BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1749/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP NGÀY 21
THÁNG 3 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày
21 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về
phân cấp quản lý nhà nước giữa
Chính phủ và Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày
07 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2016;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP
ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ; Bộ Nội vụ
- Lãnh đạo Bộ;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Đào Ngọc Dung
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 21/NQ-CP NGÀY 21 THÁNG 3 NĂM 2016 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 1749/QĐ-LĐTBXH ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21
tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ
về Phiên họp Chính phủ thường
kỳ tháng 6 năm 2016. Để triển khai một cách có hiệu quả nội
dung phân cấp nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Chính
phủ về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU,
NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP
1. Mục tiêu
a) Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước
về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nhằm
phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp.
b) Phát huy tính năng động, sáng tạo,
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, bảo đảm nguyên tắc
quản lý tập trung, thống nhất và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
2. Nguyên tắc
a) Bảo đảm sự quản lý thống nhất của
Chính phủ; đồng thời phát huy tính chủ động, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh
trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân;
b) Tuân thủ nguyên tắc kết hợp chặt
chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ;
phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ và của chính quyền cấp tỉnh;
c) Phân cấp phải rõ nhiệm vụ, rõ thẩm
quyền, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi
cấp; đảm bảo tăng tính công
khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình;
d) Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng
phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, loại hình đô thị, nông thôn;
đ) Phù hợp khả năng quản lý, điều
hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực
hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về quản lý các ngành, lĩnh vực;
e) Tăng cường trách nhiệm theo dõi,
hướng dẫn kiểm tra, thanh tra của Bộ đối với việc thực hiện
phân cấp và xử lý trách nhiệm; chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính; đồng thời
phát huy dân chủ rộng rãi để nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
II. NỘI DUNG PHÂN
CẤP (Phân cấp thẩm quyền đối với
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)
1. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động
cai nghiện ma túy cho các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
Văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi,
bổ sung:
Nghị định thay thế Nghị định số
147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp
giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và
Nghị định số 94/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục Phòng chống tệ nạn xã hội);
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn
vị có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2017.
2. Cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi,
bổ sung:
a) Bộ luật lao động:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế)
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2017.
b) Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định
số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành khoản 3 Điều 54 của Bộ luật Lao động về việc cấp
phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh
mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Vụ Pháp chế);
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn
vị có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2018.
3. Thực hiện chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng.
Văn bản quy phạm pháp luật cần ban
hành mới:
a) Luật người có công:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục Người có công);
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn
vị có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2019 - 2020.
b) Thông tư thay thế Thông tư liên tịch
số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản
lý các công trình ghi công liệt sĩ:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục Người có công; Vụ Kế hoạch - Tài chính);
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính;
- Thời gian trình: Năm 2017.
4. Thực hiện công tác quản lý, hỗ trợ
huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động ở khu vực không có quan
hệ lao động.
Văn bản quy phạm pháp luật cần ban
hành mới:
Thông tư hướng dẫn Nghị định số 44/2016/NĐ-CP
ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ
sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật
an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động);
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế và các cơ
quan có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2017.
5. Phân công công tác quản lý, hỗ trợ
huấn luyện từ Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho các doanh
nghiệp tại địa phương.
Văn bản quy phạm pháp luật cần ban
hành mới:
Thông tư hướng dẫn Nghị định số
37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp bắt buộc:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động;
- Cơ quan phối hợp: Bảo hiểm xã hội
Việt Nam;
- Thời gian trình: Năm 2017.
6. Phân công tháng hành động về an
toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.
Văn bản quy phạm pháp luật cần ban
hành mới:
Thông tư hướng dẫn tháng hành động về
an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động;
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2016.
7. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện
tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trung tâm giáo dục nghề nghiệp,
trường trung cấp, trường cao đẳng.
Văn bản quy phạm pháp luật cần ban
hành mới:
Nghị định quy định về kiểm định chất
lượng giáo dục nghề nghiệp:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề);
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, địa
phương có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2017.
8. Hoạt động đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi,
bổ sung:
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý Lao động ngoài nước);
- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, địa phương có liên quan;
- Thời gian trình: Năm 2019.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có
trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Kế
hoạch này, cụ thể hóa các nhiệm vụ thành các giải pháp, đề án, công việc,
kết quả đầu ra để xây dựng chương trình công tác của đơn vị. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6) và năm
(trước ngày 15/12), các đơn vị đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện
kế hoạch, xây dựng báo cáo gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, trình Bộ báo cáo
Thủ tướng Chính phủ;
b) Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành
chính tại đơn vị theo Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch kiểm soát thủ tục
hành chính đã được Bộ phê duyệt;
c) Đối với các văn bản quy phạm pháp
luật cần ban hành mới, hoặc sửa đổi, bổ sung theo Kế hoạch này, các đơn vị có văn bản
đăng ký chính thức vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ
và báo cáo định kỳ gửi về Vụ Pháp chế theo quy định;
d) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện
phân cấp theo quy định của pháp luật.
2. Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện
việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo Kế
hoạch này.
3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các đơn vị có liên
quan kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả, chất lượng
công chức, nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân; tăng cường kỷ cương, kỷ
luật hành chính;
b) Hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề
án vị trí việc làm đối với các đơn vị thuộc Bộ;
c) Giúp Bộ trưởng làm đầu mối theo
dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện phân cấp của các đơn vị thuộc Bộ. Trong
quá trình tổ chức thực hiện chủ động báo cáo, kiến nghị với
Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả.
4. Các Báo, Tạp chí thuộc Bộ có trách
nhiệm thông tin, tuyên truyền kịp thời các hoạt động của Bộ, ngành về việc triển
khai, thực hiện kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-CP
của Bộ./.