Quyết định 1908/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Phương án ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu dân cư do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu | 1908/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/06/2022 |
Ngày có hiệu lực | 02/06/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Mai Xuân Liêm |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1908/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 6 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019);
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013);
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ- CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;
Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Kế hoạch số 40/KH-BCA ngày 29/01/2021 của Bộ Công an về Phòng thủ dân sự của lực lượng CAND được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 24/3/2021; Kế hoạch số 248/KH-BCA-C07 ngày 09/6/2021 của Bộ Công an về Phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
Căn cứ Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 13/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về huy động lực lượng, phương tiện của các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp xảy ra cháy, nổ lớn, tai nạn, sự cố phức tạp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 96/TTr-CAT-PC07 ngày 23/5/2022 sau khi đã có ý kiến tham gia của các thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA CHÁY LỚN NHÀ CAO TẦNG KHU ĐÔ THỊ, KHU
CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1908/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm
2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH NHÀ CAO TẦNG, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ
Qua công tác điều tra cơ bản, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có tổng số 77 cơ sở có nhà cao từ 10 tầng trở lên. Trong đó: 55 cơ sở thuộc lĩnh vực khách sạn; 02 cơ sở thuộc lĩnh vực bệnh viện, cơ sở y tế; 10 cơ sở thuộc lĩnh vực trụ sở làm việc, văn phòng; 08 cơ sở thuộc lĩnh vực nhà tập thể, nhà chung cư và 02 cơ sở thuộc lĩnh vực nhà đa năng.
Nhà cao tầng thường có diện tích không gian sử dụng lớn, công năng sử dụng phức tạp, mật độ con người tập trung đông, tồn chứa nhiều khối lượng vật tư, thiết bị hàng hóa, chất dễ cháy. Lối thoát nạn chính là các buồng thang bộ (giao thông theo trục đứng) nên khi xảy ra sự cố, mật độ dòng người thoát nạn tăng nhanh khiến cho tốc độ và lưu lượng thoát nạn gặp nhiều khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang, dẫn tới thời gian thoát nạn kéo dài.
Khi có cháy tại các chung cư cao tầng, toàn bộ các tầng ở trên tầng bị cháy sẽ bị đe dọa bởi các yếu tố như lửa, khói, khí độc bốc lên từ đám cháy lan truyền dọc theo chiều cao công trình. Tốc độ, áp lực của gió càng trên cao càng lớn làm tăng tốc độ cháy lan và mức độ phức tạp của đám cháy. Hành lang giữa và các buồng thang bộ trong nhà cao tầng nếu không có giải pháp bảo vệ sẽ là các con đường lan truyền lửa, khói, hơi nóng, khí độc từ đám cháy lên các tầng trên và lan ra toàn nhà, đồng thời cản trở việc thoát nạn và đe doạ tính mạng những người chưa thoát kịp ra khỏi toà nhà.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1908/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 6 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019);
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013);
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 19/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ- CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự;
Căn cứ Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của Lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Kế hoạch số 40/KH-BCA ngày 29/01/2021 của Bộ Công an về Phòng thủ dân sự của lực lượng CAND được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 28/QĐ-TTg ngày 24/3/2021; Kế hoạch số 248/KH-BCA-C07 ngày 09/6/2021 của Bộ Công an về Phòng thủ dân sự về ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư;
Căn cứ Kế hoạch số 277/KH-UBND ngày 13/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về huy động lực lượng, phương tiện của các cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia các hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp xảy ra cháy, nổ lớn, tai nạn, sự cố phức tạp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1627/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa tại Tờ trình số 96/TTr-CAT-PC07 ngày 23/5/2022 sau khi đã có ý kiến tham gia của các thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các thành viên Ban chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA CHÁY LỚN NHÀ CAO TẦNG KHU ĐÔ THỊ, KHU
CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1908/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm
2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH NHÀ CAO TẦNG, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ
Qua công tác điều tra cơ bản, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay có tổng số 77 cơ sở có nhà cao từ 10 tầng trở lên. Trong đó: 55 cơ sở thuộc lĩnh vực khách sạn; 02 cơ sở thuộc lĩnh vực bệnh viện, cơ sở y tế; 10 cơ sở thuộc lĩnh vực trụ sở làm việc, văn phòng; 08 cơ sở thuộc lĩnh vực nhà tập thể, nhà chung cư và 02 cơ sở thuộc lĩnh vực nhà đa năng.
Nhà cao tầng thường có diện tích không gian sử dụng lớn, công năng sử dụng phức tạp, mật độ con người tập trung đông, tồn chứa nhiều khối lượng vật tư, thiết bị hàng hóa, chất dễ cháy. Lối thoát nạn chính là các buồng thang bộ (giao thông theo trục đứng) nên khi xảy ra sự cố, mật độ dòng người thoát nạn tăng nhanh khiến cho tốc độ và lưu lượng thoát nạn gặp nhiều khó khăn và chậm hơn so với di chuyển theo phương ngang, dẫn tới thời gian thoát nạn kéo dài.
Khi có cháy tại các chung cư cao tầng, toàn bộ các tầng ở trên tầng bị cháy sẽ bị đe dọa bởi các yếu tố như lửa, khói, khí độc bốc lên từ đám cháy lan truyền dọc theo chiều cao công trình. Tốc độ, áp lực của gió càng trên cao càng lớn làm tăng tốc độ cháy lan và mức độ phức tạp của đám cháy. Hành lang giữa và các buồng thang bộ trong nhà cao tầng nếu không có giải pháp bảo vệ sẽ là các con đường lan truyền lửa, khói, hơi nóng, khí độc từ đám cháy lên các tầng trên và lan ra toàn nhà, đồng thời cản trở việc thoát nạn và đe doạ tính mạng những người chưa thoát kịp ra khỏi toà nhà.
Bên cạnh đó, lực lượng và phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đối với chữa cháy nhà cao tầng đặc biệt là khả năng tiếp cận những đám cháy ở trên tầng cao vì vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại các công trình này. Nếu không xử lý vụ cháy kịp thời thì nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể phá vỡ cấu trúc các cấu kiện xây dựng gây sụp đổ công trình dẫn đến thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Hiện nay, tỉnh có Khu kinh tế Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp đang hoạt động. Sự xuất hiện của khu kinh tế và khu công nghiệp đã tạo ra diện mạo mới cho Thanh Hóa. Nếu phát huy hiệu quả thì Thanh Hóa còn phát triển nhanh hơn nữa, bền vững hơn nữa, đóng góp quan trọng hơn nữa vào phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp là sự ra tăng của nguy cơ cháy nổ xảy ra tại các khu vực này.
Các khu công nghiệp và khu chế xuất này thường có khối lượng lớn nguyên vật liệu, hàng hóa, thiết bị máy móc hoạt động phục vụ sản xuất và là nơi tập trung các cơ sở sản xuất kinh doanh với các mặt hàng dễ cháy, nổ như: gia công điện tử, giấy, cơ sở dệt may, cơ sở sản xuất bao bì, nhựa, cơ sở hóa chất, cơ sở sản xuất gia công chế biến gỗ…Mặt khác, trong quá trình sản xuất phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị, trong đó có sử dụng nhiều công nghệ gia nhiệt hoặc làm xuất hiện nhiều loại nguồn nhiệt có thể gây cháy. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư phần lớn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, cũ, chất lượng kém, thậm chí có loại đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn tân trang sửa chữa lại để sử dụng nên không bảo đảm an toàn trong quá trình hoạt động.
Qua công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) định kỳ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) - Công an tỉnh Thanh Hóa cho thấy, phần lớn chủ đầu tư các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện tốt công tác PCCC theo quy định của pháp luật. Một số khu công nghiệp và khu chế xuất đã thành lập và duy trì hoạt động thường xuyên của Đội PCCC cơ sở, Đội PCCC chuyên ngành; đã lắp đặt và thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống giao thông, hệ thống trụ nước chữa cháy của KCN. Bên cạnh đó, vẫn còn một số chủ đầu tư khu công nghiệp và khu chế xuất chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm PCCC theo quy định của pháp luật như chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC hạ tầng giao thông, cấp nước chữa cháy; việc thành lập Đội PCCC chuyên ngành chưa bảo đảm yêu cầu theo quy định; chưa trang bị đầy đủ phương tiện PCCC; một số trụ nước chữa cháy tại các Khu công nghiệp bị hỏng, không bảo đảm cho việc cung cấp nước chữa cháy…
Những đám cháy xảy ra tại khu công nghiệp thường là các vụ cháy lớn có tốc độ lan truyền nhanh với diễn biến phức tạp cần phải huy động nhiều lực lượng phương tiện để chữa cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Công tác chữa cháy đối với những đám cháy xảy ra tại khu công nghiệp gặp nhiều khó khăn do hệ thống khung thép mái tôn thường sụp đổ nhanh trong nhiệt độ cao gây tổn thất nghiêm trọng về người và tài sản.
Cùng với sự phát triển của các mặt kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Thanh Hóa, hiện nay tốc độ đô thị hóa càng ngày càng lớn. Nhiều khu đô thị, khu dân cư được xây dựng với mật độ nhà dày đặc kèm theo đó là các loại hình dịch vụ buôn bán, kinh doanh cũng được hình thành tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có tổng số 4354 khu dân cư trong đó có 296 khu dân cư có nguy hiểm cháy nổ.
Tại các khu dân cư, nhà ở thường được thiết kế xây dựng theo dạng hình ống liền kề, không đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, không có lối thoát nạn dự phòng, không có giải pháp ngăn cháy lan. Việc không có lối thoát hiểm khi có cháy xảy ra đã khiến cho nhiều vụ cháy dù không lớn nhưng lại gây thiệt hại lớn về người. Hơn nữa, các vụ cháy ở khu dân cư thường xảy ra vào thời điểm ban đêm, lúc này các nạn nhân ngủ say nên khi phát hiện cháy thì ngọn lửa đã bùng lên dữ dội.
Đặc biệt nguy hiểm hơn đối với nhà dân khi vừa kết hợp ở với sản xuất, kinh doanh, đồ đạc, hàng hóa nhiều, chất chồng phía trước, nếu xảy ra cháy, không những chặn đường thoát hiểm mà nguy cơ ngọn lửa sẽ còn lan nhanh hơn đồng thời gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng tiếp cận kịp thời để chữa cháy và CNCH.
Mặc dù công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy hàng năm vẫn được triển khai mạnh mẽ, tuy nhiên ý thức chấp hành về quy định an toàn phòng cháy chữa cháy của chủ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh còn hạn chế. Hơn nữa, công tác quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy đối với các nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh còn lơ là, chủ quan, thiếu chặt chẽ nên cũng có nguy cơ cháy nổ cao.
Công tác chữa cháy và cứu nạn đối với những khu dân cư và khu đô thị gặp nhiều khó khăn. Khi xảy ra cháy nổ nhà và công trình trong những khu vực này, đám cháy thường dễ lan rộng sang những công trình liền kề với tốc độ nhanh qua đó ra tăng thiệt hại về người và tài sản. Khả năng tiếp cận của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đối với những ngôi nhà và công trình ở trong ngõ hẻm, những nơi lối vào hẹp, nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao là rất hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian tiếp cận và xử lý vụ cháy. Khi đó, đám cháy có khả năng lan rộng thành đám cháy lớn gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy và CNCH. Đặc biệt là vào buổi tối các hộ gia đình thường khóa cửa xếp, khi xảy ra sự cố cháy nổ rất khó cho lực lượng chữa cháy và cứu nạn tiếp cận vào bên trong để chữa cháy và tìm kiếm người bị nạn.
II. GIẢ ĐỊNH TÌNH HUỐNG XẢY RA THẢM HỌA CHÁY LỚN
1. Giả định thảm họa cháy lớn nhà cao tầng
1.1. Địa điểm xảy ra cháy: Cháy xảy ra tại Vincom plaza Trần Phú Thanh Hóa, địa chỉ: 27 đường Trần Phú, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa.
1.2. Đặc điểm có liên quan đến công tác chữa cháy:
- Tính chất hoạt động:
+ Vincom plaza Trần Phú Thanh Hóa chia làm 02 khu vực: Phần trung tâm thương mại từ tầng 1 lên tầng 5 diện tích sàn 5.000 m2, khách sạn từ tầng 6 đến tầng 33 đưa vào hoạt động từ tháng 4/2018, được thiết kế để mua sắm, là nơi nghỉ ngơi và sử dụng để kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, quán bar, karaoke và masager.
+ Phần shophouse xây dựng để làm nhà ở, kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hóa, quán ăn,...
- Đặc điểm kiến trúc: Cơ sở có tổng diện tích mặt bằng là 35.000m2, cao 36 tầng gồm các hạng mục sau:
Trung tâm thương mại: Từ tầng 1 đến tầng 5, với diện tích mặt sàn của mỗi tầng là 5000 m2, là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa, ẩm thực, hội nghị, tiệc.
+ Tầng hầm B1: Là nơi để xe máy, các phòng kỹ thuật, chức năng, phòng quạt thông gió và phòng bơm.
+ Tầng hầm B2: Là nơi để xe ô tô, các phòng kỹ thuật, chức năng của cơ sở.
+ Tầng 1,2,3: Khu mua bán, trưng bày hàng hóa, khu vui chơi, xem phim ..v.v. Một phần của tầng 3 văn phòng của cơ sở.
+ Tầng 4,5: Khu ẩm thực của Trung tâm thương mại, nhà hàng.
+ Khách sạn: Từ tầng 6 đến tầng 32, với 12 phòng/ tầng, phòng nghỉ với chiều cao mỗi tầng trung bình là 3,5m. được xây dựng khung chịu lực bằng bê tông cốt thép, tường gạch dày 220mm; chiều cao của công trình lên đến đỉnh mái là khoảng 122m.
+ Tầng 6: Hội trường, Khu tổ chức sự kiện (tiệc cưới, hội nghị), Bar.
+ Tầng 7: + Khu spa, bể bơi, phòng tập gym, nghỉ ngơi thư giãn.
+ Tầng 8 đến tầng 30 và tầng 33 : Các phòng kinh doanh lưu trú. Diện tích của mỗi phòng loại bé 32m2 và loại lớn 90m2.
+ Tầng 31,32 : Phòng tổng thống diện tích mỗi phòng là 270m2, gồm phòng trà, đọc sách, ngủ...
+ Tầng 34: Bếp ăn, khu cafe, bar và nhà hàng.
+ Tầng 35: Phòng Bơm, phòng quạt hút khói
+ Tầng 36: Tầng tum.
Shophouse: Là nơi ở, sinh hoạt, nhà hàng, kinh doanh hàng tiêu dùng, có diện tích sàn 100m2/căn gồm 153 căn. Được xây dựng kết cấu bê tông cốt thép kiên cố, 03 tầng.
- Đặc điểm về giao thông:
+ Giao thông bên trong cơ sở: Cơ sở có 04 mặt giáp đường, phía trước cơ sở là vỉa hè và sân trước có chiều rộng đảm bảo cho xe chữa cháy, xe chuyên dụng hoạt động dễ dàng tiếp cận tới các hạng mục công trình. Vincom Plaza có 06 thang máy chạy từ tầng 1 đến tầng 35. Từ tầng hầm lên đến tầng 8 có 04 cầu thang thoát nạn, từ tầng 12 đến tầng 35 có 02 cầu thang thoát nạn bên trong cơ sở có các hành lang có chiều rộng đảm bảo. Đường đi lại của khu shophouse rộng đảm bảo cho xe chữa cháy tiếp cận đến các vị trí từ mọi phía.
+ Giao thông bên ngoài cơ sở: Giao thông bên ngoài cơ sở các tuyến đường Trần Phú, Lê Hoàn, Triệu Quốc Đạt, được xây dựng có chiều rộng đảm bảo, xe chữa cháy có thể quay đầu được. Các làn đường có thể cho 2 xe chữa cháy chạy, đậu đỗ.
- Đặc điểm về nguồn nước:
+ Bên trong: 01 bể nước ngầm 1.000 m3 tại vị trí tầng hầm, 01 bể mái 250 m3 tại Sân thượng tòa nhà, Trụ nước chữa cháy có lưu lượng 28l/s tại Cổng chính phía Tây, Đông của khu TTTM và phía Đông Nam của khu shophouse.
+ Bên ngoài: Trụ nước thành phố có lưu lượng 14l/s cách cơ sở 30m, Hồ nhà thờ có lưu lượng lớn cách cơ sở 500m về phía Bắc, Hồ Thành có lưu lượng lớn cách cơ sở 500m về phía Tây.
- Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ:
+ Các loại chất cháy tồn tại trong cơ sở: Chất cháy là xăng, dầu tập trung chủ yếu trong các loại ô tô, xe máy tại khu vực để xe của nhân viên và khách; Chấy cháy là giấy tờ và các sản phẩm từ giấy tập trung chủ yếu tại các văn phòng; Chất cháy là bông, vải, chăn, ga gối đệm do tính chất hoạt động của cơ sở có cả kinh doanh lưu trú, khách sạn; Chất cháy là Gỗ và các sản phẩm từ gỗ tồn tại dưới dạng nội thất như bàn ghế, giường, tủ, cửa, đồng hồ; Chất cháy là Nhựa tổng hợp tồn tại ở các hàng hóa trong trung tâm thương mại, shophouse; Chất cháy là khí gas do trong cơ sở kinh doanh các dịch vụ ăn uống như nhà hàng, quán ăn…
+ Nguồn nhiệt có thể gây cháy: Cháy do sự cố điện: do hiện tượng ngắn mạch, do quá tải, do điện trở tiếp xúc quá lớn; do sơ xuất bất cẩn nguồn nhiệt gây cháy; do vi phạm các quy định, nội quy an toàn PCCC,…
1.3. Thời gian xảy ra cháy: Lúc 11 giờ 30 phút.
1.4. Điểm xuất phát cháy: Khu vực quầy bán quần áo có diện tích 15x15m tại khu vực tầng 3.
1.5 Nguyên nhân xảy ra cháy: Do chập điện, cháy lớp vỏ cách điện rơi xuống khu vực để quần áo gây cháy.
1.6. Tình huống giả định:
- Khi phát hiện ra cháy, nhân viên đã nhấn chuông báo cháy, do thời điểm xảy ra cháy là ban ngày nên lượng người tập trung tại khu vực trung tâm thương mại là rất đông, nhất là khu vực nhà hàng, quán ăn tầng 5. Khi nghe thấy chuông báo động, mọi người hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy chạy thoát nạn dẫn đến nhiều người bị thương mắc kẹt tại đám cháy. Lực lượng PCCC cơ sở triển khai sử dụng các trang thiết bị chữa cháy được trang bị để chữa cháy, tuy nhiên đám cháy đã lan rộng và đến khi vượt ngoài tầm kiểm soát mới báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
- Dự kiến có 16 người (có 10 người đang mua sắm tại khu vực tầng 3, có 06 người từ khu vực tầng 6 chạy thoát nạn xuống) do bị nạn do nhiễm khói, khí độc, té ngã, bị chấn thương do chen lấn, xô đẩy hoặc mắc kẹt trong quá trình thoát nạn cần được cứu.
1.7. Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: Tại khu vực tầng 3 là khu mua bán, trưng bày nhiều hàng hóa và một phần là văn phòng của cơ sở nên lượng chất rất nhiều và đa dạng nên đám cháy phát triển nhanh, nhiệt độ vùng cháy tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó khí độc và khói mang theo nhiệt độ cao sẽ len lỏi theo các đường ống kỹ thuật, lối thoát nạn của tòa nhà lên các tầng trên gây ra cháy lan, khi đó công tác thoát nạn, tiếp cận chữa cháy và cứu người bị nạn trong đám cháy sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
2. Giả định thảm họa cháy lớn khu công nghiệp
2.1. Địa điểm xảy ra cháy: Công ty TNHH Giầy SUNJADE Việt Nam có địa chỉ tại Khu C, KCN Lễ Môn, P. Quảng Hưng, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Đặc điểm có liên quan đến công tác chữa cháy:
* Đặc điểm tại khu công nghiệp Lễ Môn
- Khu công nghiệp Lễ Môn có tổng diện tích 87,61ha trong đó diện tích đất xưởng 65ha.
Hiện tại bên trong KCN Lễ Môn hiện có 32 cơ sở, cụ thể:
+ Cơ sở thuộc cơ quan Công an quản lý (Phụ lục III, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP): 30 cơ sở.
+ Cơ sở thuộc UBND cấp xã, phường quản lý (Phụ lục IV, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP): 02 cơ sở.
+ Cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ (Phụ lục II, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP): 26 cơ sở.
- Phân loại theo ngành nghề:
+ May mặc, giày da: 06 cơ sở.
+ Sản xuất bàn ghế, nội thất: 01 cơ sở.
+ Chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi: 06 cơ sở.
+ Sản xuất phân bón: 02 cơ sở.
+ Cơ khí: 03 cơ sở.
+ Chiết nạp Gas: 01 cơ sở.
+ Chế biến Lâm sản: 01 cơ sở.
+ Ngành nghề khác: 08 cơ sở.
- Đặc điểm kiến trúc:
+ Đa số các nhà xưởng, công ty trong khu công nghiệp xây dựng với tổ hợp các nhà máy, nhà xưởng, các kho lạnh chứa sản phẩm..v.v. Được xây dựng bằng khung thép, mái tôn, ốp chống nóng bằng tấm cách nhiệt, tường gạch dày 220 mm, các Nhà xưởng thường có bậc chịu lửa bậc III, IV, V; trong các nhà xưởng sản xuất tồn tại một lượng chất cháy lớn, chủ yếu là nguyên liệu sản xuất, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm của công ty, tùy tính chất hoạt động, ngành nghề kinh doanh của các công ty mà mỗi công ty có các loại chất cháy khác nhau ví dụ: Bông, vải, hóa chất, gas, xăng dầu,....; Trong giờ làm việc luôn có khoảng gần 30.000 công nhân làm việc trong các xưởng cùng với khối lượng chất cháy rất lớn khi có cháy xảy ra rất khó khăn cho việc thoát nạn và cứu chữa.
+ Khu nhà ở xã hội: Có 02 tòa nhà, mỗi tòa cao 05 tầng, diện tích sàn 1 tầng là 880 m2 được xây dựng bằng bê tông cốt thép kiên cố, tường gạch dày 220 mm có giới hạn chịu lửa là 120 phút, khu nhà có bậc chịu lửa bậc I, II. Chất cháy chủ yếu là bàn ghế, các đồ dùng thiết yếu gia đình, gas,...
+ Nhà để xe của cán bộ CBCV trong khu công nghiệp, tập trung lượng lớn các phương tiện ôtô xe máy.
- Đặc điểm về giao thông:
+ Giao thông bên trong khu công nghiệp: Khu công nghiệp Lễ Môn nằm dọc theo đường Quốc lộ 47 có 04 lối vào, các lối vào có chiều rộng từ 5-7m, không hạn chế chiều cao đảm bảo cho các xe chữa cháy, CNCH và các xe chuyên dụng lưu thông dễ dàng. Đường trong Khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch theo kiểu bàn cờ, đường rộng từ 7m đến 12m, mặt đường rải nhựa đường bằng phẳng, xe chữa cháy đi lại thuận lợi. Xe chữa cháy có thể tiếp cận được tất cả các cơ sở trong Khu công nghiệp. Lối đi lại trong các cơ sở có chiều rộng đảm bảo cho việc thoát nạn của các công nhân viên, việc triển khai các đội hình chiến đấu của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
+ Giao thông bên ngoài khu công nghiệp: Khu công nghiệp Lễ Môn nằm dọc theo đường Quốc lộ 47, đây là tuyến đường chính dẫn xuống khu du lịch Sầm Sơn vì vậy vào mùa du lịch lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông đông nên sẽ gây cản trở trong quá trình xuất xe đến đám cháy. Hơn nữa vào giờ cao điểm tan giờ làm việc CBCNV của các công ty tràn ra đường với số lượng rất đông.
- Đặc điểm về nguồn nước: Mỗi cơ sở bên trong KCN đều có bể nước chữa cháy với trữ lượng từ 10m3 đến 1.000 m3 ngoài ra còn có ao nước, kênh nước.
- Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ:
+ Số lượng công nhân làm việc tập trung bên trong các nhà xưởng, kho của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp rất nhiều, dao động 100-500 người. Với số lượng người làm việc đông, nếu có sự cố cháy nổ xảy ra thì việc chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khi đi qua các cửa thoát hiểm để thoát ra bên ngoài là có thể. Do đó, lực lượng PCCC tại chỗ phải phát huy khả năng của mình là sử dụng các dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị hướng dẫn và trấn an mọi người bình tĩnh theo các cửa thoát hiểm ra ngoài khu vực tập kết an toàn, đồng thời sử dụng các bình chữa cháy xách tay các loại và triển khai các mũi lăng chữa cháy từ hệ n làm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra. thống chữa cháy vách tường nhanh chóng dập tắt đám cháy, ngăn cháy lan, cháy lớn.
+ Các loại chất cháy tập trung trong các loại hình cơ sở cụ thể như sau:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh: Gỗ, nhựa, bao bì các loại…
Cơ sở dệt may, đan: Các loại nguyên liệu vải sợi, mực in, thuốc nhuộm, hàng thành phẩm, bao bì các loại…
Cơ sở gia công chế biến gỗ: Gỗ, sơn, dung môi, mùn cưa, keo dán, nhựa…
Các cơ sở khác: Hàng điện tử, bao bì các loại, các chi tiết bằng nhựa...
+ Khi xảy ra cháy, các chất cháy trên tỏa ra nhiều khói, khí độc và nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Ngoài ra khói còn làm hạn chế tầm nhìn gây khó khăn cho việc tiếp cận đám cháy để tổ chức công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nhiệt độ tỏa ra từ đám cháy có khả năng gây sụp đổ toàn bộ công trình nhà xưởng nếu không tổ chức chữa cháy kịp thời và hiệu quả.
+ Nguồn lửa, nguồn nhiệt trong các cơ sở có thể phát sinh do bất cẩn của con người trong quá trình sản xuất; do chập điện, quá tải, ngắn mạch.…
* Đặc điểm tại Công ty TNHH Giầy SUNJADE Việt Nam
- Tính chất hoạt động: Công ty TNHH Giầy SUNJADE Việt Nam Là công ty chuyên sản xuất và chế biến các loại giầy thể thao mang thương hiệu quốc tế.
- Đặc điểm kiến trúc: Công ty có tổng diện tích mặt bằng 95.000m2, bao gồm 08 nhà xưởng, 02 nhà kho, 01 nhà làm việc hành chính và 02 nhà nghỉ chuyên gia 3 tầng.
+ Nhà làm việc hành chính 02 tầng: Được xây dựng trên diện tích mặt bằng là 456 m2. Kết cấu tường gạch bao quanh, cột bê tông chịu lực, Bậc chịu lửa bậc II.
+ Khu nhà nghỉ chuyên gia 3 tầng: Được xây dựng trên diện tích mặt bằng là 456 m2. Kết cấu bê tông chịu lực, tường ngăn cháy, bậc chịu lửa bậc II.
+ Khu nhà nghỉ chuyên gia 3 tầng: (Bên cạnh xưởng E) với tổng diện tích mặt bằng là 326 m2. Kết cấu bê tông chịu lực, tường ngăn cháy, bậc chịu lửa bậc II. Tất cả các tầng dùng làm các phòng nghỉ của chuyên gia.
+ Xưởng A: Gồm 2 tầng, tổng diện tích mặt bằng là: 5.376 m2, kết cấu nhà khung sắt mái tôn, tường gạch ngăn lửa dày 220 mm. Bậc chịu lửa Bậc II.
+ Xưởng B: Gồm 2 tầng, tổng diện tích là: 3168 m2, kết cấu nhà khung sắt mái tôn,tường gạch ngăn lửa dày 220 mm. Bậc chịu lửa Bậc II.
+ Xưởng C Pha Cắt Lót Mặt: (Nhà xưởng cũ) Gồm 1 tầng, có tổng diện tích mặt bằng là 1.008 m2. Kết cấu nhà Khung sắt mái tôn. Tường gạch ngăn cháy 220mm. Bậc chịu lửa bậc II.
+ Xưởng D: Gồm 2 Tầng, tổng diện tích mặt bằng là 1.584 m2, kết cấu nhà khung sắt mái tôn,tường gạch ngăn lửa dầu 220 mm. Bậc chịu lửa Bậc II.
+ Xưởng E: Gồm 2 tầng, tổng diện tích mặt bằng là: 4.560 m2. Kết cấu nhà Khung sắt mái tôn, tường gạch ngăn cháy dầy 220mm. Bậc chịu lửa bậc II.
+ Xưởng F: (Kho Nguyên Liệu) Gồm 2 tầng, tổng diện tích mặt bằng là 3.700 m2. Nhà kết cấu bê tông chịu lực, tường gạch ngăn lửa dày 220 mm, bậc chịu lửa bậc III.
+ Xưởng G: Gồm 2 tầng, tổng diện tích mặt bằng là: 5.148 m2. Kết cấu nhà Khung sắt mái tôn, tường gạch ngăn cháy dầy 220mm. Bậc chịu lửa bậc III.
+ Xưởng H: Gồm 2 tầng, tổng diện tích mặt bằng là: 6048 m2. Kết cấu nhà khung sắt mái tôn, tường gạch ngăn cháy dầy 220mm. Bậc chịu lửa bậc II.
+ Kho Bồi vải: Tổng diện tích là 1.040 m2. Nhà kết cấu bê tông chịu lực, tường gạch ngăn lửa dày 220 mm, bậc chịu lửa bậc III.
+ Kho Hóa chất: Có diện tích khoảng 300 m2. Nhà kết cấu bê tông chịu lực, tường gạch ngăn lửa dày 220 mm, bậc chịu lửa bậc III.
- Đặc điểm về giao thông:
+ Giao thông bên trong cơ sở: Công ty có 03 cổng vào, cổng chính nằm phía Nam đối diện với đường QL47 chiều rộng của cổng là 10m xe chữa cháy và các xe chuyên dụng có thể dễ dàng vào trong tiếp cận các hạng mục công trình của Công ty để triển khai các hoạt động cứu người, cứu tài sản khi có sự cố cháy nổ xảy ra, ngoài ra công ty còn có 02 cổng phụ nằm ở phía Bắc, mỗi cổng có chiều rộng 6m đảm bảo cho xe chữa cháy và các xe chuyên dụng hoạt động. Bên trong là các hạng mục nhà xưởng, nhà kho và nhà hành chính đường nội bộ trong công ty rộng 6m, thông thoáng xe chữa cháy và xe chuyên dụng hoạt động dễ dàng.
+ Giao thông bên ngoài cơ sở: Các tuyến đường giao thông thuận lợi cho xe chữa cháy hoạt động. Vào các giờ cao điểm, khi tan ca hết giờ làm công nhân của các công ty ra về đông, gây khó khăn cho việc di chuyển của xe chữa cháy và các xe chuyên dụng khác.
- Đặc điểm về nguồn nước:
+ Bên trong: 01 bể nước ngầm 200m3 tại phía Nam nhà xưởng C; họng nước chữa cháy vách tường có lưu lượng 3,5l/s được lắp đặt xung quanh các nhà kho và nhà xưởng của công ty.
+ Bên ngoài: Mương nước xung quanh khu công nghiệp có trữ lượng lớn, Sông Thống Nhất cách công ty 700m về phía Bắc. Trụ nước thành phố có lưu lượng 14l/s cách công ty 1km về phía Tây, các bể nước có lưu lượng từ 10m3 đến 1.000 m3 của các cơ sở khác trong khu công nghiệp.
- Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ:
+ Các loại chất cháy tồn tại trong cơ sở: Chất cháy chủ yếu là bông, vải, cao su trong khu vực nhà xưởng sản xuất và nhà kho; gỗ và các vật dụng từ gỗ trong nhà làm việc hành chính, nhà nghỉ của chuyên gia và các kệ để hàng trong các nhà xưởng và nhà kho; xăng dầu từ các phương tiện vận tải, các phương tiện của công nhân và nhân viên công ty tại nhà để xe, từ kho xăng dầu của Công ty; gas trong nhà bếp ăn của công nhân hầu hết chúng là các chất dễ cháy. Khi cháy khả năng cháy lan nhanh tỏa ra nhiệt lượng lớn, lượng khói khí độc nhiều, đám cháy có nguy cơ diễn biến phức tạp.
+ Nguồn nhiệt có thể gây cháy: Cháy do sự cố điện: do hiện tượng ngắn mạch, do quá tải, do điện trở tiếp xúc quá lớn; do sơ xuất bất cẩn nguồn nhiệt gây cháy; do vi phạm các quy định, nội quy an toàn PCCC…
2.3. Thời gian xảy ra cháy: lúc 12 giờ 00 phút.
2.4. Điểm xuất phát cháy: Tại khu vực kho thành phẩm ở xưởng A có diện tích 5.376m2 = 42,3m x 126,9m.
2.5. Nguyên nhân xảy ra cháy: Do chập điện.
2.6. Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: Cháy xảy ra vào giờ nghỉ ăn ca trưa nên phát hiện cháy muộn, trong một thời gian ngắn đám cháy đã lan rộng ra 1 phần diện tích nhà xưởng, trong nhà xưởng thành phẩm A tồn tại một khối lượng chất cháy lớn (chủ yếu là bông, vải, cao su có trong sản phẩm giầy) đều là các chất dễ cháy, vận tốc cháy lan nhanh, khi cháy tỏa ra lượng nhiệt lớn kèm theo khói khí độc. Bức xạ nhiệt quá lớn dẫn đến mái của nhà xưởng có nguy cơ sập đổ. Khi lực lượng bảo vệ đi tuần tra phát hiện cháy đã báo động có cháy, tổ chức chữa cháy bằng các xe chữa cháy và phương tiện chữa cháy tại chỗ. Tại thời điểm xảy ra cháy, nhiều công nhân làm việc tại xưởng A đã chạy vào để lấy tài sản cá nhân tuy nhiên có 08 công nhân bị mắc kẹt trong đám cháy, 03 công nhân bị thương.
3. Giả định thảm họa cháy lớn khu đô thị, khu dân cư
3.1. Địa điểm xảy ra cháy: Chung cư thương mại 21 tầng Ruby Tower, địa chỉ: Khu đô thị xanh, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
3.2. Đặc điểm có liên quan đến công tác chữa cháy:
- Tính chất hoạt động:
Chung cư thương mại 21 tầng Ruby Tower là tổ hợp trung tâm thương mại và căn hộ chung cư.
- Đặc điểm kiến trúc: Chung cư Ruby Tower có tổng diện tích 110.110m2 bao gồm:
+ 01 tầng hầm: Bãi để xe, phòng máy bơm, phòng quạt thông gió.
+ Tầng 1: Khu dịch vụ thương mại, các phòng quản lý, vận hành tòa nhà.
+ Tầng 2 đến tầng 22: Căn hộ chung cư.
+ Tầng tum: Phòng kỹ thuật thang máy, hệ thống kỹ thuật nước mái.
+ Cùng các công trình phụ trợ khác.
- Đặc điểm về giao thông:
+ Giao thông bên trong cơ sở: Sân rộng được rải nhựa, đổ bê tông bằng phẳng xe chữa cháy và xe chuyên dụng có thể tiếp cận các hạng mục công trình để triển khai các hoạt động chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
+ Giao thông bên ngoài cơ sở: Cơ sở giáp với các đường quy hoạch có chiều rộng đảm bảo cho xe chữa cháy và các xe chuyên dụng khác lưu thông.
- Đặc điểm về nguồn nước:
+ Bên trong: 01 bể nước có trữ lượng 676m3.
+ Bên ngoài: Trụ nước thành phố có lưu lượng 14l/s, Kênh Bến thủy có lưu lượng nước theo mùa cách cơ sở 800m.
- Đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ:
+ Các loại chất cháy tồn tại trong cơ sở: Cơ sở là tổ hợp trung tâm thương mại và căn hộ chung cư nên tồn tại các loại chất cháy đa dạng như: bông, vải, sợi tồn tại dưới dạng chăn, ga, quần áo, rèm,….; gỗ và các sản phẩm từ gỗ tồn tại dưới dạng nội thất như bàn ghế, giường, tủ, cửa, đồng hồ; nhựa tổng hợp tồn tại ở các hàng hóa trong trung tâm thương mại, đồ dùng sinh hoạt; khí gas trong phòng ăn của các căn hộ; chất cháy là xăng, dầu tập trung chủ yếu trong các loại ô tô, xe máy tại khu vực để xe.
+ Nguồn nhiệt có thể gây cháy: Cháy do sự cố điện: do hiện tượng ngắn mạch, do quá tải, do điện trở tiếp xúc quá lớn; do sơ xuất bất cẩn nguồn nhiệt gây cháy; do vi phạm các quy định, nội quy an toàn PCCC,…
3.3. Thời gian xảy ra cháy: lúc 23 giờ 00 phút.
3.4. Điểm xuất phát cháy: Phòng khách tại căn hộ tầng 5 của chung cư.
3.5. Nguyên nhân xảy ra cháy: Chập điện, gây cháy lớp vỏ cách điện dây dẫn của ổ cắm chuyền lan vào ghế sofa tại phòng khách.
3.6. Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy: Khi cháy hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đang trong quá trình bảo dưỡng, thành viên trong căn hộ đang ngủ nên khi phát hiện ra cháy thì đám cháy đã lan rộng. Tại căn hộ tồn tại nhiều chất cháy nên đám cháy phát triển nhanh, sau ít phút ngọn lửa đã bao trùm toàn bộ căn hộ. Bức xạ nhiệt lớn có khả năng lan sang các căn hộ khác tại khu vực tầng 5. Trong khi cháy nhiệt lượng tỏa ra lớn cùng nhiều khói khí độc, khói, khí độc nhanh chóng bay lên các tầng trên cao. Sau khi phát hiện ra cháy, Đội PCCC cơ sở nhanh chóng triển khai sơ tán người, cứu tài sản và chữa cháy, đến khi đám cháy ngoài tầm kiểm soát của lực lượng PCCC cơ sở thì mới báo cho Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH và các đơn vị đến để tham gia cứu chữa. Quá trình xảy ra cháy, người dân tại chung cư nhanh chóng thoát ra vị trí an toàn, tuy nhiên do hoảng loạn, đám cháy đã lan rộng ở các khu vực tầng 5 nên khi thoát nạn từ các tầng trên xuống có 10 người bị mắc kẹt trên tầng 6 (trong đó có 03 người bị thương nặng không thể tự di chuyển), trong quá trình chữa cháy và CNCH do chưa được trang bị các trang thiết bị đầy đủ dẫn đến có 05 CBCS người của lực lượng PCCC cơ sở bị thương và mắc kẹt trong đám cháy.
1. Tính toán, dự kiến lực lượng, phương tiện cần huy động để ứng phó thảm họa cháy lớn
a) Đối với thảm họa cháy lớn nhà cao tầng:
* Tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng, phương tiện trinh sát, cứu người trực tiếp:
- Phương tiện: 02 xe cứu nạn, cứu hộ; 02 xe thang chữa cháy; phương tiện, thiết bị CNCH (bộ mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc; bộ cứu người trên cao CMC).
- Lực lượng: 24 CBCS của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
* Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy
- Thời gian cháy tự do
Thời gian cháy tự do được xác định theo công thức:
Ttd = tbc + txx + ttđ + ttk (phút)
Trong đó:
tbc: Thời gian báo cháy là thời gian từ khi phát sinh cháy đến khi phát hiện có cháy và báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp: tbc =15 phút.
txx: Thời gian báo động và xuất xe ra khỏi doanh trại: txx = 1,5 phút.
ttđ: - Thời gian xe chạy trên đường xác định vị trí tiếp cận đám cháy (vận tốc xe chạy trung bình là 40 km /h) là: 7,5 phút
ttk: Thời gian triển khai chữa cháy: ttk = 1 phút.
Như vậy:
=> ttd = 15 + 1,5 + 7,5 + 1 = 25 phút.
- Diện tích cháy
+ Bán kính lan truyền ngọn lửa là: (vận tốc lan truyền trung bình của bông vải sợi Vlt= 0,8 m/phút)
Rlt = 0,5. Vlt . 10 + Vlt . (Ttd – 10 )
= 0,5. 0,8. 10 + 0,8. (25 – 10) = 16 (m)
Quầy bán quần áo có diện tích 25x25m. Do Rlt = 16 m > a, b (chiều dài, rộng của quầy) và đám xuất hiện cạnh biên tường nên đám cháy phát triển theo dạng 1/2 hình tròn.
+ Diện tích đám cháy: Fc = 1/2 x π x (Rlt)2 = 0,5x3,14x162 = 401,92 m2
- Diện tích chữa cháy:
Căn cứ vào tình hình thực tế ở đám cháy cũng như khả năng tiếp cận đám cháy theo các hướng, vì tầm phun sâu hiệu quả của lăng chữa cháy là 5m < Rlt trong tình huống này chọn phương pháp chữa cháy theo mặt lửa. Diện tích chữa cháy được xác định như sau:
+ Diện tích chữa cháy: Fcc = 0,5 x 3,14 x 162 – 0,5 x 3,14 x (16 -5)2 = 211,95 m2
=> Fcc = 211,95 m2
+ Lưu lượng nước cần thiết để chữa cháy:
Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy là: ict = 0,3 (l/m2s).
Lưu lượng nước cần thiết để chữa cháy:
Qct = Fcc . ict = 211,95 x 0,3 = 63,59 (l/s).
Ta sử dụng lăng A chữa cháy ở giai đoạn ban đầu, sau khi khống chế đám cháy ta sử dụng lăng B để chống cháy âm ỉ và dập tắt hoàn toàn đám cháy; vừa có tác dụng dập tắt các đám cháy âm ỉ đang diễn ra bên trong kiện, đống hoặc lô hàng mà nước chưa thấm vào được. Đồng thời khi sử dụng nước chữa cháy ta pha thêm chất thẩm thấu để nước có thể thấm vào trong kiện hoặc lô vải vóc, bông.
+ Số lăng A cần thiết để chữa cháy:
NlăngA= Qct/qA= 63,59/7 = 9,08 lấy tròn 10 lăng A
+ Số xe chữa cháy: Nxe cc = Nl/nl = 10/2 = 5 (xe)
+ Lưu lượng nước làm mát và ngăn chặn cháy lan (bằng 1/2 lưu lượng chữa cháy):
Qlm = 1/2.Qct = 0,5 x 63,59 = 31,8 (l/s).
+ Số lăng làm mát là (sử dụng lăng B làm mát cho CBCS và cấu kiện xây dựng):
Nl-lm = Qlm/qlăng = 31,8/3,5 = 9,08 lấy tròn 10 lăng B
+ Số xe làm mát: Nxe lm = Nlm/nl = 10/4 = 2,5 lấy tròn 3 (xe)
- Số tiểu đội cần thiết tham gia chữa cháy
Trong thực tế, khi chữa cháy, để đảm bảo nguồn nước liên tục để chữa cháy lâu dài, ngoài nguồn cấp nước chữa cháy từ các trụ cấp nước tại chỗ của nhà máy cần huy động thêm xe bồn để truyền nước. Ta huy động thêm 05 xe bồn để phục vụ truyền tiếp nước chữa cháy.
+ Tổng số xe tham gia chữa cháy:
Nxe = Nxe cc + Nxe lm + Nxe tec
= 5 + 3 + 5 = 13 xe.
+ Số tiểu đội tham gia chữa cháy là 13 tiểu đội.
* Lực lượng, phương tiện khác phục vụ chữa cháy và CNCH
- Lực lượng, phương tiện y tế cấp cứu, vận chuyển người bị thương vong: 03 xe cứu thương, 09 người.
- Lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trong quá trình chữa cháy và CNCH: 05 CBCS và các trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ.
- Lực lượng, phương tiện bảo đảm giao thông, giữ gìn ANTT khu vực chữa cháy: 04 xe chuyên dụng và dụng cụ hỗ trợ, 20 CBCS.
- LLPT bảo đảm hậu cần (bổ sung xăng, dầu, chất chữa cháy, các trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị an toản... và phục vụ ăn uống trong điều kiện chữa cháy kéo dài). 01 xe chuyên dụng, 05 CBCS.
b) Đối với thảm họa cháy lớn khu công nghiệp:
* Tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ
Lực lượng, phương tiện trinh sát, cứu người trực tiếp:
- Phương tiện: 02 xe cứu nạn, cứu hộ; phương tiện, thiết bị phục vụ công tác CNCH (bộ mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc; thiết bị phá dỡ, banh, cắt).
- Lực lượng: 12 CBCS của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.
* Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy
- Thời gian cháy tự do
Thời gian cháy tự do được xác định theo công thức:
Ttd = tbc + txx + ttđ + ttk (phút)
Trong đó:
tbc: Thời gian báo cháy là thời gian từ khi phát sinh cháy đến khi phát hiện
có cháy và báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp: tbc =15 phút.
txx: Thời gian báo động và xuất xe ra khỏi doanh trại: txx = 01 phút.
ttđ: Thời gian xe chạy trên đường: ttđ = L x 60/vx (L là quãng đường từ Đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất đến đám cháy tức là quãng đường từ Đội chữa cháy và CNCH Khu vực 1 – Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH đến đám cháy: L = 02 km; vx là vận tốc trung bình của xe chữa cháy chạy trên đường: vx = 45 km/h).
=> ttđ = (02*60)/40 = 3 (phút)
ttk: Thời gian triển khai chữa cháy: ttk = 1 phút.
Như vậy:
=> Ttd = 15 + 1 + 3 + 1 = 20 phút.
- Diện tích cháy
+ Bán kính lan truyền ngọn lửa là: (vận tốc lan truyền trung bình của bông vải sợi Vlt= 0,8 m/phút)
Rlt = 0,5. Vlt . 10 + Vlt . (Ttd – 10 )
= 0,5. 0,8. 10 + 0,8. (20 – 10) = 12 (m)
Nhà xưởng có kích thước 175m x 49m. Do Rlt = 12 m < b = 49 m và đám xuất hiện cạnh biên tường nên đám cháy phát triển theo dạng 1/2 hình tròn.
+ Diện tích đám cháy: Fc = 1/2 x π x (Rlt)2 = 0,5 x 3,14 x 122 = 226 m2
- Diện tích chữa cháy:
Căn cứ vào tình hình thực tế ở đám cháy cũng như khả năng tiếp cận đám cháy theo các hướng, vì tầm phun sâu hiệu quả của lăng chữa cháy là 5m < Rlt trong tình huống này chọn phương pháp chữa cháy theo mặt lửa. Diện tích chữa cháy được xác định như sau:
+ Diện tích chữa cháy: Fcc = 0,5 x 3,14 x 122 – 0,5 x 3,14 x 52 = 187 m2
=> Fcc = 187 m2
+ Lưu lượng nước cần thiết để chữa cháy
Cường độ phun nước cần thiết để chữa cháy là: ict = 0,3 (l/m2s).
Lưu lượng nước cần thiết để chữa cháy:
Qct = Fcc .ict = 187 x 0,3 = 51,6 (l/s).
Ta sử dụng lăng A chữa cháy ở giai đoạn ban đầu, sau khi khống chế đám cháy ta sử dụng lăng B để chống cháy âm ỉ và dập tắt hoàn toàn đám cháy; vừa có tác dụng dập tắt các đám cháy âm ỉ đang diễn ra bên trong kiện, đống hoặc lô hàng mà nước chưa thấm vào được. Đồng thời khi sử dụng nước chữa cháy ta pha thêm chất thẩm thấu để nước có thể thấm vào trong kiện hoặc lô vải vóc, bông.
+ Số lăng A cần thiết để chữa cháy:
NlA= Qct/qA= 51,6/7 = 7,9 lấy tròn 08 lăng A
+ Số xe chữa cháy: Nxe cc = Nl/nl = 8/2 = 4 (xe)
+ Lưu lượng nước làm mát và ngăn chặn cháy lan (bằng 1/2 lưu lượng chữa cháy):
Qlm = 1/2.Qct = 0,5 x 51,6 = 25,8 (l/s).
+ Số lăng làm mát là (ta sử dụng lăng B làm mát cho CBCS và cấu kiện xây dựng):
Nl-lm = Qlm/qlăng = 25,8/3,5 = 7,3 lấy tròn 08 lăng B
+ Số xe làm mát: Nxe lm = Nlm/nl = 8/4 = 2 (xe)
- Số tiểu đội cần thiết tham gia chữa cháy
Trong thực tế, khi chữa cháy, để đảm bảo nguồn nước liên tục để chữa cháy lâu dài, ngoài nguồn cấp nước chữa cháy từ các trụ cấp nước tại chỗ của nhà máy cần huy động thêm xe bồn để truyền nước. Ta huy động thêm 05 xe bồn, 01 máy bơm chữa cháy để phục vụ truyền tiếp nước chữa cháy.
+ Tổng số xe tham gia chữa cháy:
Nxe = Nxe cc + Nxe lm + Nxe tec
= 4 + 2 + 5 = 11 xe.
+ Số tiểu đội tham gia chữa cháy là 12 tiểu đội (11 tiểu đội trên xe chữa cháy và xe bồn, 01 tiểu đội máy bơm chữa cháy).
* Lực lượng, phương tiện khác phục vụ chữa cháy và CNCH
- Lực lượng, phương tiện phá dỡ cấu kiện tạo lối tiếp cận chữa cháy và cứu nạn, để thoát khói, tạo khoảng cách chống cháy lan: 01 máy ủi, 01 máy xúc, 06 máy nâng; 08 người điều khiển các phương tiện máy ủi, máy xúc, xe nâng.
- Lực lượng, phương tiện y tế cấp cứu, vận chuyển người bị thương vong: 03 xe cứu thương, 09 người.
- Lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trong quá trình chữa cháy và CNCH: 05 CBCS và các trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ.
- Lực lượng, phương tiện bảo đảm giao thông, giữ gìn ANTT khu vực chữa cháy: 04 xe chuyên dụng và dụng cụ hỗ trợ, 20 CBCS.
- LLPT bảo đảm hậu cần (bổ sung xăng, dầu, chất chữa cháy, các trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị an toản... và phục vụ ăn uống trong điều kiện chữa cháy kéo dài). 01 xe chuyên dụng, 05 CBCS.
c) Đối với thảm họa cháy lớn khu đô thị, khu dân cư:
Lực lượng, phương tiện trinh sát, cứu người trực tiếp:
* Tính toán lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ
- Phương tiện: 02 xe cứu nạn, cứu hộ; 02 xe thang chữa cháy; phương tiện, thiết bị CNCH (bộ mặt nạ phòng độc cách ly, mặt nạ lọc độc; bộ cứu người trên cao CMC; thiết bị banh cắt, phá, dỡ).
- Lực lượng: 24 CBCS của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH
* Tính toán lực lượng, phương tiện chữa cháy
- Thời gian cháy tự do
Thời gian cháy tự do được xác định theo công thức:
Ttd = tbc + txx + ttđ + ttk (phút) Trong đó:
tbc: Thời gian báo cháy là thời gian từ khi phát sinh cháy đến khi phát hiện có cháy và báo cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp (do thời gian cháy vào ban
đêm, phát hiện cháy muộn): tbc = 28 phút.
txx: Thời gian báo động và xuất xe ra khỏi doanh trại: txx = 1,5 phút.
ttđ: Thời gian xe chạy trên đường xác định vị trí tiếp cận đám cháy (vận tốc xe chạy trung bình là 40 km /h) là: 6 phút
ttk: Thời gian triển khai chữa cháy: ttk = 1 phút.
Như vậy:
=> Ttd = 28 + 1,5 + 6 + 1,5 = 37 phút.
- Diện tích cháy
* Bán kính lan truyền của ngọn lửa:
Rlt = 10x0,5xVl + (Ttd – 10)xVl= 10x0,5x1,2 + (37 – 10)x1,2= 38,4 (m).
* Hình dạng đám cháy: Do bán kính lan truyền với Rlt = 38,4m nên đám cháy đã bao phủ toàn bộ phòng có diện tích (6x10m2). Phòng bị cháy (phòng 504) và phòng đối diện (phòng 512) có cửa sổ và cửa chính đối diện nhau qua hành lang bộ, tại thời điểm xảy ra cháy cả 2 cửa số của 2 căn phòng đều đang mở. Sau khi đám cháy bao trùm phòng 504, ngọn lửa và sản phẩm cháy theo đối lưu khí và chiều gió thoát ra ngoài cửa sổ, bay ra ngoài hành lang bộ và bắt cháy vào rèm cửa sổ của phòng 512, sau đó ngọn lửa tiếp tục bao trùm phòng 512. Do các căn hộ chung cư có ban công song song với nhau và có tập trung nhiều các chất dễ cháy là đồ dùng sinh hoạt như: quần áo phơi, xô, chậu… theo áp suất đối lưu không khí đám cháy tiếp tục lan lên phòng 604 qua ban công. Giả sử sau 20 phút thì đám cháy sẽ bao trùm toàn bộ phòng 504 và bắt đầu cháy lan sang phòng 512 qua cửa sổ phía trước hành lang bộ và lên phòng 604 qua ban công, thì sau 37 phút đám cháy đã bao trùm các phòng 504, 512 và 604 tại tầng 5,6 của tòa nhà.
* Vì vậy diện tích đám cháy:
Fđc = 6x10x3 = 180 m2 (là diện tích của các phòng 504, 512và 604)
* Chữa cháy theo mặt lửa:
Fcc = 10 x 3 x 5 = 150 m2 (tầm phun sâu hiệu quả của lăng B là 5m)
* Lưu lượng nước chữa cháy cần thiết với cường độ phun nước là ict= 0,2 (l/m2.s)
Qct = ict x Fcc= 150x0,2 = 30 (l/s)
Để đảm bảo công tác chữa cháy đạt hiệu quả cao nên triển khai đội hình chữa cháy qua các cầu thang bộ kết hợp sử dụng xe thang chữa cháy và cứu người bị nạn trên các tầng cao.
Do chữa cháy trên tầng 5 và 6, để đảm bảo áp lực nước cho các lăng chữa cháy nên triển khai lăng giá chữa cháy.
* Số lăng giá chữa cháy: 02 lăng (lưu lượng của lăng giá là 14/s) Số xe triển khai lăng giá: Nxe= Nl/ Nl/x= 2/1 = 2 (xe)
* Số lăng A chữa cháy theo đường thang bộ: 02 lăng
Số xe chữa cháy cần thiết là:
Nxe = Nl/ Nl/x= 2/1 =2 (xe) (để đảm bảo áp lực chữa cháy, triển khai 01 lăng A/1 xe)
* Lưu lượng nước làm mát:
Qlm = 0,5x Qct = 0,5 x 30 = 15 (l/s)
* Số lăng cần thiết làm mát là:
Nlm =Qlm /qlB
Nlm = 15/3,5 = 4,29 (lăng) Lấy tròn thành 5 lăng B
* Số xe chữa cháy làm mát cần thiết là:
Nxe/lm= Nlm/ Nl/m = 5/4 = 1,25 (xe) Lấy tròn 02 xe.
* Để thuận lợi cho công tác tiếp nước và chữa cháy trong thời gian dài, Chỉ huy chữa cháy điều động thêm 04 xe bồn tiếp nước và 01 máy bơm chữa cháy để tiếp nước cho các xe chữa cháy.
* Vậy số xe tham gia chữa cháy là: Nxe = Nxecc + Nxelm + Nxe bồn = 4+2+4 = 10 (xe).
* Số tiểu đội tham gia chữa cháy: Ntđ= 11 (tiểu đội).
* Số CBCS tham gia chữa cháy: Ncbcs = 51 (CBCS)
* Lực lượng, phương tiện khác phục vụ chữa cháy và CNCH
- Lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc trong quá trình chữa cháy và CNCH: 05 CBCS và các trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ.
- Lực lượng, phương tiện y tế cấp cứu, vận chuyển người bị thương vong: 03 xe cứu thương, 09 người.
- Lực lượng, phương tiện bảo đảm giao thông, giữ gìn ANTT khu vực chữa cháy: 04 xe chuyên dụng và dụng cụ hỗ trợ, 20 CBCS.
- LLPT thực hiện việc chiếu sáng: 01 xe chiếu sáng và 04 CBCS
- LLPT bảo đảm hậu cần (bổ sung xăng, dầu, chất chữa cháy, các trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị an toàn... và phục vụ ăn uống trong điều kiện chữa cháy kéo dài). 01 xe chuyên dụng, 05 CBCS.
2. Thống kê lực lượng, phương tiện dự kiến huy động ứng phó thảm họa cháy lớn
a) Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng
STT |
Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở có lực lượng, phương tiện cần huy động |
Địa chỉ |
Số điện thoại liên lạc |
Dự kiến tham gia ứng phó NCT, KCN, KĐT, KDC |
Tổng số lực lượng |
Tổng số phương tiện |
Tên và số lượng phương tiện cụ thể cần huy động |
I |
Các đơn vị Công an ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Phòng PC07 |
P. Đông Hải, TPTH |
114 hoặc 02372917808 |
NCT |
90 CBCS |
19 |
02 xe CNCH, 02 xe thang, 08 xe CC, 05 xe bồn, 02 bộ cứu người trên cao CMC |
2 |
Phòng PV01 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889235 |
NCT |
05 |
|
Phương tiện, dụng cụ đảm bảo thông tin liên lạc |
3 |
Phòng PX03 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889205 |
NCT |
03 |
|
Phương tiện, dụng hỗ trợ |
4 |
Phòng PH10 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889258 |
NCT |
08 |
02 |
01 xe chuyên dụng, 01 xe cứu thương |
5 |
Phòng PC08 |
P. Đông Thọ, TPTH |
069 2889302 - 02373 853085 |
NCT |
05 |
02 |
02 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
6 |
Công an TP Thanh Hóa |
P. Đông Hải, TPTH |
02373852285 |
NCT |
10 |
01 |
01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
7 |
Công an P. Điện Biên |
P. Điện Biên, TPTH |
02373851152 |
NCT |
05 |
01 |
01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
II |
Các đơn vị Quân đội đóng ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
P. Đông Hương, TPTH |
02373.852.130 |
NCT |
30 |
02 |
01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và phương tiện nghiệp vụ |
2 |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
P. Tân Sơn, TPTH |
02373856389 |
NCT |
20 |
02 |
01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và phương tiện nghiệp vụ |
III |
Các tổ chức, cơ sở ở địa phương có lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (bao gồm phương tiện trực tiếp và hỗ trợ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu y tế) |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
P. Đông Vệ, TPTH |
115 02373.951.167 |
NCT |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
2 |
Bệnh viện Đa khoa thành phố |
P. Đông vệ, TPTH |
115 |
NCT |
03 |
01 |
01 xe cứu thương |
3 |
Điện lực thành Phố |
P. Điện Biên, TPTH |
02372.838.999 |
NCT |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
4 |
Công ty CP cấp nước Thanh Hóa |
P. Đông Vệ, TPTH |
0373.852.966 |
NCT |
02 |
|
Phương tiện cần thiết |
IV |
UBND cấp huyện, cấp xã nơi có nhà cao tầng và các sở, ban, ngành ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
P. Tân Sơn, TPTH |
02376.256.157 |
NCT |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
2 |
Sở Y tế |
P. Ba Đình, TPTH |
02373.852.263 |
NCT |
03 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
3 |
Sở Xây dựng |
P. Điện Biên, TPTH |
0373.751.644 |
NCT |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
4 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
P. Điện Biên, TPTH |
02373.713.988 |
NCT |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
5 |
UBND thành phố |
P. Đông Hải, TPTH |
02373852331 |
NCT |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
6 |
UBND P. Điện Biên |
P. Điện Biên, TPTH |
02373.759.980 |
NCT |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
b) Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động ứng phó thảm họa cháy lớn khu công nghiệp
STT |
Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở có lực lượng, phương tiện cần huy động |
Địa chỉ |
Số điện thoại liên lạc |
Dự kiến tham gia ứng phó NCT, KCN, KĐT, KDC |
Tổng số lực lượng |
Tổng số phương tiện |
Tên và số lượng phương tiện cụ thể cần huy động |
I |
Các đơn vị Công an ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Phòng PC07 |
P. Đông Hải, TPTH |
114 hoặc 02372917808 |
KCN |
70 CBCS |
14 |
02 xe CNCH, 06 xe CC, 05 xe bồn, 01 MBCC, phương tiện phá dỡ, banh cắt |
2 |
Phòng PV01 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889235 |
KCN |
05 |
|
Phương tiện, dụng cụ đảm bảo thông tin liên lạc |
3 |
Phòng PX03 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889205 |
KCN |
03 |
|
Phương tiện, dụng hỗ trợ |
4 |
Phòng PH10 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889258 |
KCN |
08 |
02 |
01 xe chuyên dụng, 01 xe cứu thương |
5 |
Phòng PC08 |
P. Đông Thọ, TPTH |
069 2889302 - 02373 853085 |
KCN |
05 |
02 |
02 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
6 |
Công an TP Thanh Hóa |
P. Đông Hải, TPTH |
02373852285 |
KCN |
10 |
01 |
01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
7 |
Công an P. Quảng Hưng |
P. Quảng Hưng, TPTH |
02373.910.221 |
KCN |
05 |
01 |
01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
II |
Các đơn vị Quân đội đóng ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
P. Đông Hương, TPTH |
02373.852.130 |
KCN |
30 |
02 |
01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và phương tiện nghiệp vụ |
2 |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
P. Tân Sơn, TPTH |
02373856389 |
KCN |
20 |
02 |
01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và phương tiện nghiệp vụ |
III |
Các tổ chức, cơ sở ở địa phương có lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (bao gồm phương tiện trực tiếp và hỗ trợ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu y tế) |
|
|
|
|
|
|
1 |
Công ty TNHH giầy SUNJADE Việt Nam |
KCN Lễ Môn, P. Quảng Hưng, TPTH |
097.382.1102 |
KCN |
80 |
|
01 xe CC, 02 máy nâng, các trang thiết bị, phương tiện CC đã được trang bị |
2 |
Công ty TNHH giầy aresa Việt Nam |
KCN Lễ Môn, P. Quảng Hưng, TPTH |
094.672.2915 |
KCN |
04 |
04 |
04 máy nâng |
3 |
Công ty cổ phần đầu tư phát triển VICENZA |
KCN Lễ Môn, P. Quảng Hưng, TPTH |
0904942789 |
KCN |
01 |
01 |
01 máy ủi |
4 |
Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng KCN Thanh Hóa |
KCN Lễ Môn, P. Quảng Hưng, TPTH |
0912087807 |
KCN |
01 |
01 |
01 máy xúc |
5 |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
P. Đông Vệ, TPTH |
115 02373.951.167 |
KCN |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
6 |
Bệnh viện Đa khoa thành phố |
P. Đông vệ, TPTH |
115 |
KCN |
03 |
01 |
01 xe cứu thương |
7 |
Điện lực thành Phố |
P. Điện Biên, TPTH |
02372.838.999 |
KCN |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
8 |
Công ty CP cấp nước Thanh Hóa |
P. Đông Vệ, TPTH |
0373.852.966 |
KCN |
02 |
|
Phương tiện cần thiết |
IV |
UBND cấp huyện, cấp xã nơi có nhà cao tầng và các sở, ban, ngành ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
P. Tân Sơn, TPTH |
02376.256.157 |
KCN |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
2 |
Sở Y tế |
P. Ba Đình, TPTH |
02373.852.263 |
KCN |
03 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
3 |
Sở Xây dựng |
P. Điện Biên |
0373.751.644 |
KCN |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
4 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
P. Điện Biên |
02373.713.988 |
KCN |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
5 |
Sở Công thương |
P Đông Hưng, TPTH |
02373.852.103 |
KCN |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
6 |
Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN |
Tĩnh Gia, Thanh Hóa |
02373.617.239 |
KCN |
03 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
7 |
UBND thành phố |
P. Đông Hải, TPTH |
02373852331 |
KCN |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
8 |
UBND P. Quảng Hưng |
P. Quảng Hưng, TPTH |
|
KCN |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
c) Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động ứng phó thảm họa cháy lớn khu đô thị, khu dân cư (KĐT, KDC)
STT |
Tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở có lực lượng, phương tiện cần huy động |
Địa chỉ |
Số điện thoại liên lạc |
Dự kiến tham gia ứng phó NCT, KCN, KĐT, KDC |
Tổng số lực lượng |
Tổng số phương tiện |
Tên và số lượng phương tiện cụ thể cần huy động |
I |
Các đơn vị Công an ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Phòng PC07 |
P. Đông Hải, TPTH |
114 hoặc 02372917808 |
KĐT, KDC |
80 CBCS |
18 |
02 xe CNCH, 02 xe thang, 06 xe CC, 04 xe bồn, 01 MBCC, 01 xe chiếu sáng, 02 bộ cứu người trên cao CMC, thiết bị banh, cắt phá dỡ |
2 |
Phòng PV01 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889235 |
KĐT, KDC |
05 |
|
Phương tiện, dụng cụ đảm bảo thông tin liên lạc |
3 |
Phòng PX03 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889205 |
KĐT, KDC |
03 |
|
Phương tiện, dụng hỗ trợ |
4 |
Phòng PH10 |
P. Điện Biên, TPTH |
0692889258 |
KĐT, KDC |
08 |
02 |
01 xe chuyên dụng, 01 xe cứu thương |
5 |
Phòng PC08 |
P. Đông Thọ, TPTH |
069 2889302 - 02373 853085 |
KĐT, KDC |
05 |
02 |
02 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
6 |
Công an TP Thanh Hóa |
P. Đông Hải, TPTH |
02373852285 |
KĐT, KDC |
10 |
01 |
01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
7 |
Công an P. Đông Vệ |
P. Đông Vệ, TPTH |
02373851147 |
KĐT, KDC |
05 |
01 |
01 xe chuyên dụng và các dụng cụ hỗ trợ |
II |
Các đơn vị Quân đội đóng ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
P. Đông Hương, TPTH |
02373.852.130 |
KĐT, KDC |
30 |
02 |
01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và phương tiện nghiệp vụ |
2 |
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh |
P. Tân Sơn, TPTH |
02373856389 |
KĐT, KDC |
20 |
02 |
01 xe chỉ huy, 01 xe chở quân và phương tiện nghiệp vụ |
III |
Các tổ chức, cơ sở ở địa phương có lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (bao gồm phương tiện trực tiếp và hỗ trợ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu y tế) |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
P. Đông Vệ, TPTH |
115 02373.951.167 |
KĐT, KDC |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
2 |
Bệnh viện Đa khoa thành phố |
P. Đông vệ, TPTH |
115 |
KĐT, KDC |
03 |
01 |
01 xe cứu thương |
3 |
Điện lực thành Phố |
P. Điện Biên, TPTH |
02372.838.999 |
KĐT, KDC |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
4 |
Công ty CP cấp nước Thanh Hóa |
P. Đông Vệ, TPTH |
0373.852.966 |
KĐT, KDC |
02 |
|
Phương tiện cần thiết |
IV |
UBND cấp huyện, cấp xã nơi có nhà cao tầng và các sở, ban, ngành ở địa phương |
|
|
|
|
|
|
1 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
P. Tân Sơn, TPTH |
02376.256.157 |
KĐT, KDC |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
2 |
Sở Y tế |
P. Ba Đình, TPTH |
02373.852.263 |
KĐT, KDC |
03 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
3 |
Sở Xây dựng |
P. Điện Biên |
0373.751.644 |
KĐT, KDC |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
4 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
P. Điện Biên |
02373.713.988 |
KĐT, KDC |
04 |
01 |
01 xe chuyên dụng |
5 |
UBND thành phố |
P. Đông Hải, TPTH |
02373852331 |
KĐT, KDC |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
6 |
UBND P. Đông Vệ, TPTH |
P. Đông Vệ, TPTH |
02373.853.293 |
KĐT, KDC |
02 |
|
Các phương tiện nghiệp vụ cần thiết |
3. Nhiệm vụ cơ bản của từng lực lượng cần điều động, huy động
3.1. Các đơn vị Công an ở địa phương:
- Phòng PC07: Điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và CNCH; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị tham gia chữa cháy và CNCH; kịp thời đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo chữa cháy và CNCH, Ban Chỉ huy, Ban Tham mưu chữa cháy và CNCH. Đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ, chiến thuật chữa cháy và CNCH. Thông tin phối hợp với các lực lượng tham gia khác bảo đảm trật tự, giao thông, y tế, cấp nước, thông tin liên lạc, chiếu sáng, hậu cần bảo đảm phục vụ chữa cháy và CNCH.
- Phòng PV01: Phối hợp Phòng PC07 tham mưu, giúp lãnh đạo Công an tỉnh trong việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia của các đơn vị trong Công an tỉnh tham gia chữa cháy và CNCH; đảm bảo công tác thông tin liên lạc trong quá trình chữa cháy và CNCH; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Phòng PX03: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo, đài của Trung ương và địa phương tiến hành ghi hình, đưa tin kịp thời về hoạt động chữa cháy, CNCH của các lực lượng tham gia.
- Phòng PH10: Tham mưu các điều kiện về hậu cần phục vụ công tác chữa cháy, CNCH (bổ sung nhiên liệu, hóa chất chữa cháy, phương tiện chiếu sáng, nước uống, thực phẩm và thuốc y tế…) trong trường hợp thời gian chữa cháy, CNCH kéo dài.
- Phòng PC08: Phân luồng, điều tiết, khoanh vùng bảo đảm an toàn giao thông; tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện tham gia chữa cháy, CNCH lưu thông trên các tuyến đường và xung quanh khu vực cháy.
- Công an cấp huyện, thị xã, thành Phố: Đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông, phối hợp với các lực lượng tham gia chữa cháy và CNCH.
- Công an xã, phường, thị trấn: Đảm bảo an ninh trật tự, điều tiết giao thông, phối hợp với các lực lượng tham gia chữa cháy và CNCH.
3.2. Các đơn vị quân đội đóng ở địa phương:
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc. Khi có lệnh huy động của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác CC và CNCH.
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc. Khi có lệnh của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác CC và CNCH.
3.3. Các tổ chức, cơ sở ở địa phương có lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ:
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Theo sự điều động đến hiện trường vụ cháy tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân bị thương trong vụ cháy, đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện chuyên khoa
- Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã, thành phố: Theo sự điều động đến hiện trường vụ cháy tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân bị thương trong vụ cháy, đưa nạn nhân đi cấp cứu tại bệnh viện chuyên khoa
- Chi nhánh điện huyện, thị xã, thành phố: Cắt điện, kiểm tra an toàn điện tại nơi xảy ra cháy và xung quanh khu vực xảy ra cháy.
- Công ty CP cấp nước Thanh Hóa: Vận hành đảm bảo nguồn nước, áp lực nước phục vụ chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Các công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được huy động khác: Triển khai lực lượng, phương tiện của đơn vị mình phối hợp tham gia chữa cháy và CNCH.
3.4. UBND cấp huyện, cấp xã và các sở, ban, ngành ở địa phương:
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia thực hiện có hiệu quả công tác CC và CNCH khi xảy ra sự cố rò rỉ, phát tán và cháy, nổ hóa chất độc hại; đề xuất các giải pháp vệ sinh làm sạch môi trường nơi xảy ra sự cố.
- Sở Y tế: Chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện của các đơn vị trực thuộc, khi có lệnh huy động của chỉ huy chữa cháy, huy động lực lượng y, bác sỹ, phương tiện cấp cứu, cơ số máu, cơ số thuốc cần thiết nhanh chóng đến hiện trường tổ chức sơ cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị; Chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn sẵn sàng tiếp nhận và cấp cứu kịp thời khi có nạn nhân.
- Sở Xây dựng: Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các công trình xây dựng, nhà xưởng, có nguy cơ xảy ra cháy, nổ, sự cố sập đổ; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động lực lượng, phương tiện tham gia CC và CNCH đối với các tai nạn, sự cố khi có lệnh huy động của cấp có thẩm quyền.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với các đơn vị đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt nhằm phục vụ kịp thời hoạt động chỉ đạo, xử lý tình huống trong công tác CC và CNCH.
- Sở Công Thương: Phối hợp với các đơn vị xác định rõ tính chất vật lý, tính chất nguy hiểm, độc tính và các tính chất nguy hại khác của hóa chất thuộc phạm vi quản lý hóa chất của Sở Công Thương để cung cấp cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp để đảm bảo công tác CC và CNCH đạt hiệu quả.
- UBND huyện, thị xã, thành phố: Huy động lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tham gia hỗ trợ chữa cháy và CNCH, đảm bảo an ninh trật tự.
- UBND xã, phường: Huy động lực lượng dân phòng, dân quân tự vệ, các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tham gia hỗ trợ chữa cháy và CNCH, đảm bảo an ninh trật tự.
IV. CƠ CHẾ THÔNG TIN VÀ CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY ỨNG PHÓ
a) Lực lượng cơ sở, quần chúng nhân dân: Khi phát hiện cháy thì phải báo ngay cho Cảnh sát PCCC và CNCH (số điện thoại: 114), chính quyền địa phương sở tại và cơ quan Công an nơi gần nhất; triển khai ngay các hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của cơ sở, khu đô thị hoặc khu dân cư.
b) Chính quyền địa phương sở tại và cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được tin báo cháy phải báo ngay cho Cảnh sát PCCC và CNCH (số điện thoại: 114) và cấp trên trực tiếp biết, đồng thời điều động LLPT nhanh chóng đến tham gia xử lý theo nhiệm vụ được phân công.
c) Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (PC07): Khi nhận được tin báo cháy, nổ lớn phải chỉ đạo kiểm tra thông tin, thông báo nhanh cho Giám đốc Công an tỉnh nắm tình hình, ra lệnh cho các đơn vị ở gần đám cháy xuất quân ngay, báo động hoặc ra lệnh điều động tối đa lực lượng, phương tiện thuộc quyền để nhanh chóng đến chữa cháy và đề xuất việc điều động, huy động các đơn vị thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND (hoặc Trưởng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự) tỉnh, Cục trưởng C07 và Bộ trưởng Bộ Công an. Sau đó nhanh chóng báo cáo Cục trưởng C07 biết về tình hình vụ cháy, các hoạt động đã triển khai và ý kiến chỉ đạo, huy động LLPT của lãnh đạo cấp trên các cấp ở địa phương; tổ chức thông tin truyền đạt lệnh huy động của Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đến các lực lượng được huy động.
d) Giám đốc Công an tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp, Bộ trưởng Bộ Công an, thông tin trao đổi với Chỉ huy trưởng Bộ quân sự tỉnh để đề nghị xin chi viện LLPT của các đơn vị Quân đội (nếu có); trường hợp xác định nguy cơ xảy ra thảm họa cần liên lạc ngay với Cục trưởng C07 để trao đổi thống nhất biện pháp ứng phó; giao Phòng Tham mưu truyền lệnh điều động các đơn vị thuộc Công an tỉnh tham gia xử lý và thông báo lãnh đạo PC07 biết; khi xảy ra thảm họa mà vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng, phương tiện ở địa phương thì kịp thời báo cáo, đề xuất Cục trưởng C07 việc điều động lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH địa phương lân cận chi viện tham gia.
e) Chủ tịch UBND tỉnh khi xác định nguy cơ xảy ra thảm họa hoặc đã xảy ra thảm họa cần báo cáo ngay với Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời báo cáo, trao đổi tình hình ứng phó với Bộ trưởng Bộ Công an để tổ chức công tác chỉ đạo, chỉ huy và điều động, huy động lực lượng, phương tiện của bộ, ngành, địa phương khác chi viện, hỗ trợ tham gia ứng phó kịp thời. Giao Văn phòng UBND tỉnh phối hợp Công an tỉnh liên lạc, truyền đạt lệnh điều động, huy động các lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh.
a) Thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó: Giám đốc Công an tỉnh chủ động báo cáo tình hình và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó.
Thành phần gồm:
- Trưởng Ban Chỉ đạo: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND tỉnh.
- Phó Trưởng ban thường trực: Giám đốc Công an tỉnh.
- Các Phó Trưởng ban: Gồm thủ trưởng cơ quan Quân sự tỉnh và các sở, ban, ngành chủ chốt có liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố nơi xảy ra thảm họa...
- Các thành viên: Gồm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở còn lại có liên quan đến nhiệm vụ chỉ đạo ứng phó.
b) Nhiệm vụ chỉ đạo ứng phó:
Chỉ đạo về mục tiêu, yêu cầu ứng phó; về công tác chỉ huy, phối hợp ứng phó giữa các ngành, các lực lượng:
- Về huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó;
- Về công tác của người bị nạn, chống sập đổ công trình, ngăn chặn tác hại của hơi, khi độc hại; về bảo đảm an toàn cho lực lượng ứng phó;
- Về bố trí địa điểm, hỗ trợ ban đầu đối với việc tập kết người, tài sản đã được cứu, thoát nạn ra khỏi khu vực thảm họa; giữ gìn ANTT khu vực tập kết.
- Về cứu người bị nạn bị thương; kiểm diện và bố trí nơi bảo quản thi thể nạn nhân bị chết (nếu có);
- Về thông tin báo cáo cấp trên các cấp, tuyên truyền về vụ thảm họa;
- Về bảo đảm ANTT, hậu cần phục vụ hoạt động ứng phó;
- Về khắc phục hậu quả và điều tra nguyên nhân, xác định thiệt hại của thảm họa cháy lớn.
Giám đốc Công an tỉnh chủ động báo cáo Ban Chỉ đạo ứng phó và quyết định thành lập Ban Chỉ huy ứng phó.
a) Thành lập Ban Chỉ huy ứng phó:
- Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh - Trưởng ban;
- Đại diện lãnh đạo Phòng PC07 - Phó Trưởng ban thường trực;
- Đại diện Chỉ huy các đơn vị Quân đội có LLPT trực tiếp tham gia ứng phó; đại diện lãnh đạo Phòng Tham mưu thuộc Công an tỉnh; đại diện UBND cấp huyện, thị xã, thành phố (hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp) và đại diện lãnh đạo Công an cấp huyện thị xã, thành phố nơi xảy ra thảm họa cháy lớn - Phó Trưởng ban;
- Đại diện các cơ quan, tổ chức, cơ sở có lực lượng, phương tiện trực tiếp tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu y tế, giữ gìn ANTT - Thành viên;
- Chỉ huy các đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ - Thành viên.
Trong đó: Phó Trưởng ban thường trực có trách nhiệm xác định và đề xuất Trưởng ban chỉ huy toàn diện các biện pháp kỹ, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phân chia các nhiệm vụ, các mũi, khu vực ứng phó; các Phó Trưởng ban còn lại và các thành viên có trách nhiệm đề xuất các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ được giao và chỉ huy lực lượng của mình thực hiện nhiệm vụ đó.
(Trường hợp lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt tại hiện trường thì người đang chỉ huy chữa cháy chủ động báo cáo tình hình đám cháy và tổ chức các hoạt động chữa cháy, những nhiệm vụ cơ bản cần tiếp tục triển khai cho lãnh đạo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH biết để quyết định lấy quyền chỉ huy hoặc giao quyền tiếp tục chỉ huy ứng phó).
b) Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy ứng phó:
- Tổ chức trinh sát, thu thập thông tin về: Tình hình, diễn biến đám cháy, hướng cháy lan mạnh, khả năng xảy ra nổ, sập đổ, xuất hiện và phát tán hơi khí độc hại; số lượng, vị trí người bị mắc kẹt có thể tự di chuyển để hướng dẫn, hỗ trợ họ thoát nạn và số lượng, vị trí người bị nạn đã bị thương vong cần trực tiếp cứu họ ra ngoài; vị trí, số lượng và khả năng sử dụng các đường, lối thoát nạn sẵn có để tổ chức thoát nạn, cứu người; điều kiện, vị trí có thể tạo các lối tiếp cận khác để cứu người...
- Kịp thời tổ chức báo cáo, đề xuất với cấp trên, Ban Chỉ đạo ứng phó về tình hình cháy lớn, các biện pháp triển khai khẩn cấp và việc huy động các lực lượng, phương tiện tham gia; bám sát triển khai nhiệm vụ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo; thành lập và quyết định thành viên Ban Chỉ huy, thành lập Ban Tham mưu ứng phó,…
- Xác định các biện pháp kỹ, chiến thuật chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, qua đó tính toán số lượng lực lượng, phương tiện (qua phương án và tình hình thực tế) cần triển khai ngay các nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cụ thể và ở các mũi. Khu vực cụ thể để tổ chức huy động, bố trí, phân công chỉ huy khu vực để chỉ huy lực lượng, phương tiện triển khai theo nhiệm vụ, khu vực cụ thể.
- Tổ chức điều động, huy động, xin chi viện bổ sung lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước, chất và vật liệu chữa cháy để tham gia ứng phó; điều chỉnh việc bố trí và phân công nhiệm vụ cho các mũi, khu vực ứng phó cho phù hợp, hiệu quả.
- Tổ chức công tác thông tin liên lạc trong hoạt động chỉ huy, trinh sát cứu người và các mũi, khu vực ứng phó.
- Tổ chức sơ cấp cứu người bị nạn; bảo đảm ANTT toàn bộ khu vực diễn ra các hoạt động ứng phó.
4. Công tác tham mưu giúp việc Ban Chỉ huy ứng phó
Ban Chỉ huy ứng phó báo cáo Ban Chỉ đạo ứng phó và quyết định thành lập Ban Tham mưu ứng phó.
a) Thành lập Ban Tham mưu ứng phó:
- Đại diện lãnh đạo Phòng PC07 - Trưởng ban.
- Các cơ quan, tổ chức, cơ sở có đại diện tham gia làm Ban Chỉ huy ứng phó cử người tham gia làm Phó Trưởng ban hoặc thành viên Ban Tham mưu ứng phó do Trưởng ban Tham mưu đề xuất Trưởng ban Chỉ huy ứng phó quyết định.
b) Nhiệm vụ của Ban Tham mưu ứng phó:
Thực hiện việc tổ chức thông tin liên lạc và giúp Ban Chỉ huy triển khai các nhiệm vụ ứng phó nêu trên; truyền đạt mệnh lệnh của Ban Chỉ huy đến chỉ huy các lực lượng tham gia, thường xuyên nắm và báo cáo tình hình triển khai các nhiệm vụ của các mũi, khu vực ứng phó; bảo đảm công tác hậu cần phục vụ các hoạt động ứng phó.
V. KẾT THÚC ỨNG PHÓ THẢM HỌA CHÁY LỚN
Nhiệm vụ của lực lượng Công an sau khi kết thúc ứng phó thảm họa cháy lớn:
1. Đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông xung quanh khu vực xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn lớn, không để tội phạm, phần tử xấu lợi dụng phá hoại, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và nhân dân; chủ trì, phối hợp điều tra nguyên nhân vụ cháy, nổ.
2. Tổng hợp tình hình tai nạn, thương tích của CBCS trong quá trình làm nhiệm vụ, nghiên cứu thực hiện chế độ chính sách thường xuyên cho CBCS trực tiếp làm công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; CBCS tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong vùng, khu vực xảy ra thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư để kịp thời đề xuất chế độ chính sách theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan báo, đài của Trung ương và địa phương tiến hành đưa tin kịp thời về hoạt động chữa cháy, CNCH, ứng phó với thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư của các lực lượng tham gia, bảo đảm tính chính xác, tránh gây hoang mang, thông tin sai lệch trong dư luận xã hội. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác chữa cháy, CNCH.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác ứng phó thảm họa cháy lớn để đề ra biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ứng phó thảm họa cháy lớn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra; thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
5. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đề xuất cấp có thẩm quyền đầu tư, trang bị bổ sung các phương tiện chữa cháy và CNCH nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế nhiệm vụ xử lý các vụ cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp, ứng phó thảm họa cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư./.