1. Làm rõ và cụ thể hoá định hướng
sắp xếp, phát triển doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và công ích bằng
việc ban hành tiêu chí phân loại cụ thể doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn,
doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối; cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp,
Nhà nước không giữ cổ phần khi cổ phần hoá; doanh nghiệp nhà nước thực hiện sáp
nhập, giải thể, phá sản; doanh nghiệp nhà nước thực hiện giao, bán, khoán kinh
doanh, cho thuê.
2. Khuyến khích nhân dân và các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất những sản phẩm, dịch vụ công
ích xã hội cần và pháp luật không cấm.
Để thực hiện nhiệm vụ này, cần
ban hành nghị định về doanh nghiệp hoạt động công ích thay thế Nghị định số
56/CP về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo tinh thần doanh nghiệp
nhà nước công ích cũng thực hiện hạch toán, Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với
các sản phẩm và dịch vụ công ích, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành
phần kinh tế.
3. Sửa đổi, bổ sung cơ chế,
chính sách, hình thành khung pháp lý đồng bộ tạo môi trường để doanh nghiệp nhà
nước tự chủ, tự quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu, nâng cao hiệu quả,
tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
a) Ban hành chính sách ưu đãi đối
với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát
triển, không phân biệt thành phần kinh tế; có cơ chế bảo vệ và khuyến khích các
doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng cùng phát triển; quy định kiểm soát
hoạt động và điều tiết lợi nhuận đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực độc quyền nhà nước.
b) Ban hành tiêu chí đánh giá hiệu
quả, cơ chế giám sát và chế tài đối với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước :
doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước giữ cổ phần chi phối,
Tổng công ty nhà nước để khuyến khích những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động
hiệu quả, đồng thời xử lý những cán bộ quản lý doanh nghiệp hoạt động kém hiệu
quả do nguyên nhân chủ quan.
Đổi mới chế độ kế toán, kiểm
toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và
tài chính doanh nghiệp.
c) Ban hành Quy chế tài chính đối
với doanh nghiệp nhà nước thay thế Quy chế ban hành kèm theo các Nghị định số
59/CP, 27/1999/NĐ-CP nhằm trong 5 năm 2001 - 2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ cho
doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hoá công nghệ.
ưd) Thí điểm thành lập Công ty Đầu
tư tài chính để thực hiện việc Nhà nước đầu tư và quản lý vốn tại doanh nghiệp
thay thế cho việc giao vốn.
đ) Sửa đổi, bổ sung Quy chế quản
lý đầu tư và xây dựng theo hướng tăng thêm quyền hạn và trách nhiệm của doanh
nghiệp trong quyết định đầu tư.
e) Ban hành Nghị định về quản lý
lao động, tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước thay thế Nghị định
số 28/CP và Nghị định số 03/2001/NĐ-CP.
4. Xây dựng quy hoạch đào tạo đội
ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước. Ban hành tiêu chuẩn và Quy chế đào tạo,
thi tuyển cán bộ quản lý chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng hệ thống
đào tạo đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp.
5. Ban hành chế độ đãi ngộ, chế
độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp theo hướng bảo đảm khuyến
khích thoả đáng về vật chất và tinh thần tùy theo mức đóng góp vào kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
a) Sửa đổi, bổ sung Quyết định số
83/1998/QĐ-TTg về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng quản
trị, Ban Kiểm soát Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp độc lập quy mô lớn.
b) Ban hành cơ chế trách nhiệm
và khuyến khích vật chất, tinh thần đối với giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
c) Thực hiện phân cấp bổ nhiệm,
quản lý cán bộ đối với Tổng công ty nhà nước.
6. Thực hiện các biện pháp lành
mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.
a) Ban hành cơ chế quản lý và xử
lý nợ đối với doanh nghiệp nhà nước.
b) Thành lập Công ty mua bán nợ
và tài sản của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo
điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.
7. Ban hành chính sách đối với
lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Lao động dôi dư
được tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian
để tìm việc; nếu không tìm được việc thì nghỉ chế độ mất việc. Sửa đổi, bổ sung
một số chính sách cụ thể đối với người lao động dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu
trước tuổi.
8. Đổi mới và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các Tổng công ty nhà nước, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh.
a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ mẫu
về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số
39/CP.
b) Ban hành Nghị định về chuyển
Tổng công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
c) Xây dựng đề án thành lập tập
đoàn kinh tế.
9. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước. Nhà nước có chính sách để giảm bớt tình trạng chênh lệch về cổ
phần ưu đãi cho người lao động giữa các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, có
quy định để người lao động giữ được cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định.
Nghiên cứu sử dụng một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành cổ phần của người
lao động, người lao động được hưởng lãi nhưng không được rút cổ phần này khỏi
doanh nghiệp. Nhà đầu tư được mua cổ phần lần đầu đối với những doanh nghiệp cổ
phần hoá mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối theo đúng quy định của Luật
Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
a) Ban hành Nghị định thay thế
Nghị định số 44/1998/NĐ-CP về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
b) Kiến nghị ủy ban Thường vụ Quốc
hội sửa đổi khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh Chống tham nhũng về mức mua cổ phần của
cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá.
10. Thực hiện giao, bán, khoán
kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn nhà nước dưới 5 tỷ đồng.
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 103/1999/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
nhà nước liên quan đến phạm vi áp dụng Nghị định và thẩm quyền quyết định giao,
bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
11. Đầu tư phát triển và thành lập
mới doanh nghiệp nhà nước cần thiết và có đủ điều kiện ở những ngành, lĩnh vực
then chốt, địa bàn quan trọng. Sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp
nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhưng không thực hiện được các biện pháp cổ
phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị
định số 50/CP và 38/CP về thành lập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp
nhà nước theo tinh thần việc thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh
doanh chủ yếu sẽ thực hiện dưới hình thức Công ty cổ phần. Chỉ thành lập mới
doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước đối với những ngành và lĩnh vực mà Nhà
nước độc quyền, hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả
năng tham gia.
12. Sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Luật, Pháp lệnh liên quan đến sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp
nhà nưước.
a) Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Phá sản doanh nghiệp theo hướng ngưười quyết định thành lập doanh nghiệp
có quyền đề nghị phá sản doanh nghiệp.
b) Sửa đổi, bổ sung Luật Doanh
nghiệp nhà nước theo tinh thần doanh nghiệp nhà nưước bao gồm doanh nghiệp Nhà
nưước giữ 100% vốn và doanh nghiệp Nhà nưước giữ cổ phần chi phối; quy định về
thành lập, tổ chức hoạt động, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhà
nưước; đưa vào Luật sửa đổi những nội dung mới về mô hình tổ chức hoạt động của
các Tổng công ty nhà nưước. Cụ thể hoá mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
c) Xây dựng Luật Kế toán.
d) Xây dựng Pháp lệnh Kiểm toán
nhà nưước.
đ) Xây dựng Luật Khuyến khích cạnh
tranh và hạn chế độc quyền.
e) Xây dựng Luật Sử dụng vốn nhà
nước đầu tư vào kinh doanh.
Những nội dung trên được cụ thể
hoá thành công việc nêu trong phụ lục Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX kèm theo.
Theo tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX thì đối với những vấn đề
đã rõ, đã có Nghị quyết cần khẩn trương, kiên quyết triển khai thực hiện; những
vấn đề chưưa đủ rõ thì tổ chức thí điểm vừa làm vừa rút kinh nghiệm, có bưước
đi thích hợp, tích cực nhưưng vững chắc, kịp thời uốn nắn các sai sót, lệch lạc,
Chính phủ tập trung chỉ đạo những nội dung chủ yếu sau :
1. Thành lập tổ chức tưương xứng
để làm nhiệm vụ tham mưưu, phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách và giúp Chính
phủ chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết Trung ưương 3.
2. Tổ chức quán triệt Nghị quyết
trong toàn quốc, phổ biến Chưương trình hành động của Chính phủ; lấy ý kiến
doanh nghiệp trước khi ban hành cơ chế, chính sách mới liên quan đến doanh nghiệp.
Hưướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng chưương trình hành động thực hiện Nghị
quyết.
3. Chỉ đạo, hưướng dẫn các địa
phưương, Bộ, ngành, Tổng công ty nhà nước phân loại, sắp xếp doanh nghiệp nhà
nước. Cần đặc biệt chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn việc sắp xếp các doanh nghiệp
nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các địa phưương ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa. Tăng cưường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án đưược Thủ
tưướng Chính phủ phê duyệt.
4. Chỉ đạo khẩn trưương sắp xếp
lại các Tổng công ty nhà nưước không hội đủ những điều kiện cần thiết.
5. Chỉ đạo thí điểm khẩn
trưương, vững chắc để nhân rộng việc chuyển Tổng công ty nhà nước sang hoạt động
theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con; thành lập tập đoàn kinh tế; thành lập
Công ty đầu tưư tài chính.
6. Chỉ đạo, hưướng dẫn và tổ chức
thực hiện tốt việc phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp thuộc các tổ chức Đảng,
các tổ chức chính trị - xã hội.
7. Tổ chức chỉ đạo điểm chuyển
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức Đảng và tổ chức chính trị -
xã hội sang hoạt động theo cơ chế Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
8. Đẩy mạnh thực hiện chưương
trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với nhận thức đây là một khâu quan trọng
để tạo chuyển biến cơ bản trong đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà
nước.
9. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
việc lành mạnh hoá tài chính, giải quyết nợ không thanh toán đưược và ngăn ngừa
tái phát; giải quyết tốt số lao động dôi dưư của doanh nghiệp nhà nước.
10. Tổ chức chỉ đạo thí điểm những
nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 đã nêu ra trong khi chưa kịp sửa đổi,
bổ sung luật, pháp lệnh (Luật Phá sản, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Bộ luật Lao
động, Pháp lệnh Chống tham nhũng...).
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
căn cứ vào Chương trình hành động này của Chính phủ cụ thể hoá chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba của cơ quan, địa
phương mình.