Quyết định 1748/QĐ-BNN-KHCN năm 2022 phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 1748/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 16/05/2022
Ngày có hiệu lực 16/05/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Quốc Doanh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1748/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2023

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục nhiệm vụ môi trường bắt đầu thực hiện từ năm 2023 trong Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng đơn vị có liên quan, tổ chức/cá nhân chủ trì nhiệm vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, KHCN (NXK,30b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ MÔI TRƯỜNG BẮT ĐẦU THỰC HIỆN TỪ NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số      /QĐ-BNN-KHCN ngày      tháng      năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

TT

Tên nhiệm vụ

Mục tiêu

Dự kiến sản phẩm

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Tuyển chọn

Giao trực tiếp

1

Xây dựng quy trình phục hồi và nâng cao độ phì đất cát ven biển và đất bán sơn địa khô hạn phục vụ sản xuất trồng trọt vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Xây dựng được quy trình cải tạo, phục hồi và nâng cao độ phì đất đất cát ven biển và đất bán sơn địa khô hạn phục vụ sản xuất trồng trọt vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Báo cáo đánh giá thực trạng suy thoái độ phì và chất lượng môi trường đất sản xuất trồng trọt vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- Giải pháp kỹ thuật cải tạo độ phì, phục hồi môi trường đất phục vụ sản xuất nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

- 02 mô hình thí điểm các kỹ thuật cải tạo, phục hồi môi trường đất đối với cây trồng chủ lực (lạc, măng tây).

- Sổ tay hướng dẫn quy trình (02 quy trình) cải tạo, phục hồi và nâng cao độ phì đất nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

2023 - 2024

 

Học viện nông nghiệp Việt Nam

2

Xây dựng Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia - ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất)

Xây dựng được Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia - ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất)

- Báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia - ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất).

- Bảng tính toán phát thải và hấp thụ khí nhà kính cấp quốc gia - ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và sử dụng đất).

2023 - 2024

Tuyển chọn

 

3

Xây dựng quy trình kỹ thuật thu gom, xử lý phụ phẩm cây Thanh long làm phân bón hữu cơ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường phục vụ sản xuất Thanh long bền vững

- Hoàn thiện quy trình thu gom, xử lý phụ phẩm cây Thanh long làm phân bón hữu cơ.

- Ứng dụng phân bón hữu cơ sản xuất Thanh long hữu cơ nâng cao giá xuất khẩu giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất.

- 01 báo cáo đánh giá hiện trạng thu gom, xử lý phụ phẩm cây Thanh long và hiện trạng sử dụng phân bón tại vùng trồng tập trung.

- 02 mô hình (quy mô 3-5 ha/mô hình) thu gom, xử lý phụ phẩm cây Thanh long và sản xuất phân bón hữu cơ (dự kiến sản xuất được 200 tấn phân hữu cơ từ phụ phẩm cây Thanh long).

- Quy trình kỹ thuật thu gom, xử lý phụ phẩm cây Thanh long và sản xuất phân bón hữu cơ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

- 300 cán bộ quản lý ngành nông nghiệp địa phương, doanh nghiệp và hộ dân được tập huấn kỹ thuật quy trình thu gom và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm cây Thanh long.

- 01 Bài báo đăng trên Tạp chí nông nghiệp.

2023 - 2024

Tuyển chọn

 

4

Xây dựng mô hình quản lý, giám sát, giảm thiểu tác động do tảo độc hại tại vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tập trung

Xây dựng được mô hình quản lý, giám sát, giảm thiểu tác động của tảo độc hại tại một số vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tập trung.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng tảo độc hại ở một số vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tập trung.

- Báo cáo đánh giá mối liên hệ giữa môi trường nước và sự xuất hiện tảo độc hại.

- Mô hình quản lý, giám sát nhằm giảm thiểu tác động do tảo độc hại tại vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ tập trung.

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý môi trường vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm thiểu tác động của tảo độc hại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

2023 - 2024

 

Viện Nghiên cứu hải sản

5

Lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rạn san hô làm cơ sở áp dụng thí điểm chi trả dịch vụ hệ sinh thái biển

Lượng giá được giá trị kinh tế hệ sinh thái rạn san hô và đề xuất được phương án chi trả dịch vụ hệ sinh thái rạn san hô tại các khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rạn san hô tại các khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

- Mô hình thử nghiệm chi trả dịch vụ hệ sinh thái rạn san hô tại 01 khu bảo tồn biển và 01 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Đề xuất giải pháp chi trả dịch vụ hệ sinh thái rạn san hô tại các khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2023 - 2025

Tuyển chọn

 

6

Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm thâm canh khu vực duyên hải miền Trung

Đề xuất được các giải pháp về quy trình nuôi, xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm thâm canh khu vực duyên hải miền Trung.

- Giải pháp về quy trình nuôi tôm thâm canh khu vực duyên hải miền Trung nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường.

- Mô hình nuôi tôm thâm canh đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quản lý môi trường trong nuôi tôm thâm canh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

2023 - 2024

 

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III

7

Xây dựng mô hình xử lý nước thải tại cảng cá

Xây dựng được mô hình xử lý nước thải hiệu quả, phù hợp với loại hình cảng cá đặc trưng.

- Báo cáo đánh giá hiện trạng về nguồn, lượng và đặc tính chất thải phát sinh; hiện trạng quản lý và công nghệ xử lý nước thải tại các cảng cá tại cảng cá loại I, II (tại Điều 78. Phân loại cảng cá Luật Thủy sản năm 2017).

- Đề xuất giải pháp (quản lý, kỹ thuật) nâng cao hiệu quả xử lý nước thải phù hợp với điều kiện hoạt động tại cảng cá.

- Mô hình xử lý nước thải cho 02 loại hình cảng cá đặc trưng.

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, vận hành hệ thống xử lý nước thải tại cảng cá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

2023 - 2024

Tuyển chọn

 

8

Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng hệ sinh thái rừng Việt Nam

- Xây dựng được khung cơ sở dữ liệu đa dạng hệ sinh thái rừng toàn quốc; cơ sở dữ liệu đầy đủ cho 01 vùng sinh thái (bao gồm số liệu, bản đồ các kiểu thảm thực vật, loài đặc trưng, chỉ số ĐDSH ...) có khả năng tích hợp vào các CSDL quốc gia về ĐDSH;

- Xây dựng được phần mềm quản lý đa dạng hệ sinh thái rừng.

- Đề xuất được giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng và phát triển bền vững.

- Báo cáo kết quả tổng hợp đa dạng hệ sinh thái rừng toàn quốc và điều tra, đánh giá bổ sung 01 vùng theo quan điểm sinh thái phát sinh thảm thực vật của Thái Văn Trừng (bao gồm các kiểu thảm thực vật, kiểu phụ, quần xã).

- Khung CSDL đa dạng hệ sinh thái rừng toàn quốc, bao gồm số liệu, bản đồ (kiểu thảm thực vật, loài đặc trưng, chỉ số ĐDSH, ...) có khả năng tích hợp vào các CSDL quốc gia về ĐDSH.

- Cơ sở dữ liệu đa dạng hệ sinh thái rừng đầy đủ cho 01 vùng sinh thái.

- Phần mềm quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đa dạng hệ sinh thái rừng.

- Hướng dẫn sử dụng, cập nhật, khai thác phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đa dạng hệ sinh thái rừng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

- Bản đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng và phát triển bền vững.

2023 - 2025

 

Trường Đại học Lâm nghiệp

9

Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm ở Việt Nam

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn một số loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm ở Việt Nam (theo nhóm loài có các đặc điểm sinh học tương đồng).

- Xây dựng được bộ định mức kỹ thuật bảo tồn một số loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm ở Việt Nam (theo nhóm loài có các đặc điểm sinh học tương đồng).

- Báo cáo thực trạng công tác bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm ở Việt Nam.

- 04 hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn 04 nhóm loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm (cứu hộ, nhân giống, chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y, tái thả) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bộ định mức kinh tế kỹ thuật bảo tồn 04 nhóm loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm ở Việt Nam được được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

- Mô hình cứu hộ, nhân giống, nuôi dưỡng, tái thả các loài rùa cạn và rùa nước ngọt quý hiếm ở Việt Nam (quy mô 100-200 con thuộc 04 nhóm loài).

2023 - 2025

 

Vườn quốc gia Cúc Phương

10

Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng

- Kiểm kê, đánh giá được hiện trạng các nguồn thải, mức độ ô nhiễm môi trường nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

- Dự báo và đánh giá được khả năng

tiếp nhận nước thải của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

- Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

- Báo cáo kiểm kê, đánh giá hiện trạng các nguồn thải, mức độ ô nhiễm môi trường nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

- Báo cáo dự báo và đánh giá được khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng (làm cơ sở để cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi cho kiến bằng văn bản khi thẩm định báo cáo ĐTM của dự án có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

- Mô hình thí điểm phục hồi, giảm thiểu và bảo vệ môi trường nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng.

- Hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ môi trường nước của hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành.

2023 - 2025

Tuyển chọn

 

11

Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái đến năm 2030

- Có được chương trình bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2030.

- Có được chương trình phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái đến năm 2030.

- 01 bộ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đến năm 2030 được Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ thông qua.

- 01 bộ hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái đến năm 2030 được Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ thông qua.

2023

 

Viện Môi trường Nông nghiệp

 

 

4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ