Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2019 về hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La năm 2020 do Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn la ban hành
Số hiệu | 146/KH-UBND |
Ngày ban hành | 18/06/2019 |
Ngày có hiệu lực | 18/06/2019 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Sơn La |
Người ký | Lò Minh Hùng |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-UBND |
Sơn La, ngày 18 tháng 6 năm 2019 |
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA NĂM 2020
Căn cứ Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2020; Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2018, tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán 6 tháng đầu năm, ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2019. UBND tỉnh Sơn La xây dựng Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La năm 2020 với các nội dung sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2019
I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG, THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ KH&CN VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan. UBND tỉnh Sơn La đã cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của Trung ương phù hợp với điều kiện tỉnh Sơn La góp phần từng bước đổi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học như cơ chế đặt hàng và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ bước xác định nhiệm vụ, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đến nghiệm thu bàn giao kết quả nghiên cứu. Đảm bảo việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ KH&CN được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng và không trùng lặp với các nhiệm vụ đã nghiên cứu. Tăng cường kiểm tra, theo dõi việc thực hiện và nghiệm thu đánh giá, thẩm định các nhiệm vụ KH&CN đảm bảo tính khoa học, khách quan, trung thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả và ứng dụng vào thực tiễn.
Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật (QCVN): Thực hiện tốt việc triển khai, áp dụng luật Tiêu chuẩn chất lượng, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy...
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN.
Về phát triển doanh nghiệp KH&CN, tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020”, hằng năm hỗ trợ từ 2-3 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp KH&CN, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 12 doanh nghiệp KH&CN.
Về đổi mới sáng tạo (ĐMST): Tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2025 với mục tiêu thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Sơn La; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh.
Về Đẩy mạnh cải cách hành chính:
Năm 2018: Triển khai áp dụng ISO 9001: 2015 tại 106/150 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Thực hiện lộ trình chuyển đổi phiên bản hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại 04/13 sở, ngành, UBND huyện; Rà soát hủy bỏ 21 TTHC, sửa đổi 23 TTHC và bổ sung 13 TTHC, cập nhật TTHC thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ban hành bộ TTHC lĩnh vực KHCN gồm 40 TTHC; cắt giảm thời gian thực hiện 04 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý đo lường (từ 28 ngày xuống còn 14,5 ngày). Duy trì các TTHC thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4.
6 tháng đầu năm 2019: Rà soát, cập nhật TTHC lĩnh vực KH&CN; nâng cấp và tích hợp các TTHC giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực KHCN.
Thực hiện sắp xếp, tinh gọn, kiện toàn bộ máy tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XII đảm bảo đúng quy định, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các Thông tư hướng dẫn của Bộ KH&CN và các văn bản cụ thể hóa của địa phương còn gặp một số khó khăn như:
- Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTC-BKHCN của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về Hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước còn gặp một số vướng mắc đó là: việc thực hiện xử lý tài sản đối với nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2015 trở về trước không thực hiện được (Không có điều khoản trong hợp đồng ký kết và các nhiệm vụ đã được thanh lý); việc xử lý tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN sẽ không khuyến khích được tổ chức KH&CN tham gia các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt Sơn La là tỉnh miền núi kinh tế nhiều vùng khó khăn, khi triển khai các nhiệm vụ một mặt hỗ trợ các tổ chức chủ trì nâng cao năng lực sản xuất, mặt khác bố trí các mô hình trong dân ứng dụng trong các hộ dân để tạo phong trào nhân rộng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong dân vùng đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg ngày 08.9.2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất và nguồn vốn điều lệ của tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn nên chưa đáp ứng được điều kiện thành lập Quỹ theo quy định.
II. ĐÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp
a) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Tiếp tục triển khai đề tài: giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và các tỉnh phía Bắc. Tại Sơn La, đề tài đã thu thập, tuyển chọn được một số cây nhãn ưu tú để thu thập mắt ghép, tiến hành nhân giống trồng khảo nghiệm một số giống nhãn có triển vọng tại Sơn La; Nghiên cứu hoàn thiện biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng quả; Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Hiện nay đề tài đang triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.
b) Tình hình thực hiện các dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi và nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Năm 2018, tỉnh Sơn La triển khai thực hiện 39 nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong đó 01 đề tài cấp quốc gia, 04 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi và 34 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (31 nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2017 sang và 08 nhiệm vụ phê duyệt mới năm 2018). Các nhiệm vụ được cơ cấu trên các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực nông nghiệp 16 nhiệm vụ chiếm 41%; lĩnh vực xã hội nhân văn, y tế 15 nhiệm vụ chiếm 38 %; Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ 08 nhiệm vụ chiếm 21%. Một số kết quả cụ thể như sau:
Các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đang triển khai về cơ bản đảm bảo tiến độ theo thuyết minh và Hợp đồng. Một số kết quả nổi bật như: đã xây dựng được mô hình sản giống cà phê chè chất lượng cao; Mô hình sản xuất cà phê chè bền vững; Mô hình trồng mới cà phê chất lượng cao có các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, và một số chỉ tiêu về năng suất cao hơn so với mô hình canh tác truyền thống; mô hình nhân giống và nuôi dê lai thương phẩm cũng bước đầu được nhân rộng sang vùng lân cận; mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm đã ứng dụng đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật mới về trồng dâu, chăm sóc thâm canh dâu năng suất cao, nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà và phòng trị bệnh hại nên năng suất kén /vòng trứng tăng 9,6%, sản lượng kén tăng cao, nâng thu nhập cho người nuôi tằm.
Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, kết quả các nhiệm vụ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực. Ngoài ra lĩnh vực xã hội nhân văn tập trung nghiên cứu giữ gìn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch. Một số kết quả nổi bật như:
Dự án: Xây dựng mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã tạo ra sản phẩm nước mắm thượng hạng 5000 lít và nước mắm loại 17000 lít theo TCVN 5107:2003 đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm nước mắm có mùi vị thơm ngon đang được tiếp cận thị trường. Dự án sau khi kết thúc giải quyết được một phần đầu ra cho bà con khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai - Sơn La, tạo ra được sản phẩm nước mắm có chất lượng tốt, sản phẩm rẻ hơn hơn các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường do chi phí nguyên liệu thấp, áp dụng công nghệ tiên tiến, rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm được chi phí năng lượng, nhân công, chất lượng ổn định hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng cao trong xã hội.
Dự án: “xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp” đã hỗ trợ bà con nông dân công nghệ triển khai mô hình nuôi ong mật. Từ kết quả của dự án, các hộ tham gia mô hình có thêm thu nhập khoảng 1,5-2 triệu đồng/thùng ong góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho bà con nông dân vùng đặc biệt khó khăn, ngoài ra việc triển khai dự án nuôi ong đã hạn chế việc chặt phá cây rừng góp phần duy trì môi trường sinh thái tự nhiên và sự đa dạng sinh học.
Dự án “Xây dựng mô hình bảo quản, chế biến và tiêu thụ quả Sơn Tra”, đã thử nghiệm chế phẩm sinh học để kéo dài thời gian bảo quản trên cây. Thiết kế, lắp đặt kho bảo quản lạnh và thử nghiệm bảo quản 40 tấn sản phẩm quả tươi để kéo dài thời gian nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch. Kết quả cho thấy áp dụng phương pháp này có thể kéo dài thời gian bảo quản lên 2 tháng tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho chế biến. Dự án đã sản xuất được hơn 10.000 kg Sơn tra sấy dẻo và 20.000 lít nước uống lên men đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi kết thúc dự án sản phẩm quả Sơn tra sẽ được nâng lên, sản phẩm chế biến từ quả Sơn tra cũng được nhân lên nhiều lần trên thị trường không chỉ cho huyện Bắc Yên mà còn chuẩn bị ứng dụng đối với huyện Mường La, Thuận Châu, là những huyện có tiềm năng về Sơn tra của tỉnh.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-UBND |
Sơn La, ngày 18 tháng 6 năm 2019 |
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA NĂM 2020
Căn cứ Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2020; Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2018, tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán 6 tháng đầu năm, ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2019. UBND tỉnh Sơn La xây dựng Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La năm 2020 với các nội dung sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2019
I. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG, THỂ CHẾ CHÍNH SÁCH VỀ KH&CN VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 và Nghị định, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành có liên quan. UBND tỉnh Sơn La đã cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn của Trung ương phù hợp với điều kiện tỉnh Sơn La góp phần từng bước đổi mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học như cơ chế đặt hàng và quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ bước xác định nhiệm vụ, tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đến nghiệm thu bàn giao kết quả nghiên cứu. Đảm bảo việc xây dựng kế hoạch nhiệm vụ KH&CN được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng và không trùng lặp với các nhiệm vụ đã nghiên cứu. Tăng cường kiểm tra, theo dõi việc thực hiện và nghiệm thu đánh giá, thẩm định các nhiệm vụ KH&CN đảm bảo tính khoa học, khách quan, trung thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả và ứng dụng vào thực tiễn.
Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật (QCVN): Thực hiện tốt việc triển khai, áp dụng luật Tiêu chuẩn chất lượng, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ như Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, QCVN 2:2008/BKHCN về mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy...
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách và quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN.
Về phát triển doanh nghiệp KH&CN, tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020”, hằng năm hỗ trợ từ 2-3 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp KH&CN, đến nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 12 doanh nghiệp KH&CN.
Về đổi mới sáng tạo (ĐMST): Tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 ban hành Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh Sơn La giai đoạn 2017 - 2025 với mục tiêu thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh Sơn La; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh.
Về Đẩy mạnh cải cách hành chính:
Năm 2018: Triển khai áp dụng ISO 9001: 2015 tại 106/150 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Thực hiện lộ trình chuyển đổi phiên bản hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 tại 04/13 sở, ngành, UBND huyện; Rà soát hủy bỏ 21 TTHC, sửa đổi 23 TTHC và bổ sung 13 TTHC, cập nhật TTHC thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ban hành bộ TTHC lĩnh vực KHCN gồm 40 TTHC; cắt giảm thời gian thực hiện 04 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý đo lường (từ 28 ngày xuống còn 14,5 ngày). Duy trì các TTHC thực hiện trực tuyến mức độ 3, 4.
6 tháng đầu năm 2019: Rà soát, cập nhật TTHC lĩnh vực KH&CN; nâng cấp và tích hợp các TTHC giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực KHCN.
Thực hiện sắp xếp, tinh gọn, kiện toàn bộ máy tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XII đảm bảo đúng quy định, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện các Thông tư hướng dẫn của Bộ KH&CN và các văn bản cụ thể hóa của địa phương còn gặp một số khó khăn như:
- Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTC-BKHCN của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ về Hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước còn gặp một số vướng mắc đó là: việc thực hiện xử lý tài sản đối với nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2015 trở về trước không thực hiện được (Không có điều khoản trong hợp đồng ký kết và các nhiệm vụ đã được thanh lý); việc xử lý tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN sẽ không khuyến khích được tổ chức KH&CN tham gia các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt Sơn La là tỉnh miền núi kinh tế nhiều vùng khó khăn, khi triển khai các nhiệm vụ một mặt hỗ trợ các tổ chức chủ trì nâng cao năng lực sản xuất, mặt khác bố trí các mô hình trong dân ứng dụng trong các hộ dân để tạo phong trào nhân rộng mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN trong dân vùng đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg ngày 08.9.2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất và nguồn vốn điều lệ của tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn nên chưa đáp ứng được điều kiện thành lập Quỹ theo quy định.
II. ĐÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp
a) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Tiếp tục triển khai đề tài: giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và các tỉnh phía Bắc. Tại Sơn La, đề tài đã thu thập, tuyển chọn được một số cây nhãn ưu tú để thu thập mắt ghép, tiến hành nhân giống trồng khảo nghiệm một số giống nhãn có triển vọng tại Sơn La; Nghiên cứu hoàn thiện biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng quả; Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. Hiện nay đề tài đang triển khai đảm bảo tiến độ đề ra.
b) Tình hình thực hiện các dự án thuộc Chương trình Nông thôn Miền núi và nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Năm 2018, tỉnh Sơn La triển khai thực hiện 39 nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong đó 01 đề tài cấp quốc gia, 04 dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi và 34 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (31 nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2017 sang và 08 nhiệm vụ phê duyệt mới năm 2018). Các nhiệm vụ được cơ cấu trên các lĩnh vực như sau: Lĩnh vực nông nghiệp 16 nhiệm vụ chiếm 41%; lĩnh vực xã hội nhân văn, y tế 15 nhiệm vụ chiếm 38 %; Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ 08 nhiệm vụ chiếm 21%. Một số kết quả cụ thể như sau:
Các dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi đang triển khai về cơ bản đảm bảo tiến độ theo thuyết minh và Hợp đồng. Một số kết quả nổi bật như: đã xây dựng được mô hình sản giống cà phê chè chất lượng cao; Mô hình sản xuất cà phê chè bền vững; Mô hình trồng mới cà phê chất lượng cao có các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, và một số chỉ tiêu về năng suất cao hơn so với mô hình canh tác truyền thống; mô hình nhân giống và nuôi dê lai thương phẩm cũng bước đầu được nhân rộng sang vùng lân cận; mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm đã ứng dụng đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật mới về trồng dâu, chăm sóc thâm canh dâu năng suất cao, nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn trên nền nhà và phòng trị bệnh hại nên năng suất kén /vòng trứng tăng 9,6%, sản lượng kén tăng cao, nâng thu nhập cho người nuôi tằm.
Đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, kết quả các nhiệm vụ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực. Ngoài ra lĩnh vực xã hội nhân văn tập trung nghiên cứu giữ gìn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của tỉnh Sơn La phục vụ phát triển du lịch. Một số kết quả nổi bật như:
Dự án: Xây dựng mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã tạo ra sản phẩm nước mắm thượng hạng 5000 lít và nước mắm loại 17000 lít theo TCVN 5107:2003 đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm nước mắm có mùi vị thơm ngon đang được tiếp cận thị trường. Dự án sau khi kết thúc giải quyết được một phần đầu ra cho bà con khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai - Sơn La, tạo ra được sản phẩm nước mắm có chất lượng tốt, sản phẩm rẻ hơn hơn các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường do chi phí nguyên liệu thấp, áp dụng công nghệ tiên tiến, rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm được chi phí năng lượng, nhân công, chất lượng ổn định hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng cao trong xã hội.
Dự án: “xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp” đã hỗ trợ bà con nông dân công nghệ triển khai mô hình nuôi ong mật. Từ kết quả của dự án, các hộ tham gia mô hình có thêm thu nhập khoảng 1,5-2 triệu đồng/thùng ong góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho bà con nông dân vùng đặc biệt khó khăn, ngoài ra việc triển khai dự án nuôi ong đã hạn chế việc chặt phá cây rừng góp phần duy trì môi trường sinh thái tự nhiên và sự đa dạng sinh học.
Dự án “Xây dựng mô hình bảo quản, chế biến và tiêu thụ quả Sơn Tra”, đã thử nghiệm chế phẩm sinh học để kéo dài thời gian bảo quản trên cây. Thiết kế, lắp đặt kho bảo quản lạnh và thử nghiệm bảo quản 40 tấn sản phẩm quả tươi để kéo dài thời gian nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch. Kết quả cho thấy áp dụng phương pháp này có thể kéo dài thời gian bảo quản lên 2 tháng tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho chế biến. Dự án đã sản xuất được hơn 10.000 kg Sơn tra sấy dẻo và 20.000 lít nước uống lên men đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi kết thúc dự án sản phẩm quả Sơn tra sẽ được nâng lên, sản phẩm chế biến từ quả Sơn tra cũng được nhân lên nhiều lần trên thị trường không chỉ cho huyện Bắc Yên mà còn chuẩn bị ứng dụng đối với huyện Mường La, Thuận Châu, là những huyện có tiềm năng về Sơn tra của tỉnh.
Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực xã hội và nhân văn tập trung vào việc đề xuất các giải pháp phát triển du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La, phát triển du lịch huyện Mộc Châu, Vân Hồ...; Kết quả đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thủy điện Sơn La”, đã xây dựng được mô hình du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La, đó là mô hình du lịch cộng đồng bản Bon xã Mường Chiên và bản Bó Ban xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai hiện nay đã được HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đưa vào ứng dụng góp phần tăng số lượng du khách đến tham quan làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình và người dân tại vùng du lịch. Doanh nghiệp lữ hành địa phương từ bước đầu khó khăn nay đã có thương hiệu, các đoàn khách du lịch đặt tour ngày càng tăng. Môi trường được quan tâm vệ sinh sạch sẽ hơn, tài nguyên tự nhiên cũng được người dân coi trọng và giữ gìn hơn.
Đối với các nhiệm vụ được phê duyệt mới năm 2019: Hiện nay đang tiến hành các bước phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, đề cương chi tiết, thời gian và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2019 (gồm 13 nhiệm vụ phê duyệt đợt 1 và 03 nhiệm vụ phê duyệt đợt 2).
a) Đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức KH&CN.
Tính đến kỳ báo cáo, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 08 tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Hoạt động của các tổ chức KH&CN tập trung chủ yếu là nghiên cứu xây dựng đề tài, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ KH&CN trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội thực tiễn của tỉnh; thông tin thống kê về KH&CN và một số hoạt động dịch vụ KHKT về khoa học và công nghệ có liên quan.
Về tình hình thực hiện Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14.6.2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La có 02 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã được UBND tỉnh phê duyệt phương án tự chủ theo hình thức tự chủ về chi thường xuyên từ năm 2018 tại Quyết định số 2561/QĐ-UBND ngày 03.10.2017.
- Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN (được sáp nhập từ Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN theo tinh thần Nghị quyết Trung ương sáu, khóa XII từ tháng 10 năm 2018), đến nay đơn vị mới cơ bản hoàn thành xong việc bàn giao tài chính, tài sản sau khi sáp nhập nên hiện nay đơn vị mới đang xây dựng phương án tự chủ để xin ý kiến Sở Tài chính, Sở Nội vụ.
Về mạng lưới KH&CN, tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 12.7.2018 về việc ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
b) Về phát triển nguồn nhân lực KH&CN
Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH&CN được quan tâm chú trọng. Tính đến hết năm 2018, nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh: 1.394 người trong đó Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sỹ: 46 người; thạc sỹ 652 người; đại học, cao đẳng: 696 người.
c) Về kết quả phát triển hạ tầng KH&CN:
Hiện nay tỉnh Sơn La đang triển khai thực hiện 02 dự án tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ từ nguồn cân đối ngân sách tỉnh, trong đó 01 dự án xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng tại huyện Mộc Châu với tổng kinh phí 45 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2016-2020; 01 dự án tăng cường tiềm lực thông tin KH&CN với tổng kinh phí 14,9 tỷ đồng dự kiến bàn giao và đưa vào sử dụng năm 2019.
Đối với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, tỉnh Sơn La đã hoàn thành dự án tăng cường năng lực đo lường thử nghiệm cho Trung tâm với tổng kinh phí 35,990 tỷ đồng (thực hiện giai đoạn 2011-2014), với trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, Trung tâm đã tự chủ được chi thường xuyên từ nguồn thu phí của Trung tâm phục vụ công tác quản lý nhà nước và theo yêu cầu của khách hàng.
3. Phát triển doanh nghiệp KH&CN và thị trường KH&CN
Năm 2017 tỉnh Sơn La đã phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN tỉnh Sơn La đến năm 2020, trong đó mỗi năm hỗ trợ từ 2-3 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp KH&CN, Hiện nay trên địa bàn tỉnh có tổng số 12 doanh nghiệp KH&CN.
Thực hiện Quyết định 2610/QĐ-UBND tỉnh ban hành kế hoạch hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tỉnh đến năm 2025: Tính đến nay, đã có 12/12 UBND huyện, thành phố và 10/10 Sở, Ngành đã xây dựng và triển khai Kế hoạch đặc thù mỗi đơn vị. Riêng Trường Đại học Tây Bắc, Tỉnh Đoàn Sơn La và Hội Liên hiệp phụ nữ Tỉnh đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp riêng theo chương trình phát động của ngành như: Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”; Đề án “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”; Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”.
Hoạt động phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình tiên tiến. Hoạt động phát triển thị trường công nghệ mới chỉ thực hiện qua việc tham gia Chợ công nghệ và thiết bị Techmart hàng năm do Bộ KH&CN tổ chức.
4. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
a) Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa ngày càng được chú trọng, được thực hiện thông qua triển khai các nhiệm vụ KH&CN; Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN và dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Đối với hoạt động nghiên cứu ứng dụng, triển khai dự án sản xuất thử nghiệm, trong đó có một số dự án như: Xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp đã hỗ trợ bà con nông dân công nghệ triển khai mô hình nuôi ong mật. Kết quả bước đầu cho thấy, các hộ tham gia mô hình có thêm thu nhập khoảng 1,5-2 triệu đồng/thùng ong, khi dự án kết thúc góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho bà con nông dân vùng đặc biệt khó khăn; triển khai mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La đã giải quyết được một phần đầu ra đối với sản phẩm cá lòng hồ cho bà con khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo thêm sản phẩm mới của địa phương...
Triển khai Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN: Năm 2017 và 2018 đã hoàn thành hỗ trợ 02 doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp KH&CN, năm 2019 đang tiến hành các thủ tục hỗ trợ 02 doanh nghiệp KH&CN tiếp nhận và hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Thực hiện dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh: Năm 2018 hỗ trợ 01 Công ty cổ phần đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015. Năm 2019 đang khảo sát để hỗ trợ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng, áp dụng và đánh giá chứng nhận VietGAP lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Về thúc đẩy hoạt động ĐMST: Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN và Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 02 hội nghị tập huấn về Khởi nghiệp ĐMST và xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST tại địa phương.
b) Hoạt động sở hữu trí tuệ
Hoạt động sở hữu trí tuệ đang có sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ, cơ bản đáp ứng được đòi hỏi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh đặc biệt được quan tâm chú trọng. Tính đến nay, tỉnh Sơn La đã có 18 sản phẩm mang địa danh của tỉnh được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ (chè Shan tuyết Mộc Châu, quả Xoài tròn Yên Châu; Cà phê Sơn La; chè Olong Mộc Châu, Sơn La; rau an toàn Mộc Châu, Sơn La; nhãn Sông Mã, Sơn La; cam Phù Yên, Sơn La; chuối Yên Châu...); 01 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài (Thái Lan - Sản phẩm chè Shan tuyết Mộc Châu), đây là sản phẩm nông sản đầu tiên của tỉnh đăng ký bảo hộ thành công tại thị trường nước ngoài.
Hiện nay, sở Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục hỗ trợ các DN, HTX xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh: Mận Sơn La; Chanh leo Sơn La; rau an toàn Sơn La; xoài Sơn La; Bơ Sơn La; nhãn Sơn La. Dự kiến công bố nhãn hiệu vào cuối năm 2019.
Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT được tăng cường, đẩy mạnh nội dung tuyên truyền đa dạng phong phú bằng các hình thức tổ chức các lớp tập huấn, tổ chức Hội thảo và tuyên truyền trên Đài PTTH tỉnh và Báo Sơn La. Tư vấn, hướng dẫn cho trên 10 lượt tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu.
Về phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: Năm 2018 đã tổ chức các phiên họp Hội đồng sáng kiến cấp tỉnh xét, đánh giá cho 80 giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh. UBND tỉnh đã công nhận cho 43 giải pháp. Năm 2019 đang chuẩn bị các điều kiện để họp đợt 1.
c) Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng:
Tuyên truyền Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Luật Đo lường; Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các quy định đến các tổ chức, cá nhân liên quan. Xây dựng và gửi 06 số bản tin TBT năm 2018 và 02 số bản tin TBT năm 2019 đến các tổ chức và cá nhân trong tỉnh.
Kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường chất lượng tại 148 cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, sản xuất nước đóng chai, sản xuất bánh kẹo; kinh doanh hàng điện-điện tử; kinh doanh mũ bảo hiểm; kinh doanh thép xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy các cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.
Hoạt động thanh tra về TCĐLCL: Tổ chức 02 cuộc thanh tra chuyên đề về sử dụng mã số mã vạch, ghi nhãn hàng hóa và vàng trang sức tại 112 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung các cơ sở đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Qua thanh tra đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 03 cơ sở kinh doanh xăng dầu với tổng số tiền 30.000.000đ do vi phạm về việc không áp dụng, duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.
Tiếp tục thực hiện áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 đối với các xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2019 chuyển đổi HTQLCL từ TCVN ISO 9001:2008 sang TCVN ISO 9001:2015 giai đoạn 2018-2020 đối với các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.
d) Kết quả triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4:
Đã tổ chức “Hội nghị tập huấn, phổ biến các văn bản pháp luật về khoa học và công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và khởi nghiệp ĐMST” nhằm nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và phong trào khởi nghiệp ĐMST. Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu tài liệu, hướng dẫn của bộ đầu mối để xây dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện chỉ số về ĐMST (GII), mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai theo Bộ chỉ số của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
5. Công tác đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử; đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân
Công tác kiểm tra và đảm bảo an ninh đối với thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ tại các cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế, các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo đúng quy định. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có trên 50 cơ sở sử dụng thiết bị X-quang trong y tế, trong đó 100% các cơ sở đã được thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của Luật năng lượng nguyên tử.
6. Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế
Năm 2018 và 2019 tỉnh Sơn La không có hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực KH&CN.
Năm 2018 tiến hành 05 cuộc thanh tra gồm: 02 cuộc thanh tra theo kế hoạch; 01 Cuộc thanh tra theo yêu cầu của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Sơn La; 02 cuộc thanh tra chuyên đề diện rộng theo chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Sơn La.
Qua công tác thanh tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở, tổng số tiền phạt là 48.750.000 đ với các nội dung vi phạm: sử dụng thiết bị X- Quang chẩn đoán y tế nhưng không có giấy phép theo quy định, không báo cáo định kỳ hàng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ; tháo dỡ kẹp chì trên phương tiện đo; không áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng xăng dầu theo quy định.
Trong 6 tháng đầu năm 2019 Thanh tra Sở chưa tiến hành các cuộc thanh tra theo kế hoạch công tác thanh tra khoa học và công nghệ năm 2019 đã được phê duyệt.
Về công tác giải quyết đơn thư: 6 tháng đầu năm năm 2019 Sở Khoa học và Công nghệ nhận được 01 đơn thư tố cáo, sau khi xem xét không thuộc thẩm quyền giải quyết đã chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
8. Hoạt động Thông tin và ứng dụng KHCN
Kết quả xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê KH&CN: Năm 2017, 2018 tỉnh Sơn La triển khai xây dựng dự án tăng cường tiềm lực cho Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN với tổng kinh phí 14.900 triệu đồng. Quy mô của dự án gồm nhà làm việc 3 tầng với tổng diện tích xây dựng 366,3m2, các hạng mục phụ trợ và trang thiết bị bao gồm hệ thống phòng quay và dựng chuyên mục video KHCN, hệ thống phòng thu âm, xử lý âm thanh, hệ thống thư viện điện tử, thư viện KH&CN, hệ thống trung tâm tích hợp dữ liệu về KH&CN, hệ thống mạng Lan, mạng Internet, chợ ảo công nghệ và thiết bị và các trang thiết bị khác phục vụ tác nghiệp. Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN đã nhận bàn giao vào tháng 12 năm 2018.
Kết quả hoạt động Thông tin, thống kê KH&CN: Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về ứng dụng tiến bộ KH&CN trong sản xuất và đời sống bằng nhiều hình thức: Xuất bản các ấn phẩm KHCN, tuyên truyền trên Đài PTTH tỉnh và Báo Sơn La. Tổ chức các cuộc điều tra thống kê theo quy định.
Triển khai 05 mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm tăng năng suất cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
9. Hoạt động Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Thực hiện tư vấn xây dựng, áp dụng hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2015 cho 46 đơn vị HCNN cấp xã và triển khai chuyển đổi hệ thống QLCL theo TCVN ISO 9001:2008 sang TCVN ISO 9001:2015 cho 10 đơn vị cấp sở, ngành, UBND huyện.
Thí nghiệm tại hiện trường và tham gia lấy mẫu tại cơ sở được 4.612 mẫu các loại và tổ chức kiểm định không thu phí phục vụ QLNN và kiểm định theo yêu cầu của khách hàng được 29.569 PTĐ các loại.
10. Công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN
a) Công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính:
Rà soát, cập nhật thường xuyên TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý từ Bộ KH&CN theo quy định tại Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ và Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ kịp thời trình ban hành theo quy định.
b) Hiện đại hóa nền hành chính:
Nâng cấp số lượng TTHC thực hiện giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 theo Kế hoạch hằng năm; Tăng cường việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.
Tích hợp toàn bộ TTHC thực hiện trực tuyến lên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và trang TTĐT của Sở tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong phối hợp thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền.
c) Cải cách tổ chức bộ máy:
Ban Hành Quyết định phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị trực thuộc Sở tinh gọn, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII.
Rà soát, sắp xếp bố trí việc làm theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt.
d. Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ:
- Năm 2018: Ban hành kế hoạch chuyển đổi từ ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 giai đoạn 2018-2020 và kế hoạch triển khai ISO 9001:2015 tại cấp các xã/phường/thị trấn giai đoạn 2018-2019. Đã có 135 xã/phường/thị trấn triển khai xây dựng ISO 9001:2015, nâng tổng số đơn vị cấp xã đã áp dụng ISO 9001 là 145 đơn vị (trước năm 2018 đã triển khai 10 đơn vị); 13 sở ban ngành thực hiện chuyển đổi từ ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015. Đã kiểm tra thực tế tại 22 sở/ban/ngành và UBND các huyện/thành phố; 7 cuộc kiểm tra triển khai ISO 9001:2015 đối với cấp xã.
- Năm 2019 (đến thời điểm báo cáo): Thực hiện kiểm tra việc triển khai ISO 9001 tại 11 đơn vị. Thực hiện đôn đốc các Sở ban ngành, UBND các huyện/thành phố trong việc duy trì hệ thống quản lý đã xây dựng và tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi từ ISO 9001:2008 sang ISO 9001:2015 giai đoạn 2018-2020; Đôn đốc UBND các huyện/thành phố tăng cường chỉ đạo, giám sát quá trình triển khai ISO 9001:2015 tại cấp xã/phường/thị trấn giai đoạn 2018-2019.
11. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN
Năm 2018 và 2019 tỉnh Sơn La đang tiếp tục triển khai thực hiện 02 dự án từ nguồn cân đối ngân sách của tỉnh: Dự án Đầu tư xây dựng công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu (tổng kinh phí 45 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020); dự án xây dựng trụ sở và tăng cường tiềm lực Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (tổng kinh phí 14,9 tỷ đồng, thực hiện năm 2017-2018).
12. Hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN
Hiện nay tỉnh Sơn La chưa thành lập Quỹ phát triển KH&CN, do Sơn La là tỉnh miền núi điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nên việc huy động vốn điều lệ của Quỹ, đặc biệt là huy động vốn ngoài ngân sách nhà nước theo Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg ngày 08.9.2015 của Thủ tướng Chính phủ rất khó thực hiện và hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đang trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17.10.2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Vì vậy UBND tỉnh Sơn La đề nghị được hoãn việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN cho đến khi có đầy đủ căn cứ và điều kiện thành lập.
13. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN
a)- Kinh phí năm 2018
ĐVT: triệu đồng
Năm |
Kinh phí sự nghiệp KH&CN |
Kinh phí đầu tư phát triển |
Tổng kinh phí KH&CN |
1 |
2 |
3 |
4=2+3 |
2017 |
22.703 |
0 |
22.703 |
Năm 2018, hoạt động quản lý khoa học và công nghệ thực hiện đảm bảo các nội dung theo kế hoạch và kinh phí được giao.
b) Tình hình phân bổ kinh phí sự nghiệp KH&CN năm 2019.
ĐVT: triệu đồng
Nội dung |
KP được phân bổ |
TH 6 tháng năm 2019 |
Còn lại |
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN |
11.495 |
5.700 |
5.795 |
2. Thực hiện các dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh |
5.495 |
2.500 |
2.995 |
3. Dự án nâng cao NSCL SPHH chủ lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La |
100 |
50 |
50 |
4. Thực hiện Đề án hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
590 |
295 |
295 |
5. Hoạt động tiêu chuẩn ĐLCL |
600 |
300 |
300 |
6. Hoạt động sở hữu trí tuệ |
300 |
50 |
250 |
7. Quản lý công nghệ, ATBX |
50 |
20 |
30 |
8. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ |
50 |
20 |
30 |
9. Thanh tra KH&CN |
100 |
20 |
80 |
10. Quản lý khoa học |
90 |
30 |
60 |
11. Tham mưu tư vấn |
1.200 |
300 |
900 |
12. Hoạt động Q.lý KH&CN cấp huyện |
50 |
20 |
30 |
13. Thực hiện NVTX theo chức năng (Trung tâm Thông tin ƯD KH&CN) |
1.000 |
500 |
500 |
14. Tăng cường tiềm lực |
100 |
50 |
50 |
15. Triển khai chương trình ISO |
200 |
100 |
100 |
16. Thực hiện đề án phát triển, quảng bá thương hiệu |
100 |
30 |
70 |
17. Thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN |
1.183 |
590 |
593 |
TỔNG SỐ |
22.703 |
10.575 |
12.128 |
Dự ước đến hết năm 2019 sẽ hoàn thành nội dung và kinh phí được giao theo kế hoạch.
1. Kết quả đạt được
Trong những năm gần đây hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục đổi hoạt động trên các lĩnh vực được giao, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về KH&CN trên địa bàn tỉnh, về cơ cấu tổ chức bộ máy, Sở Khoa học và Công nghệ đã được kiện toàn, giảm đầu mối các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc theo tinh thần Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Một số kết quả về khoa học và công nghệ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đó là:
Một là: Việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Góp phần quan trọng phục vụ sản xuất đời sống, phát triển nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Hai là: Hoạt động sở hữu trí tuệ được quan tâm đẩy mạnh, góp phần mạnh mẽ trong việc thương mại hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm đặc sản của tỉnh.
Ba là: Hoạt động quản lý công nghệ, an toàn bức xạ và hạt nhân được chú trọng. Tập trung vào các nội dung: thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư; quản lý an toàn bức xạ. Đến nay đã có 12 doanh nghiệp khoa học công nghệ được thành lập.
Bốn là: Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước trong việc quản lý, giám sát, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 vào vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh Sơn La cơ bản hoàn thành theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Năm là: Công tác ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được quan tâm. Nhiều mô hình sản xuất mới được ứng dụng và nhân rộng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất địa phương.
Sáu là: Hoạt động phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ khoa học công nghệ được quan tâm đầu tư đã góp phần hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Bảy là: Hoạt động thông tin, tuyên truyền về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tới người dân được đẩy mạnh góp phần từng bước nâng cao nhận thức về ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Tám là: Hoạt động thanh tra khoa học công nghệ được tăng cường góp phần đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ trong kinh doanh thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Sơn La là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, địa hình chia cắt phức tạp (có nhiều tiểu vùng khí hậu); các doanh nghiệp còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu; dân trí chậm phát triển… là những nhân tố ảnh hưởng đến việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.
Chưa có chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Sơn La, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai ứng dụng nhân rộng kết quả đề tài, dự án sau khi được nghiệm thu.
Hoạt động phát triển thị trường KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ ở mức trung bình tiên tiến.
4. Kiến nghị
Để triển khai thực hiện kế hoạch năm 2020 và các năm tiếp theo, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị với Bộ Khoa học và Công nghệ một số nội dung sau:
1. Có cơ chế hỗ trợ các tỉnh miền núi trong việc áp dụng các kết quả khoa học và công nghệ, xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản có tiềm năng phát triển của địa phương.
2. Tăng cường đầu tư vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ và đầu tư hạ tầng cho các tổ chức khoa học và công nghệ của địa phương đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2020
1. Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31.01.2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2020;
2. Nghị quyết số 53/NQ-HĐND ngày 21.7.2017 của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh đến năm 2025;
3. Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05.6.2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020;
4. Quyết định số 2969/QĐ-UBND ngày 27.11.2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020;
5. Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04.01.2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020;
6. Quyết định số 2378/QĐ-UBND ngày 10.10.2016 về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN tỉnh Sơn La đến năm 2020;
7. Căn cứ Quyết định số 3289/QĐ-UBND ngày 08.12.2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2019;
8. Quyết định số 2610/QĐ-UBND ngày 09/10/2017 của UBND Tỉnh về Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
1. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách mới về quản lý, phương thức đầu tư và cơ chế tài chính. Thực hiện tốt cơ chế đặt hàng, quy trình tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN, tuyển chọn hoặc giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH&CN. Áp dụng cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần thực hiện nhiệm vụ KH&CN.
2. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên các mặt hoạt động: tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; quản lý an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý công nghệ; thông tin và thống kê khoa học công nghệ; thanh tra khoa học công nghệ...
3. Phát triển và xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản địa phương.
4. Đẩy mạnh việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, góp phần cải cách hành chính.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả dự án Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Sơn La giai đoạn 2016-2020.
6. Triển khai thực hiện đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN; Tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
7. Tăng cường tiềm lực và đẩy mạnh hoạt động thông tin KH&CN, hoạt động ứng dụng tiến bộ KH&CN.
8. Tiếp tục đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, tiềm lực cho các tổ chức KH&CN từ nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ và nguồn cân đối ngân sách của tỉnh.
1. Kinh phí sự nghiệp KH&CN năm 2020: 25.810 triệu đồng (Có phụ lục chi tiết kèm theo)
2. Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN: 10 tỷ đồng
Dự án Đầu tư xây dựng khu nghiên cứu ứng dụng về nông lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu: 10 tỷ đồng
Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 30.10.2015 của UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 45 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Từ năm 2016 đến năm 2018 UBND tỉnh đã bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh 27 tỷ đồng (9 tỷ/năm) để thực hiện giải phóng mặt bằng và đang xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án.
Năm 2020 tỉnh Sơn La đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét cân đối, bố trí 10 tỷ đồng để hoàn thành các nội dung dự án.
1. Triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh trong việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp - nông thôn gắn với việc thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV.
Tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ đối với các vùng trọng điểm của tỉnh; tiếp tục triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thông qua kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học cấp quốc gia và Chương trình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường hợp tác khoa học công nghệ với các tỉnh Bắc Lào: Nghiên cứu tăng cường đào tạo chất lượng nguồn nhân lực. Nghiên cứu xây dựng các mô hình phát triển bền vững kinh tế tập thể (HTX), hộ gia đình nông thôn. Nghiên cứu quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng.
Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đặc biệt là các nhiệm vụ KH&CN phục vụ các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng suất khẩu. Nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN tiên tiến vào sản xuất; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan, doanh nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu hệ thống cây ăn quả, các giải pháp phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao (nhãn, xoài, bơ và cây có múi) để thay thế một số cây trồng không hiệu quả trên đất dốc; nghiên cứu công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương...
Thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp từ năm 2019 sang và nhiệm vụ được phê duyệt từ năm 2020.
2. Hoạt động sở hữu trí tuệ, quản lý công nghệ, an toàn bức xạ.
Triển khai Đề án phát triển và quảng bá thương hiệu sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh giai đoạn 2018-2021 theo nội dung đã phê duyệt tại Quyết định số 1013/QĐ-UBND ngày 07.5.2018. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về sở hữu trí tuệ, sáng kiến; tuyên truyền về sở hữu trí tuệ trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gắn với Chương trình mỗi xã một sản phần của tỉnh. Triển khai các dự án xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh chuyển tiếp từ năm 2019 và các dự án được phê duyệt mới năm 2020. Lựa chọn 1-2 sản phẩm đăng ký bảo hộ sang thị trường Trung Quốc. Tư vấn, hướng dẫn các đơn vị xác lập và bảo hộ quyền SHTT khi có yêu cầu.
Triển khai các hoạt động sáng kiến và tổ chức xét công nhận sáng kiến cấp tỉnh cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tổ chức công bố, phổ biến áp dụng rộng rãi các sáng kiến có khả năng áp dụng mang lại lợi ích lớn cho xã hội.
Tổ chức điều tra, đánh giá trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh
Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao phục vụ sự nghiệp CHN, HĐH đất nước.
Triển khai Đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La đến năm 2020.
Thực hiện công tác cấp phép và quản lý nhà nước về an toàn bức xạ tại các cơ sở X-quang y tế. Kiểm tra nhà nước về an toàn bức xạ tại các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ và kiểm tra nhà nước về dị thường phóng xạ tại các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
3. Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST
Tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp đối mới sáng tạo tại tỉnh Sơn La. Nghiên cứu, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao kỹ năng về khởi nghiệp ĐMST từ tầng lớp học sinh, sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh mới, sáng tạo của cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức trên địa bàn để có những giải pháp hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hiện thực hóa.
Tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp, HTX về khởi nghiệp, ĐMST.
4. Hoạt động thanh tra khoa học và công nghệ
Thanh tra đo lường, chất lượng, sở hữu công nghiệp; an toàn bức xạ; đề tài, dự án; thanh tra hành chính.
Giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo theo thẩm quyền. Hướng dẫn các huyện, thành phố giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
5. Hoạt động quản lý khoa học và công nghệ cơ sở
Triển khai nhiệm vụ về quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện, thành phố. Duy trì hoạt động hội đồng khoa học công nghệ cấp huyện, thành phố.
Kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện do Trường nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ tổ chức. Tổ chức lớp tập huấn về khoa học và công nghệ tại cấp huyện.
6. Hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Thanh, kiểm tra nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa thuộc quyền quản lý tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 11 huyện và thành phố. Kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kiểm tra, kiểm soát định kỳ, đề xuất các đơn vị mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi áp dụng và công bố phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 theo đúng các thủ tục hành chính do UBND tỉnh ban hành; Kiểm tra hoạt động tư vấn, xây dựng, áp dụng, chuyển đổi HTQLCL tại các cơ quan hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh đáp ứng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Tiếp tục duy trì và thực hiện nghĩa vụ Thông báo và Hỏi đáp về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại theo nghĩa vụ thành viên WTO. Xuất bản bản tin Thông báo và Hỏi đáp về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Triển khai thực hiện Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030.
7. Hoạt động kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Tổ chức đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000; ISO IEC 17025... cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Tham gia khảo sát đánh giá về đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa tại địa phương;
Thực hiện hoạt động kiểm định, thử nghiệm, giám định phục vụ công tác quản lý nhà nước.
8. Hoạt động thông tin và ứng dụng KHCN
Triển khai thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa Hội Nông dân và Sở KH&CN giai đoạn 2016 - 2020.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về KH&CN và cơ sở dữ liệu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vận hành cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Sơn La.
Thông tin, tuyên truyền về KH&CN trên Đài PTTH hỉnh, báo Sơn La, xuất bản bản tin KHCN và trên website của Sở Khoa học và Công nghệ...; thu thập thông tin và tuyên truyền các kết quả đối với các nhiệm vụ KH&CN đã, đang và sẽ triển khai thực hiện.
Thực hiện điều tra thống kê về KH&CN theo quy định.
Ứng dụng và phổ biến rộng rãi các tiến bộ KH&CN tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Triển khai mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao đời sống cho bà con nông dân trong tỉnh.
Điều tra nhu cầu ứng dụng tiến bộ KH&CN trên địa bàn tỉnh. Tham gia hoạt động kết nối cung cầu do cục ứng dụng khoa học và công nghệ tổ chức.
9. Đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ đối với cán bộ làm công tác quản lý khoa học và công nghệ.
Cử cán bộ tham gia các đoàn học tập, trao đổi kinh nghiệm quản lý về lĩnh vực KHCN do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức.
Tham mưu tổ chức các hội đồng tư vấn cấp tỉnh, cấp cơ sở đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ; các hội đồng đánh giá, tuyển chọn, nghiệm thu, tổng kết đối với các nhiệm vụ KH&CN; các hội đồng thẩm định công nghệ dự án đầu tư.
Tổ chức các lớp tập huấn, Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Bồi dưỡng kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; về Quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (STARTUP) trên địa bàn tỉnh... Tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh tinh thần “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” theo Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.
Tổ chức các hoạt động Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 18.5.
11. Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ
Tiếp tục triển khai thực hiện dự án Đầu tư xây dựng công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu.
Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo đáp ứng phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Hỗ trợ 02 doanh nghiệp, hợp tác xã: Đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng; Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
13. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN
Đơn giản hóa minh bạch quy trình và thủ tục, giảm thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN sử dụng vốn NSNN.
14. Tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Sơn La lần thứ 7 năm 2020
Trên đây là Kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La năm 2020, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 269/BKHCN-KHTC ngày 31/01/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2020. UBND tỉnh Sơn La trân trọng báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Số TT |
Nội dung |
Đơn vị chủ trì, Tác giả |
Tóm tắt nội dung |
Ghi chú |
I |
Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm KHCN |
|
|
|
1 |
Xuất bản 05 số Bản tin Khoa học và Công nghệ; |
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN |
Tuyên truyền, phản ánh tin tức, bài viết đảm bảo tính thời sự, tính chính xác về hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, cùng kết quả nghiên cứu, ứng dụng của các nhiệm vụ KH&CN, |
|
2 |
07 Bản tin video |
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN |
Phản ánh chính xác, kịp thời các hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh |
|
3 |
Xuất bản 500 cuốn lịch Khoa học năm 2019 |
Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KH&CN |
Cung cấp các kiến thức sản xuất nông nghiệp cho người dân theo lịch trình thời gian các tháng trong năm. |
|
II |
Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới |
|
|
Ngày, tháng, năm (nộp đơn, tiếp nhận đơn, công nhận của Cơ quan có thẩm quyền) |
1 |
QUY TRÌNH SẢN XUẤT NẤM CORDYCEPS MILITARIS |
Bạc Thị Thu (VN), Lê Văn Cường (VN), Vũ Thị Thu (VN), Phạm Văn Nhã (VN), Phạm Thị Lan (VN), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (VN), Đỗ Hải Lan (VN), Dương Minh Lam (VN); Địa chỉ: Trường đại học Tây Bắc Đường Chu Văn An, phường Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La |
Sáng chế đề cập đến quy trình sản xuất nấm Cordyceps militaris (C. militaris hay đông trùng hạ thảo), quy trình này về cơ bản bao gồm các bước: i) nuôi cấy tạo nguồn giống và bảo quản giống nấm C. militaris, trong đó giống nấm C. militaris được nuôi cấy tạo nguồn giống trên môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) thạch đĩa có thành phần môi trường như sau: 20 g/L glucoza, 200 g/L khoai tây, 20 g/L agar, 1000 mL H2O, pH = 7,0 và được bảo quản bằng cách sử dụng glyxerol 1 0% ở -80°C; ii) nhân giống C. militaris trong môi trường SDAY lỏng, trong đó C. militaris được nhân giống hai cấp và làm đồng nhất để cấy vào giá thể. iii) cấy giống C. militaris vào giá thể, trong đó giống C. militaris được cấy vào giá thể thích hợp được chọn từ giá thể nhân tạo hoặc giá thể nhộng tằm nguyên con; iv) tạo hệ sợi, trong đó huyền phù hệ sợi nấm C. militaris được cấy vào bình giá thể nhân tạo hoặc giá thể nhộng tằm nguyên con; v) tạo thể quả, trong đó bình giá thể được đặt trong điều kiện tối ưu vô trùng và được chiếu sáng bằng ánh sáng đốn compact; vi) thu hoạch và bảo quản, trong đó C. militaris được thu hoạch theo tiêu chuẩn định trước về thời gian thu hoạch và đặc điểm thể quả, và được bảo quản đông khô và tạo chân không. |
- Ngày nộp đơn: 13.7.2017; - Ngày công bố đơn: 01.9.2017; - Chưa có quyết định cấp văn bằng bảo hộ |
2 |
ĐƯỜNG SẮT TRÊN CÁP CHỊU LỰC |
Sùng A Sơn (VN) Số nhà 33, đường 26 tháng 8, tổ 8, Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. |
Sáng chế đề cập đến đường sắt trên cáp chịu lực bao gồm các nhịp dầm thép chịu lực được liên kết với nhau vững chắc và được nâng lên bởi một đường dây cáp chịu lực được khóa cố định vào hàng cột bê tông. Đường sắt trên cáp chịu lực sử dụng các dầm thép nhẹ hình hộp, đặt khít trên khe hở tại hai đỉnh cột bê tông; trên dầm thép được hàn các thanh tà vẹt, trên thanh tà vẹt lắp đặt hai ray đường sắt chạy song song; dưới dầm thép có hàn khung chịu lực tạo ra một cung tròn của một máng trượt, bên trong máng trượt có đặt dây cáp thép chịu lực. Đường sắt trên cáp chịu lực là loại đường sắt cao tốc trên cao và có thể kết nối với đường sắt cao tốc dưới mặt đất; có thể xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt trên cao trong các đô thị lớn, hoặc có thể xây dựng làm cầu đường sắt. |
- Ngày nộp đơn: 16/05/2016; - Ngày công bố đơn: 27/11/2017; - Chưa có quyết định cấp văn bằng |
3 |
GIÀN THU NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN
|
Sùng A Sơn (VN) Số nhà 33, đường 26 tháng 8, tổ 8, Chiềng Lề, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Việt Nam. |
Sáng chế đề cập đến giàn thu năng lượng sóng biển có cấu tạo là một khung chịu lực lớn, các thanh chịu lực là các cạnh và các đường cao của tam giác đều, các thanh chịu lực được hàn vuông góc với ba đường ống trụ tròn dài rỗng, hai đường ống dưới đáy có đường kính lớn hàn kín và thông với nhau có thể bơm nước ra vào để điều chỉnh giàn thu nổi lên hay chìm xuống; một tấm chắn sóng biển được hàn kín một bên cạnh của tam giác dọc theo bên ngoài của một đường ống đáy và đường ống trên đỉnh nhằm tạo ống áp suất cho giàn thu; các ổ trục nằm ở tâm của tam giác đều liên kết với các đỉnh bằng thanh thép chịu lực; các cánh thu năng lượng cấu tạo dạng chân vịt của tàu thủy, được gắn vào các đoạn trục, khi lắp vào ổ trục sẽ tạo ra một trục nối dài; khi sóng biển di chuyển qua các cánh quạt dạng chân vịt sẽ thu năng lượng của sóng biển làm quay trục roto của máy phát điện |
- Ngày nộp đơn: 15/05/2017 - Ngày công bố đơn: 26/11/2018 - Chưa có quyết định cấp văn bằng |
III |
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành |
|
|
Tên và loại hình doanh nghiệp; địa chỉ; giấy phép kinh doanh; số quyết định công nhận, nhân lực hiện có... |
1 |
HTX Nông nghiệp xanh 26-3 |
Phạm Diệu Vân |
- Quy trình SX cà chua GL1-16 an toàn - Quy trình SX dưa lê vàng an toàn |
Giấy chứng nhận DN KHCN số 128/DNKHCN ngày 06/02/2018 |
2 |
Công ty CP Nafoods Tây Bắc |
Lê Hoài Hưng |
Giống chanh leo Đài nông 1 (Lạc tiên LPH04) |
Sở KH&ĐT Sơn La cấp đăng ký KD số 5500538998 lần đầu ngày 08/6/2016, thay đổi lần 1 ngày 24/4/2018 Giấy chứng nhận DN KHCN số 591/DNKHCN ngày 09/7/2018 |
3 |
Công ty CP Hoa nhiệt đới |
Phạm Ngọc Tuấn |
- Quy trình công nghệ điều khiển nở hoa đúng tết cho cây hoa Lan hồ điệp; - Quy trình kỹ thuật thu hái, đóng gói, xử lý và bảo quản hoa Lan hồ điệp; - Quy trình kỹ thuật trồng hoa Tulip; - Quy trình thu hái, đóng gói, xử lý và bảo quản hoa Lily; - Quy trình kỹ thuật sản xuất hoa Lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp; - Quy trình thu hái, đóng gói, xử lý và bảo quản hoa Tulip; - Quy trình kỹ thuật trồng hoa Lily. |
Sở KH&ĐT cấp đăng ký DN số 0101494203 lần đầu ngày 15/4/2004, thay đổi lần 5 ngày 13/9/2017 Giấy chứng nhận DN KHCN số 872/DNKHCN ngày 12/10/2018 |
4 |
Công ty TNHH Mạnh Thắng |
Đào Ngọc Thắng |
- Giống cây bình vôi hoa đầu, giống ba kích nhân bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật; - Giống cây địa lan nhân bằng công nghệ sinh học |
Sở KH&ĐT Sơn La cấp đăng ký DN mã số 5500381031 lần đầu ngày 24/9/2009, thay đổi lần 3 ngày 18/9/2018 Giấy chứng nhận DN KHCN số 919/DNKHCN ngày 26/10/2018 |
IV |
Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình |
|
|
|
1 |
Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
|
Sơn tra |
Công ty TNHH Bắc Sơn |
Ứng dụng Quy trình công nghệ xử lý cận thu hoạch, thu hái, sơ chế, bảo quản và chế biến quả sơn tra ở quy mô vừa |
|
|
Mận |
HTX dịch vụ Nông nghiệp 19/5 |
Phát triển giống mận chín sớm, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, thâm canh giống mận chín sớm |
|
|
Bơ |
Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thủy sản |
Ứng dụng và hoàn thiện Quy trình kỹ thuật ghép cải tạo, chăm sóc và thu hoạch bơ theo tiêu chuẩn VietGap; Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc bơ theo tiêu chuẩn VietGap; Quy trình kỹ thuật nhân giống bơ bằng phương pháp ghép đoạn cành |
|
|
Mật ong |
HTX Nông nghiệp Nam Phượng |
Ứng dụng và hoàn thiện Quy trình Kỹ thuật nuôi ong mật nội; Quy trình Kỹ thuật nhân giống ong mật nội; Quy trình Kỹ thuật phòng trị bệnh cho ong mật nội; Quy trình Kỹ thuật thu hoạch và sơ chế sản phẩm ong mật nội sau thu hoạch. Tại Sốp Cộp |
|
2 |
Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp |
|
|
|
|
HTX Nông nghiệp xanh 26-3 |
Phạm Diệu Vân |
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất cà chua và dưa lê vàng chất lượng cao theo hướng VietGAP tại tỉnh Sơn La |
|
|
HTX Nông nghiệp Đồng Tiến |
Nguyễn Văn Thắng |
Xây dựng mô hình trồng mới giống chuối tiêu Cavendish (Dole Philippine CS) bằng phương pháp nuôi cấy mô theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La |
|
|
Công ty TNHH Năng lượng Mộc Châu Xanh |
Giang Minh Thái |
Hoàn thiện công nghệ, quy trình kỹ thuật nhằm nâng chất lượng than sinh học để hướng tới xuất khẩu |
|
3 |
Dự án đầu tư trang thiết bị |
|
|
|
3.1 |
Dự án đầu tư xây dựng công trình: Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông, lâm nghiệp tại huyện Mộc Châu, Sơn La |
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh Sơn La |
Quy mô đầu tư: Nhà làm việc, nuôi cấy mô và khu đào tạo 3 tầng; nhà xưởng 2 tầng; Nhà ở học viên 1 tầng; Nhà lưới giá cố định (04 nhà); Nhà lưới trồng cây (03 nhà); Nhà kính có giá di động; nhà bảo vệ; nhà gara ô tô + kho; nhà vệ sinh; các hạng mục khác. Được đầu tư năm 2016, với tổng kinh phí là 45 tỷ đồng; nguồn kinh phí: Cân đối ngân sách tỉnh. Dự án đã và đang triển khai nội dung giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở vật chất. Từ năm 2016 đến nay dự án đã được cấp kinh phí 35 tỷ đồng. |
|
3.2 |
dự án xây dựng trụ sở và tăng cường tiềm lực Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN |
Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh Sơn La |
Quy mô đầu tư: Xây dựng trụ sở và đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; công tác thông tin và thống kê KH&CN phục vụ hoạch định chính sách, ứng dụng tiến bộ KH&CN phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Được đầu tư năm 2017, với tổng kinh phí là 14,9 tỷ đồng; nguồn kinh phí: Cân đối ngân sách tỉnh. Dự án đang hoàn thiện các nội dung được phê duyệt, từ tháng 10/2018 đã bàn giao trụ sở và một số thiết bị cho Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN. Hiện nay đang tiếp tục hoàn thiện hết các nội dung của dự án. |
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
STT |
Tên sản phẩm/ công trình/công nghệ |
Xuất xứ (Ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ ...) |
Hiệu quả kinh tế-xã hội (Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế xã hội, môi trường...) |
Ghi chú |
1 |
Quy trình sản xuất nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ thủy điện Sơn La |
Dự án SXTN: Xây dựng mô hình chế biến nước mắm từ cá nước ngọt lòng hồ tại huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La |
Dự án tạo ra sản phẩm nước mắm thượng hạng 5000 lít và nước mắm loại 1 7000 lít theo TCVN 5107:2003 đảm bảo an toàn thực phẩm, sản phẩm nước mắm có mùi vị thơm ngon đang được tiếp cận thị trường. Dự án sau khi kết thúc giải quyết được một phần đầu ra cho bà con khai thác đánh bắt thủy sản tại huyện Quỳnh Nhai - Sơn La, tạo ra được sản phẩm nước mắm có chất lượng tốt, sản phẩm rẻ hơn các sản phẩm cùng loại đang có trên thị trường do chi phí nguyên liệu thấp, áp dụng công nghệ tiên tiến, rút ngắn được thời gian sản xuất, giảm được chi phí năng lượng, nhân công, chất lượng ổn định hơn, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng cao trong xã hội. |
Cơ quan chủ trì: HTX cơ khí Xuân Hải. |
2 |
Công nghệ nuôi ong mật nội |
Dự án SXTN: Xây dựng mô hình nhân nuôi ong mật (Apis cerana) nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với vườn rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. |
Dự án đã hỗ trợ bà con nông dân công nghệ triển khai mô hình nuôi ong mật. Từ kết quả của dự án, các hộ tham gia mô hình có thêm thu nhập khoảng 1,5-2 triệu đồng/thùng ong góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thêm thu nhập, công ăn việc làm cho bà con nông dân vùng đặc biệt khó khăn, ngoài ra việc triển khai dự án nuôi ong đã hạn chế việc chặt phá cây rừng góp phần duy trì môi trường sinh thái tự nhiên và sự đa dạng sinh học |
Cơ quan chủ trì: HTX Nông nghiệp Nam Phượng (Sốp Cộp). |
3 |
Công nghệ bảo quản, chế biến quả Sơn Tra |
Dự án: “Xây dựng mô hình bảo quản, chế biến và tiêu thụ quả Sơn Tra”. Quy trình công nghệ do Viện nghiên cứu rau quả chuyển giao |
đã thử nghiệm chế phẩm sinh học để kéo dài thời gian bảo quản trên cây. Thiết kế, lắp đặt kho bảo quản lạnh và thử nghiệm bảo quản 40 tấn sản phẩm quả tươi để kéo dài thời gian nâng cao giá trị sản phẩm sau thu hoạch. Kết quả cho thấy áp dụng phương pháp này có thể kéo dài thời gian bảo quản lên 2 tháng tạo nguồn nguyên liệu lâu dài cho chế biến. Dự án đã sản xuất được hơn 10.000 kg Sơn tra sấy dẻo và 20.000 lít nước uống lên men đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi kết thúc dự án sản phẩm quả Sơn tra sẽ được nâng lên, sản phẩm chế biến từ quả Sơn tra cũng được nhân lên nhiều lần trên thị trường không chỉ cho huyện Bắc Yên mà còn chuẩn bị ứng dụng đối với huyện Mường La, Thuận Châu, là những huyện có tiềm năng về Sơn tra của tỉnh. |
Cơ quan chủ trì: Công ty TNHH Bắc Sơn Sơn La |
4 |
Mô hình du lịch cộng đồng bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La |
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thủy điện Sơn La |
đã xây dựng được mô hình du lịch bền vững lòng hồ thủy điện Sơn La, đó là mô hình du lịch cộng đồng bản Bon xã Mường Chiên và bản Bó Ban xã Chiềng Bằng huyện Quỳnh Nhai hiện nay đã được HTX Thủy sản và Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai đưa vào ứng dụng góp phần tăng số lượng du khách đến tham quan làm tăng thêm thu nhập cho hộ gia đình và người dân tại vùng du lịch. Doanh nghiệp lữ hành địa phương từ bước đầu khó khăn nay đã có thương hiệu, các đoàn khách du lịch đặt tour ngày càng tăng. Môi trường được quan tâm vệ sinh sạch sẽ hơn, tài nguyên tự nhiên cũng được người dân coi trọng và giữ gìn hơn. |
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Tây Bắc |
|
|
|
|
|
5 |
tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La |
Đề tài: Nghiên cứu biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La |
đã sơ bộ đánh giá được thực trạng tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Bảo vệ môi trường, Luật lâm nghiệp cho đồng bào cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đã biên soạn sách (cẩm nang) tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La dịch từ tiếng Việt sang tiếng Thái và tiếng Mông, có cả phiên âm chữ Thái và phiên âm chữ Mông cho người không biết đọc chữ Thái, chữ Mông nhưng nói được tiếng dân tộc Thái, dân tộc Mông. Đồng thời biên tập kịch bản sản xuất, DVD bằng tiếng dân tộc Thái, Mông, có chạy phụ đề chữ Việt để tuyên truyền một số nội dung Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp và được tuyên truyền thí điểm tại xã Nà Nghịu và Chiềng Sơ (huyện Sông Mã), bước đầu đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người dân và đơn vị ứng dụng. |
Cơ quan chủ trì: Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao KHCN trường ĐH Tây Bắc |
KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA 03 NĂM 2016-2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
STT |
Tên Chương trình/Đề án |
Chỉ tiêu/mục tiêu đề ra |
Kết quả đạt được |
Đánh giá mức độ hoàn thành |
Lý do |
I |
Chương trình cấp quốc gia |
|
|
|
|
1 |
Nghiên cứu các giải pháp khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và các tỉnh phía Bắc |
Xác định được bộ giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất nhãn bền vững tại Sơn La và một số tỉnh phía Bắc. |
Tại Sơn La, đề tài đã thu thập, tuyển chọn một số cây nhãn ưu tú để thu thập mắt ghép, tiến hành nhân giống trồng khảo nghiệm giống, trồng khảo nghiệm một số giống nhãn có triển vọng tại Sơn La (3 giống/dòng thuộc nhóm giống chín sớm, 3 giống/dòng thuộc nhóm giống chín chính vụ, 3 giống/dòng thuộc nhóm giống chín muộn); Nghiên cứu hoàn thiện biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng quả; Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh. |
45% |
Đề tài đang thực hiện, đến tháng 10/2020 mới kết thúc |
II |
Chương trình NTMN |
|
|
|
|
1 |
Ứng dụng quy trình kỹ thuật nhân giống dê lai và xây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm tại Sơn La. |
Ứng dụng TBKT trong sản xuất để xây dựng mô hình nuôi dê lai có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tỉnh Sơn La nhằm cung cấp giống năng suất cao cho người chăn nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo. Dự án giải quyết việc làm, dạy nghề tạo nguồn thu nâng cao đời sống cho học viên Trung tâm cai nghiện tỉnh Sơn La |
Dự án đã xây dựng được 1000m2 gồm 3 dãy nhà có 43 chuồng nuôi nhốt được từ 8-12 con dê tại Cơ sở Điều trị nghiện ma túy; Sửa chữa chuồng nuôi dê thương phẩm dãy nhà 500 m2; Tiếp nhận 200 dê cái giống 20 dê đực giống để triển khai mô hình; Trồng vùng nguyên liệu cỏ VA 06 và một số loại cây làm thức ăn cho dê; Chuyển giao các quy trình kỹ thuật: Quy trình bảo quản, chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho dê lai; Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê cái và dê đực sinh sản; Quy trình kỹ thuật chọn giống, chọn phối và ghép đôi giao phối dê giống; Quy trình kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng dê con theo mẹ; Quy trình thú y, phòng bệnh cho dê hậu bị, dê sinh sản và dê con theo mẹ; Mở 6 lớp tập huấn cho 300 người dân về kỹ thuật, chăm sóc nuôi dưỡng dê; Đã triển khai ủ hai hố cỏ với số lượng khoảng 100 m3 cỏ ủ đảm bảo chất lượng, quy trình kỹ thuật chăn nuôi; Tuyển chọn một số dê con bàn giao cho các nông hộ mở rộng dự án cho 2 xã Mường Bằng và xã Chiềng Ban; xã Chiềng Bôm và Chiềng Ngần; xây dựng mô hình Nuôi dê thương phẩm lấy thịt cung cấp thực phẩm cho học viên tại Cơ sở. |
50% |
Đề tài đang thực hiện, đến tháng 5/2020 mới kết thúc |
2 |
Xây dựng mô hình ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật nhằm sản xuất cà phê chè bền vững tại tỉnh Sơn La |
Xây dựng được mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến từ khâu giống trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê chè chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, hiệu quả kinh tế cao và bền vững cho ngành sản xuất cà phê tại tỉnh Sơn La |
Đã điều tra, đánh giá hiện, trạng sản xuất, kỹ thuật trồng cà phê chè tại tỉnh Sơn La; Mô hình sản giống cà phê chè chất lượng cao quy mô 300.000 cây/năm; Xây dựng 03 Mô hình sản xuất cà phê chè bền vững quy mô 2 ha/mô hình; 03 Mô hình trồng mới cà phê chất lượng cao quy mô 2 ha/mô hình. Sinh trưởng, phát triển, và một số chỉ tiêu về năng suất của cà phê tại mô hình tăng hơn so với đối chứng; Xây dựng mô hình chế biến, bảo quản cà phê chất lượng cao sản xuất được 100 tấn nhân; Đào tạo, tập huấn kỹ thuật cho kỹ thuật viên và người dân |
100% |
|
3 |
Xây dựng mô hình công nghệ sản xuất phân bón viên nén nhả chậm tại tỉnh Sơn La |
|
|
Dừng thực hiện |
Sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; Có sự thay đổi cơ cấu tổ chức cơ quan chủ trì. |
4 |
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La; |
Ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng dâu, nuôi tằm, bảo quản kén và chế biến tơ nhằm phát triển nghề và tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đồng thời là cơ sở nhân ra các vùng khác |
Đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ các quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm phù hợp với vùng Mộc châu; Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ trồng thâm canh dâu năng suất cao: Quy mô 13,91 ha; Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ nuôi tằm tiên tiến; Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ bảo quản chế biến |
50% |
Đang thực hiện, kết thúc tháng 6/2020 |
5 |
Ứng dụng TBKHCN xây dựng mô hình sản xuất và chế biến rau an toàn chất lượng cao tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La |
Xây dựng thành công mô hình ứng dụng KH&CN cao trong sản xuất và chế biến rau chất lượng cao tạo ra sản phẩm mới từ rau có chất lượng và giá trị tại huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La |
|
|
Chưa thực hiện |
6 |
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển một số giống xoài mới tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La |
|
|
|
Mới bắt đầu thực hiện năm 2019 |
7 |
Ứng dụng khoa học và công nghệ để nhân giống trồng rừng thâm canh thông Caribe cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Sơn La |
Ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới trong trồng rừng thâm canh nhằm tăng năng suất rừng trồng, tăng thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế địa phương trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai và sức lao động từ các hoạt động trồng rừng, cải tạo và nâng cao độ phì của đất đã suy giảm sau các luân kỳ và bảo vệ môi trường sinh thái |
|
|
Mới bắt đầu thực hiện năm 2019 |
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Số TT |
Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển |
Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động1 |
Nhân lực hiện có đến 30/6/2019 |
Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2019 (tr.đ) |
Ghi chú (công lập/ngoài công lập) |
|||||
Tổng số |
Trong đó hưởng lương SNKH |
|||||||||
Tổng số |
Nghiên cứu viên cao cấp/Kỹ sư cao cấp |
Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính |
Nghiên cứu viên/Kỹ sư |
Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên |
||||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
I |
Các đơn vị do cấp bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng |
783/KHCN- GCN ngày 28/10/2016 |
10 |
0 |
|
|
05 kỹ sư; 04 cử nhân |
01 kỹ thuật |
0 |
Công lập |
2 |
Cty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Sông Mã |
586/KHCN- GCN ngày 21/11/2014 |
14 |
02 |
|
|
07 kỹ sư, 02 cử nhân, |
05 trung cấp |
0 |
Công lập |
3 |
Trung tâm Thông tin và ứng dụng KHCN Sơn La |
128/KHCN- GCN ngày 28/01/2019 |
29 (03 HĐ 68) |
29 |
|
|
16 cử nhân; 07 kỹ sư CNTT |
03 trung cấp |
1.983 |
Công lập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
Các đơn vị do cấp khác thành lập được giao cho bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm nghiên cứu và phát triển Nông lâm nghiệp Tây Bắc |
466/KHCN- GCN ngày 27/7/2015 |
22 |
22 |
|
|
17 kỹ sư, 01 cử nhân |
04 trung cấp |
Tự chủ |
Công lập |
2 |
Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ |
467/KHCN- GCN ngày 27/7/2015 |
21 |
04 |
|
02 TS |
17 ths, 01 kỹ sư, 01 cử nhân |
|
Tự chủ |
Công lập |
3 |
Trung tâm Đào tạo và dịch vụ kinh tế |
268/KHCN- GCN ngày 25/4/2016 |
31 |
|
|
01 TS |
27 ThS, 03 cử nhân |
|
Tự chủ |
Công lập |
4 |
Trung tâm Tư vấn Cầu đường Sơn La |
208/KHCN- GCN ngày 10/9/2010 |
10 |
|
|
|
06 kỹ sư |
Kỹ thuật |
Tự chủ |
Ngoài công lập |
5 |
Trung tâm Nông nghiệp bền vững |
918/KHCN- GCN ngày 26/10/2018 |
13 |
0 |
|
01 TS |
05 ThS, 07 cử nhân |
|
Tự chủ |
Ngoài công lập |
|
Tổng số |
08 |
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN NĂM 2017 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Số TT |
Nội dung công việc |
Đơn vị |
Kết quả đạt được (số lượng) |
|
Năm 2018 |
6 tháng đầu năm 2019 |
|||
I |
Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai (QLKH) |
|
|
|
1 |
Lĩnh vực tự nhiên |
N.vụ |
|
|
2 |
Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ |
N.vụ |
08 |
2 |
3 |
Lĩnh vực nông nghiệp |
N.vụ |
17 |
13 |
4 |
Lĩnh vực y, dược |
N.vụ |
02 |
01 |
5 |
Lĩnh vực xã hội |
N.vụ |
10 |
3 |
6 |
Lĩnh vực nhân văn |
N.vụ |
02 |
01 |
II |
Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ |
|
|
|
1 |
Thẩm định công nghệ dự án đầu tư |
DA |
05 |
01 |
2 |
Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ |
HĐ |
00 |
00 |
3 |
Giám định công nghệ |
CN |
00 |
00 |
III |
Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân |
|
|
|
1 |
Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở |
Cơ sở |
09 |
07 |
2 |
Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ |
|
09 |
07 |
3 |
Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ |
Dự án |
00 |
00 |
4 |
Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ |
Giấy phép |
00 |
00 |
IV |
Công tác Sở hữu trí tuệ |
|
|
|
1 |
Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ |
Hồ sơ |
25 |
05 |
2 |
Số đơn nộp đăng ký |
Đơn |
47 |
06 |
3 |
Số văn bằng được cấp |
Văn bằng |
26 |
0 |
4 |
Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp |
Vụ |
0 |
0 |
5 |
Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ |
DA |
14 |
07 |
6 |
Số sáng kiến, cải tiến được công nhận |
SK |
42 |
0 |
V |
Công tác thông tin và thống kê KH&CN |
|
|
|
1 |
Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,...) |
Tài liệu/biểu ghi/CSDL |
- 70 quyển tài liệu - 262 số báo, 232 quyển tạp chí |
-127 số báo, 149 quyển tạp chí |
2 |
Ấn phẩm thông tin đã phát hành |
Ấn phẩm, phút |
5 |
1 |
2.1 |
Tạp chí/bản tin KH&CN |
Tạp chí/bản tin |
|
|
2.2 |
Phóng sự trên đài truyền hình |
Buổi phát |
12 |
1 |
3 |
Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL,...) |
CSDL/biểu ghi/trang tài liệu |
- 146 đề tài được phân loại (từ 1996-2005). - Cập nhật 100 biểu ghi vào trong CSDL, - Số hóa 3.719 trang tài liệu. |
- Phân loại 81 đề tài dự án (2005-2010) - Số hóa 3.424 trang tài liệu. |
4 |
Thông tin về nhiệm vụ KH&CN |
|
|
|
4.1 |
Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành |
Nhiệm vụ |
29 |
18 |
4.2 |
Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện |
Nhiệm vụ |
16 |
08 |
4.3 |
Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng |
Nhiệm vụ |
10 |
|
5 |
Thống kê KH&CN |
|
03 |
01 |
5.1 |
Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng |
Số cuộc/số phiếu |
01 cuộc/ 56 số phiếu điều tra |
01 cuộc/19 số phiếu điều tra |
5.2 |
Báo cáo thống kê cơ sở |
Báo cáo |
01 |
01 |
5.3 |
Báo cáo thống kê tổng hợp |
Báo cáo |
01 |
01 |
6 |
Kết quả khác (nếu nổi trội) |
|
|
|
VI |
Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng |
|
|
|
1 |
Số phương tiện đo được kiểm định |
Phương tiện |
0 |
0 |
2 |
Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng |
Tiêu chuẩn |
0 |
0 |
3 |
Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng |
Quy chuẩn |
0 |
0 |
4 |
Số doanh nghiệp được cấp/gia hạn chứng chỉ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 |
DN |
0 |
0 |
5 |
Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 |
Đơn vị |
152 |
0 |
6 |
Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
Cuộc |
20 |
06 |
7 |
Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả |
Mẫu |
32 |
06 |
VII |
Công tác thanh tra |
|
|
|
1 |
Số cuộc thanh tra |
Cuộc |
06 |
01 |
2 |
Số lượt đơn vị thanh tra |
Đơn vị |
138 |
37 |
3 |
Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có) |
Vụ |
06 |
0 |
4 |
Số tiền xử phạt (nếu có) |
Trđ |
78.750.000đ |
0 |
VIII |
Hoạt động đổi mới công nghệ |
|
|
|
1 |
Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt |
Nhiệm vụ |
00 |
01 |
2 |
Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ2 |
Doanh nghiệp |
0 |
0 |
3 |
Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm |
Doanh nghiệp |
0 |
0 |
4 |
Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng |
Công nghệ |
0 |
0 |
5 |
Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện |
HĐ |
0 |
0 |
6 |
Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ |
Tr.đ |
0 |
0 |
IX |
Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN |
|
|
|
1 |
Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ |
Người |
0 |
0 |
2 |
Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ |
Người |
0 |
0 |
3 |
Kéo dài thời gian công tác |
Người |
0 |
0 |
4 |
Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành |
Người |
0 |
0 |
5 |
Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng |
Người |
0 |
0 |
6 |
Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng |
Người |
0 |
0 |
X |
Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN |
|
|
|
1 |
Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN |
Doanh nghiệp |
02 |
0 |
2 |
Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN (tập trung viện nghiên cứu, trường) |
Cơ sở |
0 |
0 |
3 |
Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN |
Đối tượng |
0 |
0 |
4 |
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN |
Đối tượng |
110 |
40 |
5 |
Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm |
Đơn vị |
0 |
0 |
XI |
Công tác phát triển thị trường KH&CN |
|
|
|
1 |
Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường |
Tr.đ |
0 |
0 |
2 |
Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ |
% |
0 |
0 |
XII |
Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia |
|
|
|
1 |
Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hình thành (doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới) |
Doanh nghiệp |
0 |
0 |
2 |
Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ |
Dự án |
0 |
0 |
3 |
Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ |
Doanh nghiệp |
0 |
0 |
4 |
Số lượng doanh nghiệp tham gia Đề án gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị |
Doanh nghiệp/ tổng giá trị |
0 |
0 |
5 |
Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST |
Tổ chức |
0 |
0 |
VĂN BẢN VỀ KH&CN ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2018 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2019
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH- UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Số TT |
Tên văn bản |
Ngày tháng ban hành |
Cơ quan ban hành |
||
Tỉnh ủy |
HĐND |
UBND |
|||
1 |
Quyết định số 545/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2019 |
14.3.2018 |
|
|
x |
2 |
Quyết định số 849/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng từ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 sang TCVN ISO 9001:2015 đối với các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2018-2020 |
20.4.2018 |
|
|
x |
3 |
Quyết định số 1145/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ thực hiện năm 2018 thuộc dự án "Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020" |
22.5.2018 |
|
|
x |
4 |
Quyết định số 3116/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến 2030 của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La. |
13.12.2018 |
|
|
x |
5 |
Quyết định số 131/QĐ-UBND về việc Ban hành Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh năm 2018 |
19.01.2018 |
|
|
x |
6 |
Quyết định số 129/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 01/QĐ-UBND ngày 04/01/2016 |
19.01.2018 |
|
|
x |
7 |
Quyết định số 1013/QĐ-UBND về việc Ban hành Đề án quảng bá và phát triển thương hiệu giai đoạn 2018 -2020 |
07.5.2018 |
|
|
x |
8 |
Quyết định số 174/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục nhiệm vụ KH&CN đặt hàng năm 2019 |
22.01.2019 |
|
|
x |
9 |
Quyết định số 495/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung danh mục nhiệm vụ KH&CN đặt hàng năm 2019 |
01.3.2019 |
|
|
x |
10 |
Quyết định số 495/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung nhiệm vụ KH&CN năm 2019 |
30.5.2019 |
|
|
|
11 |
Quyết định số 1078/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lực năm 2019 |
13.5.2019 |
|
|
x |
12 |
Quyết định số 636/QĐ-UBND V/v thành lập ban chỉ huy ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Sơn La |
18.3.2019 |
|
|
x |
13 |
Kế hoạch số 16/KH-UBND về Kế hoạch hoạt động KH&CN tỉnh Sơn La năm 2019 |
16.01.2019 |
|
|
x |
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Số nhiệm vụ triển khai năm 2018 |
Số nhiệm vụ mở mới năm 2019 |
||||
Tổng Số |
Số N/V khoán đến sản phẩm cuối cùng |
Số N/V khoán đến từng phần |
Tổng số |
Số N/V khoán đến sản phẩm cuối cùng |
Số N/V khoán đến từng phần |
21 N/V cấp Bộ, Tỉnh |
0 |
21 |
13 |
0 |
13 |
02 N/V cấp cơ sở |
0 |
0 |
03 |
0 |
0 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, TỈNH NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT |
Tên Chương trình/tên nhiệm vụ |
Quyết định phê duyệt |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí |
Đơn vị chủ trì |
||||||
Tổng số |
KP hỗ trợ từ NSNN địa phương |
Nguồn khác |
|||||||||
Tổng |
Đã cấp đến hết năm 2019 (ước) |
Dự kiến kinh phí năm 2020 |
Số còn lại |
Số đã thực hiện năm trước |
Dự kiến 2020 |
||||||
A |
Chuyển tiếp sang 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I |
Chương trình Nông thôn miền núi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La; |
QĐ 1701/QĐ-UBND ngày 13/7/2018 của UBND tỉnh Sơn La, QĐ 2974/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2017 |
2018 - 2020 |
5.133,890 |
827.150 |
755.900 |
71.250 |
|
2.707 |
318,336 |
Công ty cổ phần Dâu tằm Mộc Châu |
II |
Chương trình cấp quốc gia |
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
1 |
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng quả và phát triển sản xuất nhãn bền vững ở một số tỉnh phía Bắc |
QĐ 1928/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Sơn La |
2017-2020 |
3.950,000 |
400,000 |
400,000 |
0 |
|
|
|
Viện nghiên cứu rau quả |
III |
Nhiệm vụ cấp tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Bảo tồn và phát triển giống xoài tròn Yên Châu mang chỉ dẫn địa lý |
QĐ 1928/QĐ-UBND ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Sơn La |
2017-2020 |
980,096 |
980,096 |
606,305 |
156,891 |
|
|
|
UBND huyện Yên Châu Trường Cao đẳng Nông lâm Sơn La Trung tâm giống CTVNTS |
2 |
Trồng thử nghiệm các cây ăn quả (xoài, nhãn..) tại vùng cao huyện Mộc Châu, Yên Châu và Thuận Châu tỉnh Sơn La |
2017-2020 |
1.095,748 |
1.095,748 |
732,022 |
142,786 |
|
|
|
||
3 |
Xây dựng mô hình trồng cây Bơ theo tiêu chuẩn Vietgap trên địa bàn tỉnh Sơn La |
2017-2020 |
2.323,064 |
1.050,540 |
530,143 |
262,164 |
|
|
|
||
4 |
Nghiên cứu cải tiến giống xoài tròn Yên Châu theo hướng quả to, hạt nhỏ, giảm tỷ lệ chất xơ. |
QĐ 1701/QĐ- UBND ngày 13/7/2018 của UBND tỉnh Sơn La |
2018-2020 |
1.202,700 |
1.202,700 |
345,842 |
400,189 |
|
|
|
Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương |
5 |
Nghiên cứu, biên soạn Văn kiện Đảng bộ tỉnh Sơn La giai đoạn 1939 -2015. |
2018-2020 |
896,145 |
896,145 |
564,268 |
331,877 |
|
|
|
Ban Tuyên giáo tỉnh ủy |
|
6 |
Nghiên cứu thực trạng một số bệnh không lây nhiễm, giải pháp nâng cao năng lực khám chữa một số bệnh không lây nhiễm cho y tế cơ sở tỉnh Sơn La |
2018-2020 |
861,545 |
861,545 |
200,030 |
522,749 |
|
|
|
Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La |
|
7 |
Xây dựng mô hình thâm canh một số giống bưởi chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Sơn La |
2018-2020 |
4.004,838 |
1.002,018 |
448,026 |
238,958 |
|
|
|
DNTN Tuấn Tài - TP Sơn La |
|
8 |
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La; |
2018-2020 |
5.133,890 |
827,150 |
199,800 |
556,100 |
|
|
|
Công ty Cổ phần Dâu tằm tơ Mộc Châu |
|
9 |
Nghiên cứu biện pháp phòng chống các loài sâu, bệnh chính trên cây chanh leo theo hướng tổng hợp tại Sơn La |
Chưa có QĐ phê duyệt |
2019-2021 |
955,678 |
955,678 |
244,262 |
387,653 |
323,764 |
|
|
Chi cục Trồng trọt và BVTV |
10 |
Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác quản lý rừng cộng đồng, đề xuất các biện pháp quản lý rừng cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La |
2019-2020 |
968,562 |
968,562 |
475,060 |
493,502 |
|
|
|
Chi cục Lâm nghiệp |
|
11 |
Nghiên cứu đề xuất giải pháp sản xuất phục vụ thúc đẩy xuất khẩu một số sản phẩm cây ăn quả chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La. |
2019-2020 |
707,382 |
707,382 |
396,309 |
311,074 |
|
|
|
Học viện Nông nghiệp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Phát triển kinh tế hợp tác xã theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới: Kinh nghiệm một số địa phương trong nước và giải pháp cho tỉnh Sơn La |
Chưa có QĐ phê duyệt |
2019-2020 |
794,066 |
794,066 |
412,685 |
381,381 |
|
|
|
Học viện Nông nghiệp |
13 |
Nghiên cứu thị trường thủy sản; Định hướng phát triển thủy sản cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ thủy điện Sơn La, Hòa Bình |
2019-2020 |
836,155 |
836,155 |
322,240 |
513,948 |
|
|
|
Trung tâm NC khoa học và chuyển giao CN, trường ĐHTB |
|
14 |
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường chương trình phát triển cây ăn quả trên đất dốc giai đoạn 2016 - 2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện đến năm 2025 |
2019-2020 |
667,768 |
667,768 |
357,105 |
310,663 |
|
|
|
Học viện Nông nghiệp |
|
15 |
Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng mô hình thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch trong sản xuất Na tại Sơn La |
2019-2022 |
991,797 |
991,797 |
447,639 |
182,014 |
362,144 |
|
|
Trường Cao đẳng Nông lâm Sơn La |
|
16 |
Nghiên cứu thực trạng việc làm và xây dựng nội dung tư vấn khởi nghiệp cho thanh niên tỉnh Sơn La trong giai đoạn hiện nay. |
2019-2020 |
839,548 |
839,548 |
422,254 |
417,294 |
|
|
|
Đại học Tây Bắc |
|
17 |
Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa thời kỳ tiền - sơ sử vùng lòng hồ thủy điện Hòa bình thuộc địa bàn tỉnh Sơn La |
Chưa có QĐ phê duyệt |
2019- 2021 |
796,806 |
796,806 |
218,972 |
455,614 |
122,221 |
|
|
Bảo tàng tỉnh Sơn La |
18 |
Nghiên cứu biên soạn từ điển lịch sử - văn hóa tỉnh Sơn La |
2019-2021 |
1.266,625 |
1.266,625 |
345,857 |
393,079 |
527,689 |
|
|
Trường ĐHSP Hà Nội |
|
19 |
Công tác đấu tranh với tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La |
2019-2021 |
706,309 |
706,309 |
427,868 |
157,535 |
120,906 |
|
|
Công An tỉnh Sơn La |
|
20 |
Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã tỉnh Sơn La |
2019-2020 |
692,364 |
692,364 |
332,100 |
360,264 |
323,764 |
|
|
Trường Cao đẳng Y tế |
|
21 |
Đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy Sơn La đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh hiện nay |
2019-2020 |
1.298,731 |
1.298,731 |
731,571 |
567,160 |
|
|
|
Ban Tổ chức Tỉnh ủy |
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Nhiệm vụ mới thực hiện từ 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH- UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT |
Tên Dự án/ công trình |
Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt) |
Chủ đầu tư |
Địa điểm xây dựng |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí |
|||
Khởi công |
Hoàn thành |
Tổng vốn đầu tư được duyệt |
Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2019 |
Kế hoạch vốn năm 2020 |
|||||
I |
Dự án chuyển tiếp |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Đầu tư xây dựng Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông lâm nghiệp tại Mộc Châu |
Quyết định số 2661/QĐ- UBND ngày 30/10/2015 |
Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp tỉnh |
Tiểu khu Chiềng Đi, thị trấn Nông trường Mộc Châu |
2016 |
2020 |
45.000 |
35.000 |
10.000 |
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 18/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La)
Đơn vị: Triệu đồng
Số TT |
NỘI DUNG |
KINH PHÍ TW THÔNG BÁO NĂM 2019 |
KINH PHÍ UBND TỈNH, TP PHÊ DUYỆT 2019 |
KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2019 |
KINH PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2020 |
I |
Kinh phí sự nghiệp KH&CN |
22.703 |
22.703 |
22.703 |
25.810 |
1 |
Kinh phí nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia chuyển tiếp cấp về địa phương quản lý (chi tiết theo từng nhiệm vụ) |
421,374 |
781,000 |
1.202,490 |
230,665 |
|
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La; |
421,374 |
556,100 |
977,474 |
230,665 |
|
Ứng dụng quy trình kỹ thuật nhân giống dê lai và xây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm tại Sơn La |
|
125,350 |
125,466 |
0 |
|
Xây dựng mô hình ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật nhằm sản xuất cà phê chè bền vững tại tỉnh Sơn La |
|
99,550 |
99,550 |
0 |
|
Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng quả và phát triển sản xuất nhãn bền vững ở một số tỉnh phía Bắc. |
|
|
|
|
2 |
Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp huyện |
|
10.714 |
10.714 |
12.769,335 |
3 |
Thực hiện các dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh |
|
5.495 |
5.495 |
5.500 |
4 |
Thực hiện dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa chủ lực trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020” |
|
100 |
100 |
100 |
5 |
Thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 |
|
590 |
590 |
800 |
6 |
Hoạt động quản lý TCĐLCL và triển khai đề án Đề án tăng cường đổi mới hoạt động đo lường |
|
600 |
600 |
650 |
7 |
Hoạt động Quản lý nhà nước về SHTT |
|
300 |
300 |
150 |
8 |
Hoạt động quản lý nhà nước về công nghệ, ATBX |
|
50 |
50 |
160 |
9 |
Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, hợp tác quốc tế |
|
50 |
50 |
200 |
10 |
Hoạt động Thanh tra KH&CN |
|
100 |
100 |
100 |
11 |
Hoạt động quản lý khoa học |
|
90 |
90 |
100 |
12 |
Công tác tham mưu tư vấn |
|
1.200 |
1.200 |
1.300 |
13 |
Hoạt động KHCN cấp huyện |
|
50 |
50 |
100 |
14 |
Hoạt động ứng dụng KHCN (thực hiện NVTXTCN) |
|
1.000 |
1.000 |
1.100 |
15 |
Tăng cường tiềm lực KHCN |
|
100 |
100 |
600 |
16 |
Triển khai Chương trình áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước tỉnh Sơn La |
|
200 |
200 |
100 |
17 |
Thực hiện đề án phát triển, quảng bá thương hiệu |
|
100 |
100 |
100 |
18 |
Thực hiện dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN |
|
1.183 |
1.183 |
1.500 |
19 |
Hội thi sáng tạo kỹ thuật |
|
|
|
250 |
II |
Kinh phí đầu tư phát triển |
0 |
12.600 |
12.600 |
10.000 |
1 |
Đầu tư xây dựng Khu nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN về nông lâm nghiệp tại Mộc Châu |
0 |
9.000 |
9.000 |
10.000 |
2 |
Dự án xây dựng trụ sở và tăng cường tiềm lực Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN |
0 |
3.600 |
3.600 |
0 |
|
Tổng số |
22.703 |
35.303 |
35.303 |
35.810 |
1 Cơ chế hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc 1 trong 4 loại theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP
2 Doanh nghiệp trong năm có một trong các hoạt động sau đây được coi là có đổi mới công nghệ:
1. Thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ có kết quả được chuyển giao, đánh giá, nghiệm thu hoặc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc có đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).
2. Có nhận chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư, mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị hoặc thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hoặc sản xuất hiệu quả hơn (giảm giá thành sản xuất sản phẩm; giảm tiêu thụ năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu; giảm phát thải, đạt các chỉ tiêu về môi trường;...).
3. Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng như: ISO; HACCP; GMP (thực hành sản xuất tốt); KPI (Đo lượng hiệu suất); TPM (duy trì năng suất toàn diện); TQM (quản lý chất lượng toàn diện); PMS (cải tiến năng suất toàn diện); thực hành 5S, Six Sigma, Kaizen,...
4. Đạt được các tiêu chuẩn, chứng nhận chuyên ngành: VietGap, Global Gap, GMP, BRC (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu),... hoặc nâng cấp lên mức tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ: GMP-ASEAN →GMP-WHO → PIC/S → EU- GMP) hoặc đạt được các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ ASTM của Mỹ; JISG3505, JIS3112 của Nhật Bản;...).