Quyết định 187/QĐ-TANDTC năm 2020 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 187/QĐ-TANDTC
Ngày ban hành 17/07/2020
Ngày có hiệu lực 17/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 187/QĐ-TANDTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Giám đốc Học viện Tòa án, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Nội chính Trung ương;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Tỉnh ủy/Thành ủy;
- Các Phó Chánh án TANDTC;
- Thẩm phán TANDTC;
- Các đơn vị trực thuộc TANDTC;
- Các Tòa án nhân dân;
- Cổng TTĐT TANDTC;
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH (TANDTC).

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 187/QĐ-TANDTC ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)

Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16 tháng 6 năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây viết tắt là Luật). Để đảm bảo triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch triển khai thi hành như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Xác định nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp, giữa Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, bộ, ngành có liên quan nhằm đảm bảo triển khai thi hành Luật kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

b) Nâng cao nhận thức về Luật, trách nhiệm triển khai thi hành Luật.

2. Yêu cầu

a) Xác định cụ thể phạm vi, mục đích, yêu cầu và các hoạt động trọng tâm triển khai thi hành Luật; xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.

b) Tòa án nhân dân tối cao, các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các cơ quan, bộ, ngành, đơn vị có liên quan; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức, thực hiện để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật.

c) Việc triển khai thi hành Luật phải đảm bảo thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.

II. NỘI DUNG

1. Công tác chỉ đạo triển khai thi hành Luật

a) Tòa án nhân dân tối cao thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thi hành Luật tại Tòa án nhân dân tối cao do 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Trưởng ban và các thành viên là đại diện lãnh đạo các đơn vị có liên quan.

b) Ban Cán sự Đảng các Tòa án nhân dân cấp tỉnh đề xuất Tỉnh ủy, Thành ủy bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo việc triển khai thi hành Luật tại địa phương cho Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh, thành phố mình.

[...]