ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
19/2007/QĐ-UBND
|
Lào
Cai, ngày 07 tháng 5 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI
ĐOẠN (2007 - 2010)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ luật
Tổ chức UBND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật
Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị
định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Quyết
định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 10/04/2006 của UBND tinh Lào Cai ban hành Quy định
về công tác Thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lào Cai và Quyết định số
52/2006/QĐ-UBND ngày 13/06/2006 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Sửa đổi, bổ sung
Điều 29 của Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 10/04/2006 của UBND tỉnh Lào
Cai;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Trưởng Ban Thi đua,
khen thưởng tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này bản Quy định về phong trào thi đua chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và xóa đói giám nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
(2007-2010).
Điều 2. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở: Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Sở
Lao dộng Thương binh và Xã hội, Sở Công nghiệp; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, Trưởng
ban Thi đua, khen thưởng tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên
quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 121/2004/QĐ-UB
ngay 22/3/2004 của UBND tỉnh Lào Cai về ban hành Quy định thi đua, khen thưởng
trong phong trào Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông lâm nghiệp, nông thôn và Xóa
đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai. (Được đưa tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Vạn
|
QUY ĐINH
VỀ PHONG TRÀO THI ĐUA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐỌAN (2007 - 2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 07/5/2007 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục tiêu thi đua toàn tỉnh
1. Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đa dạng hóa sản xuất kinh doanh, để nâng cao
giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác nông nghiệp, nâng cao
thu nhập bình quân đầu người cho nông dân, phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững. Từng bước thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,
tăng tỷ trọng trong công nghiệp chế biến, thủ công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu
kinh tế nông thôn.
2. Phấn đấu đạt
và vượt các mục tiêu cơ bản (giai đoạn 2006- 2010) về Nông nghiệp và nông thôn
của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIII đề ra là:
- Tổng sản lượng
lương thực có hạt đạt 200.000 tấn.
- Bình quân giá
trị sản xuất/l ha đất canh tác đạt 20 triệu/ năm,
- Giá trị sản
xuất chăn nuôi, thuỷ sản, dịch vụ chiếm trên 45% cơ cấu nội ngành nông nghiệp.
- Bình quân thu
nhập đầu người trong nông nghiệp, nông thôn đạt trên 6 triệu dồng/năm.
3. Đến năm 2010
tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, có năng suất, chất
lượng cao tại các huyện, thành phố trong tỉnh.
4. Giảm tỷ lệ hộ
nghèo hàng năm 5% trở lên.
Điều 2. Yêu cầu thi đua:
1. Phong trào
thi đua phải được quán triệt các thôn, bản, xã, thị trấn, huyện, các hộ gia
đình, Hợp tác xã, Doanh nghiệp, Chủ trang trại, tổ chức sản xuất nông lâm nghiệp
nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, ổn định và nâng cao đời sống
nhân dân.
2. Trong quá
trình thực hiện phong trào thi đua, yêu cầu các cấp các ngành, các hộ gia đình,
các thành phần kinh tế bám sát vào chương trình phát triển nông nghiệp nông
thôn, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân đã được Ban Chấp hành Đảng bộ khoá
XIII thông qua và UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt
Điều 3. Đối tượng thi đua:
1. Các huyện,
thành phố; các xã, thị trấn thuộc huyện, thành phố.
2. Các thành phần
kinh tế (Hợp tác xã, Doanh nghiệp, Chủ trang trại, tổ chức sản xuất nông lâm
nghiệp).
3. Hộ gia đình
4. Cán bộ, công
chức theo dõi, chỉ đạo trực tiếp về phong trào của các cấp, các ngành.
Điều 4. Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
1. Các danh hiện
thi đua, hình thức khen thưởng của Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn: thực hiện theo quy định Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003, Luật
Sửa đổi, bổ sung một số Điều Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005, Nghị định
số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 của Chính phủ, quy định, hướng dẫn của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan.
2. Các danh hiệu
thi đua, hình thúc khen thưởng của UBND tỉnh:
a) Cờ thi đua của
Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) Bằng khen của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Hình thức
khen thưởng của Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công nghiệp,
Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố, xã, thị trấn: Giấy khen.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 5. Tiêu chí đánh giá, chấm điểm thi đua đối với tập thể: điểm tối
đa 100 điểm.
1. Hoàn thành
toàn điện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, các đề án và dự án được cấp
có thẩm quyền giao trong nông nghiệp nông thôn: 95 điểm.
1.1. Các tiêu
chí đánh giá chung (theo các chương trình, dự án và đề án đã dược phê duyệt) gồm:
- Thâm canh
tăng vụ trên đất ruộng,
- Chăn nuôi đại
gia súc,
- Trồng, chế biến
chè chất lượng cao,
- Sản xuất hoa,
- Sản xuất rau
an toàn,
- Trồng cây thuốc
lá.
- Phát triển
nuôi trồng thủy sản.
- Trồng rừng
kinh tế, cảnh quan.
- Xoá đói, giảm
nghèo,
1.2. Các tiêu
chi khác:
- Thu nhập bình
quân đầu người,
- Sản xuất
lương thực,
- Tỷ lệ che phủ
của rừng,
- Tỷ lệ giám
sinh.
1.3. Áp dụng trừ
điểm trong các trường hợp sau đây:
b) Không hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao trong các chương trình, dự án chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và
đề án trồng rừng kinh tế, xóa đói giảm nghèo: mỗi chỉ tiêu không hoàn thành trừ
05 điểm, các chỉ tiêu khác không hoàn thành trừ 02 điểm.
c) Trừ điểm thi
đua hàng năm đối với những địa phương không có báo cáo đánh giá kết quả phong
trào thi đua "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo" từng
năm theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trừ 02 điểm cho mỗi
báo cáo.
2. Tăng thêm ít
nhất 02 mô hình mới về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao, có
tác dụng cho cộng đồng học tập: tối đa 05 điểm.
Điều 6. Tiêu chuẩn thi đua và hình thức khen thưởng:
1. Cờ thi đua của
UBND tỉnh: Tặng cho các đơn vị dẫn đầu các Khối (huyện, xã, thị trấn) đạt tổng
số điểm từ 90 điểm trở lên theo tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm tại Điêu 5 của
Qui định này:
a) 01 huyện dẫn
đầu khối huyện.
b) 01 xã, thị
trấn dẫn đầu trong các xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện, thành phố.
c) Trường hợp
các huyện; xã, thị trấn thuộc địa bàn huyện, thành phố có số điểm bằng nhau thì
lựa chọn đơn vị nào có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch trong chương trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từ 5% trở lên và có nhiều mô hình sản xuất,
kinh doanh mới, có hiệu quả.
2. Bằng khen của
Chủ tịch UBND tỉnh tặng cho:
a) Đối với tập
thể:
- Huyện, xã, thị
trấn có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và xóa đói giảm nghèo, đạt điểm thi đua (theo Điều 5 của qui định này)
từ 90 điểm trở lên nhưng không phải là đơn vị dẫn đầu khối được tặng Cờ thi đua
của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Các hợp tác
xã, doanh nghiệp, chủ trang trại có thành tích tiêu biểu xuất sắc của địa
phương trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, có mô hình sản
xuấi điển hình, có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong năm và giúp
được 2 hộ gia đình thoát nghèo bền vững trở lên hoặc đóng góp công sức, vật chất,
tiền của có tổng giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
b) Đối với cá
nhân:
- Hộ gia đình
có 3 năm liên tục đạt "Hộ nông dân sản xuất giỏi" cấp tỉnh có tổng
thu nhập và bình quân thu nhập cho 1 nhân khâu là:
+ Đối với khu vực
III: Tổng thu nhập trên 35 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân trên 350.000 đồng/khẩu/tháng.
+ Đối với khu vực
II: tổng thu nhập trên 45 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân trên 450.000 đồng/khẩu/tháng.
+ Đối với Khu vực
I: Tổng thu nhập trên 55 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân trên 550.000 đồng/khẩu/tháng.
- Hộ gia đình
giúp được 01 hộ già đình khác thoát nghèo bền vững trở lên hoặc đóng góp công sức,
vật chất, tiền của có tổng giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và đã được huyện,
thành phố khen thưởng.
- Cá nhân, hộ
gia đình có thành tích tiêu biểu xuất sắc của địa phương trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tề nông nghiệp nông thôn, có mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói
giảm nghèo và có áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và xóa đói giảm nghèo và đã được 2 lần tặng giấy khen trở lên.
- Cán bộ theo
dõi, chỉ đạo trực tiếp phong trào thi đua Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói
giảm nghèo của các cấp, các ngành có thành tích xuất sắc trong năm, đã được huyện,
thành phố, ngành tặng giấy khen 2 lần trở lên.
Điều 7. Tiêu
chuẩn khen thưởng của các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lao động
Thương binh và Xã hội, Công nghiệp; Hội Nông dân tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
xã, thị trấn: do Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Lao dộng
Thương binh và xã hội, Công nghiệp; Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh và Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố, xã, thị trấn qui định, hướng dẫn.
Điều 8. Đăng ký Cờ thi đua của UBND tỉnh: hàng năm các xã, thị trấn đăng ký
Cờ thi đua của UBND tỉnh với UBND huyện, thành phố; UBND huyện, thành phố tổng
hợp đăng ký thi đua với UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp đăng ký thi đua báo cáo
UBND tỉnh (qua Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh) thời hạn cuối cùng là ngày 25/02
hàng năm. Riêng năm 2007 thời hạn đăng ký thi đua chậm nhất sau 30 ngày kể từ
khi Quyết định có hiệu lực thi hành.
Điều 9. Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thi đua:
1. UBND tỉnh tổ
chức tổng kết phong trào thi đua "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu kinh tế
và xoá đói giảm nghèo" vào dịp tổng kết công tác năm.
2. UBND các cấp
tổ chức đánh giá kết quả phong trào thi đua "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
xóa đói giảm nghèo" cùng với tổng kết công tác thi đua khen thưởng của địa
phương, xét khen thưởng và đề nghị tỉnh khen thưởng gửi về Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trước ngày 30/12 hàng năm để tổng hợp xét duyệt.
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xây dựng, tổng hợp báo cáo sơ kết hàng năm, báo cáo tổng
kết đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua "Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và Xóa đói giảm nghèo", phối hợp với Sở Lao động- Thương binh vã Xã hội,
Sở Công nghiệp, Hội Nông dân tỉnh và các ngành liên quan, thẩm định thành tích
của các tập thể, cá nhân theo đó nghị của UBND các huyện, thành phố, cơ quan,
doanh nghiệp của tỉnh, xét và gửi hồ sơ về UBND tỉnh (qua Ban Thi đua, khen thưởng
tỉnh) trước ngày 15/01 của năm kế tiếp.
Điều 10. Thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng:
1. Bản thành
tích của tập thể, cá nhân có ý kiến nhận xét của Thủ trưởng trực tiếp (Đối với
hộ nông dân: các xã, thị trấn tóm tắt thành tích và xác nhận).
2. Biên bản xét
khen thưởng và tờ trình đề nghị khen thưởng của Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Biên bản thẩm
định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các hợp tác xã; doanh
nghiệp; chủ trang trại; thành phần kinh tế khác, có biên bản thẩm định mô hình,
áp dụng tiến hộ khoa học kỹ thuật mới vào "chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
xóa đói giảm nghèo" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
4. Đối với Cờ
thi đua của UBND tỉnh phải kèm theo biên bản kiểm phiếu bầu chọn của Hội đồng
Thi đua khen thưởng các huyện, thành phố (bỏ phiếu kín) kèm theo hồ sơ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 11.
1. Giao cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường,
thị trấn phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo".
2. Giao cho Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thường trực phong trào thi đua "Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo" có trách nhiệm phối hợp với Sở
Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Công nghiệp, Hội Nông dân tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện phong trào thi
đua này.
Điều 12. Báo
Lào Cai, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng có
trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu
kinh tế xóa đói giảm nghèo. Phát hiện, nêu gương phổ biến các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện phong trào. Nêu gương các điển hình
tiên tiến, gương người tốt việc tốt, những cách làm mới, làm hay để nhân rộng cổ
vũ phong trào thi đua.
Điều 13. Đề
nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội- nghề nghiệp phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong
phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế xóa đói giảm nghèo; tuyên truyền
động viên các tổ chức, cá nhân, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia thực
hiện và giám sát việc thực hiện phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế
xóa đói giảm nghèo của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 14. Trong
quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh bằng văn bản về Thường thực
phong trào (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
(qua Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh).