Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Thông tư 02/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 02/2020/TT-TANDTC
Ngày ban hành 16/11/2020
Ngày có hiệu lực 01/01/2021
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2020/TT-TANDTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án ngày 16 tháng 6 năm 2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định chi tiết trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao

a) Là đơn vị thường trực giúp việc cho lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao trong việc theo dõi, đôn đốc việc thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (sau đây viết tắt là Luật); là đầu mối phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

b) Tổ chức rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tham mưu đề xuất việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới đảm bảo phù hợp với quy định của Luật.

c) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật.

d) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

2. Trách nhiệm của Học viện Tòa án

a) Xây dựng tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, giảng dạy về hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

b) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại đối với những người được tuyển chọn để bổ nhiệm Hòa giải viên.

c) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại đối với Hòa giải viên, Thẩm phán, công chức, viên chức và người lao động của Tòa án.

d) Tổ chức giảng dạy cho các đối tượng khác về hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

3. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao

a) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hòa giải viên.

b) Theo dõi, quản lý, cập nhật danh sách Hòa giải viên.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng hoặc theo sự phân công của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao.

4. Trách nhiệm của Cục Kế hoạch - Tài chính Tòa án nhân dân tối cao

a) Tham mưu, giúp lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao lập dự toán, tổng hợp dự toán chi tiết kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội quyết định.

[...]