Quyết định 1876/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt Đề án Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
Số hiệu | 1876/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/08/2007 |
Ngày có hiệu lực | 13/08/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký | Nguyễn Tiến Thành |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1876/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 13 tháng 08 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
- Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (có bản chi tiết kèm theo).
- Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tài nguyên và Môi trường (có bản chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm triển khai, thực hiện nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1876/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Bình)
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những hồ sơ đầy đủ theo quy định. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ thuộc lĩnh vực được quy định tại điều 2 quy chế này nhưng chưa đầy đủ theo quy định.
Cán bộ, công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ và tiếp tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
Điều 6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có các nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tổ chức, cá nhân tại phòng làm việc của Bộ phận.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1876/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 13 tháng 08 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa của Sở Tài nguyên và Môi trường, bao gồm:
- Quy chế Tổ chức và hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (có bản chi tiết kèm theo).
- Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại Sở Tài nguyên và Môi trường (có bản chi tiết kèm theo).
Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm triển khai, thực hiện nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung thì báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1876/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Bình)
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những hồ sơ đầy đủ theo quy định. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ thuộc lĩnh vực được quy định tại điều 2 quy chế này nhưng chưa đầy đủ theo quy định.
Cán bộ, công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận hồ sơ và tiếp tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
Điều 6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có các nhiệm vụ sau:
1. Tiếp tổ chức, cá nhân tại phòng làm việc của Bộ phận.
2. Xem xét, tiếp nhận giải quyết các nội dung công việc được quy định tại Điều 2 quy chế này, khi hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết phiếu nhận hồ sơ và vào sổ theo dõ. Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh theo quy định.
3. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở thì hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
4. Phân loại, báo cáo lãnh đạo Sở, chuyển hồ sơ tới các phòng chuyên môn để xem xét giải quyết theo quy định.
5. Sau khi có kết quả giải quyết, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy định và lưu hồ sơ.
1. Đối với Trưởng bộ phận
- Theo dõi, nắm tình hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả trả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Quyết định việc tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực theo quy định tại Điều 2 quy chế này để giải quyết thủ tục hành chính.
- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức của bộ phận khi giao tiếp với tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp với các Trưởng phòng thuộc Sở trong việc giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt đối với những hồ sơ liên quan đến nội dung công việc của nhiều phòng, đơn vị trực thuộc Sở. Báo cáo Giám đốc Sở tình hình thực hiện nhiệm vụ của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.
2. Đối với các phòng, đơn vị trực thuộc Sở
- Nhận hồ sơ và vào sổ theo dõi các hồ sơ do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.
- Giải quyết nhanh, gọn các yêu cầu của tổ chức, cá nhân đảm bảo đúng thời gian hẹn trả hồ sơ, đúng pháp luật. Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở không được trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế một cửa.
- Trường hợp hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, đơn vị thì trưởng phòng, đơn vị chịu trách nhiệm chính phải chủ trì phối hợp với các phòng, đơn vị khác để xem xét, giải quyết.
Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Nghiên cứu, xem xét, đề xuất, hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu làm việc về các nội dung liên quan đến hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở.
- Khi hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.
- Đối với những yêu cầu, hồ sơ chưa đúng thủ tục, không thuộc thẩm quyền trách nhiệm giải quyết của Sở thì hướng dẫn và giải thích để tổ chức, cá nhân được biết.
- Hàng ngày, cán bộ, công chức nhận hồ sơ phải vào nhật ký theo dõi việc tiếp nhận và trả kết quả.
- Chịu trách nhiệm thu phí, lệ phí theo đúng quy định của Nhà nước.
- Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự điều hành của Trưởng Bộ phận.
QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA
Điều 11. Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả.
1. Tiếp nhận hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đến làm việc, cán bộ, công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân kê khai, bổ sung (nếu thiếu). Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ đã đúng nội dung, đủ số lượng các loại giấy tờ theo quy định thì cán bộ, công chức nhận hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
- Cán bộ, công chức sau khi nhận hồ sơ, báo cáo Trưởng bộ phận để biết, phân loại hồ sơ và chuyển hồ sơ đã tiếp nhận đến các phòng, đơn vị có trách nhiệm giải quyết. Cuối ngày báo cáo kết quả số lượng nhận hồ sơ và trả kết quả; Theo định kỳ hàng tuần, tháng viết báo cáo tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở.
2. Việc xem xét, giải quyết hồ sơ của các phòng, đơn vị trực thuộc
- Trưởng các phòng, đơn vị trực thuộc Sở chịu trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn được giao khi nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.
- Trường hợp việc giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiều phòng thì phòng nào chịu trách nhiệm chính phải trực tiếp liên hệ với phòng, đơn vị chuyên môn khác để phối hợp giải quyết và hoàn thành các thủ tục cần thiết. Các kết quả giải quyết được thông báo về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
3. Thẩm quyền ký giải quyết công việc
- Đối với những loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở: Trưởng các phòng, tổ chức giúp việc Giám đốc sau khi xem xét giải quyết hoàn tất các văn bản trình lãnh đạo Sở ký, sau đó chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để vào sổ theo dõi và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo lịch đã hẹn.
- Đối với những loại việc thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh: Trưởng các phòng chuyên môn hoàn tất các thủ tục hồ sơ, soạn thảo văn bản báo cáo Giám đốc Sở để trình UBND tỉnh Quyết định, chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một bản để vào sổ theo dõi và thông báo cho tổ chức và cá nhân nếu có yêu cầu.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận kết quả giải quyết từ các phòng, đơn vị thuộc Sở chuyển đến, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo giấy hẹn; Thu phí, lệ phí theo quy định, vào sổ theo dõi và lưu hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân trong quá trình yêu cầu giải quyết công việc phải chấp hành các quy định của cơ quan hành chính Nhà nước về việc bảo đảm trật tự, an ninh, thực hiện theo đúng quy định của quy chế này và các văn bản pháp luật khác. Nếu phát hiện thấy những dấu hiệu tiêu cực, những nhiều, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân của cán bộ, công chức Sở, cần thông báo ngay với Giám đốc Sở hoặc cấp có thẩm quyền để có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc phát sinh hoặc cần bổ sung sửa đổi thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
VỀ VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành theo Quyết định số 1876/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Ninh Bình)
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận giải quyết hồ sơ thuộc các lĩnh vực: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các tổ chức; cấp giấy phép thăm dò, khai thác, gia hạn khai thác, chế biến, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Những hồ sơ không thuộc các lĩnh vực được quy định tại khoản 2 điều này mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường thì tổ chức, cá nhân liên hệ trực tiếp với cán bộ, công chức bộ phận chuyên môn có trách nhiệm thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết.
4. Những hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể để tổ chức, cá nhân biết, liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
CÁC LĨNH VỰC THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA
Điều 3. Hồ sơ và trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức
a. Hồ sơ được lập thành hai (02) bộ, gồm:
- Đơn xin giao đất, thuê đất hoặc đơn xin cấp phép và thuê đất khai thác khoáng sản (theo mẫu).
- Bản sao Quyết định thành lập tổ chức hoặc giấy phép kinh doanh có công chứng nhà nước.
- Bản sao Quyết định đầu tư Dự án hoặc giấy phép đầu tư có công chứng Nhà nước.
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao hoặc xin thuê.
- Bảng thống kê vị trí, diện tích, loại đất khu đất thu hồi để giao hoặc cho thuê.
- Tờ trình của UBND cấp xã về việc đề nghị thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Tờ trình của UBND cấp huyện về việc đề nghị thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Giấy phép khai thác hoặc giấy phép thăm dò khoáng sản và đề án kèm theo (đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản đã được cấp phép).
- Phương án bồi thường thiệt hại, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có).
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn không quá hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa, lập biên bản thẩm định và trình UBND tỉnh.
Điều 4. Hồ sơ thủ tục lĩnh vực Tài nguyên – Khoáng sản.
I. Hồ sơ xin cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn
a. Hồ sơ được lập thành năm (05) bộ, gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép thăm dò (theo mẫu);
2. Đề án thăm dò khoáng sản (theo mẫu);
3. Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản lập trên nền bản đồ địa hình hệ tọa độ VN 2000;
4. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;
5. Văn bản đồng ý và đề nghị của UBND xã (phường), huyện (thị xã, thành phố) có liên quan đến địa bàn khu vực xin thăm dò.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét việc cấp phép.
II. Hồ sơ xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn
a. Hồ sơ được lập thành chín (09) bộ, gồm:
1. Đơn xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (theo mẫu);
2. Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ không nhỏ hơn 1: 5000, hệ tọa độ vuông góc VN-2000;
3. Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò (đối với trường hợp thực hiện công tác thăm dò);
4. Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (theo mẫu);
5. Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mỏ đăng ký sản lượng khai thác lớn hơn 50.000m3/năm hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ trường đối với mỏ đăng ký sản lượng khai thác nhỏ hơn 50.000m3/năm, được phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
6. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng Nhà nước;
7. Văn bản đồng ý và đề nghị của UBND xã (phường), huyện (thị xã, thành phố) có liên quan đến địa bàn khu vực xin khai thác.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét việc cấp phép.
III. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
a. Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho Sở Tài nguyên & Môi trường trước ngày giấy phép hết hiệu lực chín mươi (90) ngày và được lập thành bốn (04) bộ, gồm:
1. Đơn xin gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (theo mẫu);
2. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép.
IV. Hồ sơ xin trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản
a. Hồ sơ được lập thành (04) bộ, gồm
1. Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản (theo mẫu);
2. Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;
3. Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép.
V. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
a. Hồ sơ được lập thành bốn (04) bộ, gồm
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (theo mẫu) và hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;
2. Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác tại thời điểm xin chuyển nhượng;
3. Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân liên doanh có bên nước ngoài.
Việc chuyển nhượng quyền khai thác được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
VI. Hồ sơ xin cấp Giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn
a. Hồ sơ được lập thành chín (09) bộ, gồm:
1. Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản (theo mẫu);
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi chế biến khoáng sản, kèm theo văn bản thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
3. Bản sao xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chức Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
4. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét việc cấp phép.
VII. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản
a. Hồ sơ xin gia hạn phải nộp trước ngày giấy phép chế biến khoáng sản hết hạn chín mươi (90) ngày và được lập thành bốn (04) bộ, gồm:
1. Đơn xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản (theo mẫu);
2. Báo cáo kết quả hoạt động chế biến khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép.
Điều 5. Lĩnh vực Tài nguyên Nước
I. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất
a. Hồ sơ, gồm:
1. Đơn đề nghị cấp phép thăm dò nước dưới đất (theo mẫu);
2. Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (theo mẫu); hoặc thiết kế giếng thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (theo mẫu);
3. Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi thăm dò hoặc văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng đất để thăm dò (có công chứng);
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra hiện trường khi cần thiết, trình UBND tỉnh xem xét cấp phép.
II. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất
a. Hồ sơ, gồm:
1. Đơn đề nghị cấp phép khai thác nước dưới đất (theo mẫu);
2. Đề án khai thác nước dưới đất (theo mẫu);
3. Báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (theo mẫu);
Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò khai thác nước dưới đất đối với công trình lưu lượng nhỏ hơn 200m3/ngày đêm (theo mẫu);
Báo cáo hiện trạng khai thác nước dưới đất (đối với trường hợp khai thác nước dưới đất nhưng chưa có giấy phép (theo mẫu);
4. Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000 hoặc UTM.
5. Bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi đặt giếng khai thác, hoặc văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với chủ đang có quyền sử dụng đất và được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận.
b. Thời gian thực hiện
- Đối với trường hợp đã có giếng khai thác, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan cấp phép xem xét quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép.
Đối với trường hợp chưa có giếng khai thác, trong thời hạn mười (10) ngày làm việc Sở Tài nguyên & Môi trường thẩm định và trình cơ quan cấp phép ra văn bản cho phép thi công giếng khai thác.
III. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
a. Hồ sơ, gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (theo mẫu);
2. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
3. Đề án xả nước thải vào nguồn nước (theo mẫu); Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (đối với trường hợp đang xả nước thải nhưng chưa có giấy phép (theo mẫu);
4. Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải tỷ lệ 1/10.000;
5. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường;
6. Bản sao công chứng giấy chứng nhận hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại nơi xả nước thải, hoặc văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với chủ đang có quyền sử dụng đất và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình UBND tỉnh xem xét cấp phép.
IV. Hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt
a. Hồ sơ, gồm:
1. Đơn đề nghị cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt (theo mẫu);
2. Đề án khai thác sử dụng nước mặt (theo mẫu) kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt đối với trường hợp đang khai thác nước nhưng chưa có giấy phép (theo mẫu);
3. Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước cho mục đích sử dụng theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
4. Bản đồ khu vực và vị trí công trình khai thác tỷ lệ 1/50.000 đến 1/25.000 theo hệ tọa độ VN 2000 hoặc UTM;
5. Văn bản thỏa thuận và đồng ý cho khai thác, sử dụng nước trên các hệ thống công trình cấp nước, tiêu nước thuộc quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân hiện đang quản lý công trình (nếu có);
6. Bản sao công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất tại nơi đặt công trình khai thác, bao gồm: Đất xây dựng trạm bơm và các công trình phụ kèm theo của các trạm bơm, thủy luân, thủy điện, cống lấy nước nguồn. Trường hợp đất nơi đặt công trình khai thác nói trên không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận hoặc văn bản thỏa thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân khai thác với chủ đang có quyền sử dụng đất và được UBND xã, phường xác nhận.
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình UBND tỉnh xem xét cấp phép.
V. Hồ sơ xin cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất
a. Hồ sơ, gồm:
1. Đơn xin cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất (theo mẫu);
2. Bản sao có công chứng quyết định thành lập tổ chức hoặc đăng ký kinh doanh của cấp có thẩm quyền;
3. Bản tường trình năng lực kỹ thuật (theo mẫu).
b. Thời gian thực hiện
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra năng lực thực tế của đơn vị, trình UBND tỉnh cấp phép; Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
Điều 6. Hồ sơ, thủ tục xin thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
a. Hồ sơ, gồm:
- Đơn đề nghị thẩm định của chủ dự án;
- 09 (chín) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu là dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài phải có thêm 01 (một) bản bằng tiếng Anh);
- Bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án (nếu là dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài phải có thêm 01 (một) bản bằng tiếng Anh);
- Đĩa mềm ghi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.
b. Thời gian giải quyết
Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn tất các thủ tục, tổ chức hội đồng thẩm định và trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt.
c. Kinh phí thẩm định
- Kinh phí thẩm định lần đầu do Ngân sách Nhà nước chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm;
- Kinh phí thẩm định từ lần thứ 2 trở đi do chủ dự án chịu trách nhiệm.
TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT HỒ SƠ CÁC LĨNH VỰC KHÁC