chiếm 35- 36% và Nông – lâm – thủy sản chiếm 24 – 25%.

- Thu ngân sách trên địa bàn huyện phấn đấu tăng hàng năm trên 17%.

- Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2016 – 2020 đạt khoảng 22.000 tỷ đồng.

2.2. Mục tiêu xã hội

- Ổn định mức tăng dân số bình quân trong cả giai đoạn quy hoạch dưới 1%. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 2.700 – 2.800 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 61%.

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm đạt 3 – 4%/năm và đến năm 2020 chỉ còn dưới 5%. Thu hẹp mức độ chênh lệch với các huyện khác, giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong huyện.

[...]