THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
1715/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
THEO HƯỚNG KHÔNG PHÂN BIỆT HÌNH THỨC SỞ HỮU VÀ ĐIỀU CHỈNH QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG,
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KHI THỰC HIỆN CAM KẾT GIA NHẬP TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với các
doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý,
hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết gia nhập
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
VÀ QUAN ĐIỂM
1. Mục tiêu:
Đổi mới tổ chức và hoạt động quản
lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu;
điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp
với cam kết gia nhập WTO.
2. Quan điểm:
a) Đổi mới quản lý đối với các
doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết gia nhập WTO về doanh nghiệp
nhà nước;
b) Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
giữa nội dung quản lý nhà nước với tổ chức bộ máy thực hiện, giữa quy định pháp
luật và triển khai thực hiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp;
c) Thống nhất sử dụng các công cụ
quản lý trong quản lý nhà nước đối với các hình thức sở hữu và loại hình doanh
nghiệp. Trong những trường hợp liên quan đến lợi ích quốc gia, cam kết quốc tế,
độc quyền tự nhiên và những trường hợp đặc thù khác cần có sự khác biệt hợp lý
thì phải xác định nội dung, phương thức quản lý thích hợp và không trái với các
quy định, cam kết của nước ta khi gia nhập các tổ chức quốc tế.
d) Điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp
nhà nước phù hợp với cam kết gia nhập WTO và đồng bộ với tổng thể chương trình
triển khai những vấn đề đã cam kết và thực hiện nghĩa vụ của thành viên WTO của
quốc gia và chương trình hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
nhà nước;
đ) Đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại
hình doanh nghiệp khi điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp khu vực tư nhân khác trong kinh tế thị
trường.
e) Tách bạch quản lý nhà nước với
quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cả về nội dung, phương thức quản
lý, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện.
II. CÁC GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Về cơ chế, chính sách
- Thu hẹp sự khác biệt và tiến tới
thống nhất điều kiện kinh doanh đối với các hình thức sở hữu và loại hình doanh
nghiệp. Thu hẹp lĩnh vực độc quyền nhà nước, thương mại nhà nước và đặc quyền của
doanh nghiệp nhà nước. Minh bạch hóa các điều kiện, đối tượng và áp dụng cơ chế
cạnh tranh giữa các loại hình doanh nghiệp để được kinh doanh, sản xuất, cung ứng
các sản phẩm, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, thương mại nhà nước
(trừ lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh).
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức lại, giải
thể, phá sản các loại hình doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước không hỗ
trợ tài chính cho những doanh nghiệp nhà nước thuộc diện giải thể, phá sản, trừ
trường hợp đặc biệt thì giao cho cơ quan đầu tư kinh doanh vốn nhà nước và cơ
quan chuyên trách thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện
công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký
kinh doanh.
- Tiếp tục thống nhất cơ chế quản
lý tài chính giữa doanh nghiệp nhà nước với các doanh nghiệp khác. Không trực
tiếp sử dụng vốn ngân sách để đầu tư mua cổ phần, vốn góp tại các doanh nghiệp.
Giám sát việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, các khoản vay
có bảo lãnh của Nhà nước vào các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Tiếp
tục hoàn thiện cơ chế bình đẳng và không phân biệt hình thức sở hữu trong lựa
chọn đối tượng được huy động tín dụng, nhận sự hỗ trợ của Nhà nước từ nguồn
trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn viện trợ và các nguồn khác.
- Tiếp tục thống nhất cơ chế quản
lý tiền lương và thu nhập giữa các loại hình doanh nghiệp theo nguyên tắc tiền
lương, thu nhập trong doanh nghiệp được gắn với năng suất lao động, hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với mặt bằng trên thị trường, bảo đảm
hài hòa lợi ích của người lao động, chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Tổ chức mạng lưới thông tin quốc gia,
tăng cường năng lực của các trung tâm thông tin, dự báo thuộc các Bộ, ngành phục
vụ chung cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế. Nâng cao vai
trò của các hiệp hội ngành nghề trong việc cung cấp thông tin chuyên ngành cho
các thành viên hiệp hội không phân biệt thành phần kinh tế. Tăng cường năng lực
thu thập và phân tích thông tin thương mại và đầu tư cho cán bộ thương mại và
ngoại giao ở nước ngoài. Hình thành cơ sở dữ liệu và thông tin thương mại và đầu
tư sử dụng chung cho các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế. Nâng
cao năng lực của các cán bộ của tòa kinh tế và của các trung tâm trọng tài kinh
tế nhằm hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế
trong giải quyết những vấn đề mới phát sinh trong hội nhập như tranh chấp
thương mại, thực hiện các hiệp định của WTO và các cam kết quốc tế.
2. Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà
nước đối với các loại hình doanh nghiệp
- Tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước
để thực hiện chức năng quản lý nhà nước thống nhất đối với các doanh nghiệp
không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế. Rà soát, sắp xếp bộ máy
các cơ quan quản lý nhà nước để phân tách rõ bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức
thực hiện chức năng quản lý nhà nước và bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức
chuyển sang thực hiện chức năng chủ sở hữu. Tăng cường công tác phối hợp giữa
các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.
- Phân định rõ chức năng quản lý
hành chính nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong các cơ quan nhà nước
ở cấp trung ương và địa phương. Triển khai việc tách bộ máy, nhân sự thực hiện
nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công cho doanh nghiệp để hình thành các đơn vị sự
nghiệp, dịch vụ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụ này
cho doanh nghiệp. Mở rộng việc xã hội hóa, chuyển giao cho các thành phần kinh
tế khác thực hiện một số loại dịch vụ công mang tính dịch vụ, hỗ trợ.
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống thanh
tra, kiểm tra, giám sát và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát
để vừa đảm bảo chất lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát và vừa hạn chế được các
hiện tượng phân biệt đối xử, sách nhiễu gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực
các cơ quan đăng ký kinh doanh và cấp phép đầu tư để có đủ chức năng và thẩm
quyền trong việc xác nhận việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp; đôn đốc
doanh nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật; trực tiếp
hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc hậu kiểm và xử
lý các vi phạm của doanh nghiệp; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục giải thể theo quy định; xây dựng hệ
thống dữ liệu thông tin về doanh nghiệp và cung cấp cho các cơ quan nhà nước,
các tổ chức và cá nhân khác có yêu cầu theo quy định của pháp luật, …. Tiếp tục
hoàn thiện mô hình một cửa trong đăng ký kinh doanh, đảm bảo sự liên thông giữa
đăng ký kinh doanh, khắc dấu và cấp mã số thuế cho doanh nghiệp.
3. Tách về tổ chức và cán bộ thực
hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân
công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với
tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước khác thực hiện theo quy định
hiện hành. Nghiên cứu hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước,
các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn quan trọng, kể cả đối
với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo hướng tổ chức này có chức
năng tổ chức, quản lý và giám sát thực hiện mục tiêu của Nhà nước giao, bảo vệ
quyền và lợi ích của chủ sở hữu nhà nước ở các doanh nghiệp này; không thực hiện
chức năng quản lý nhà nước (quản lý hành chính nhà nước) đối với mọi loại hình
doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích, quốc phòng, an ninh (trừ lĩnh vực trực tiếp phục vụ
quốc phòng, an ninh thuộc độc quyền nhà nước) do các Bộ, ngành quản lý: xác định
lộ trình và tiến hành tách giữa cơ quan chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước;
minh bạch hóa cơ chế quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này dựa trên
nguyên tắc đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia; triển khai thí điểm
“dân sự hóa” các cơ quan, tổ chức kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực quốc
phòng, an ninh theo định hướng của Đảng và Nhà nước nhưng phải bảo đảm bí mật
nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
4. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế
kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước
trong kinh doanh; tránh lạm dụng vai trò cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành
các hoạt động quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm
cách thức tác động của chủ sở hữu nhà nước vào quyết định thương mại của doanh
nghiệp nhà nước phù hợp với cách thức tác động của các chủ sở hữu khác
- Tăng cường vai trò đại diện chủ sở
hữu và người quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo hướng quy định rõ và thống
nhất về cơ cấu, số lượng người đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước
tại các loại hình doanh nghiệp; nâng cao chất lượng và tăng cường trách nhiệm của
người đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước; tổ chức đánh giá hàng
năm về việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu và người quản lý vốn nhà nước
tại doanh nghiệp có vốn nhà nước. Đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp,
nâng cao tính minh bạch (đặc biệt là về tài chính), cải thiện và nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Giám sát, đánh giá đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước; tăng cường giám sát việc đầu tư từ ngân sách
nhà nước, trái phiếu Chính phủ, các khoản vay có bảo lãnh của Nhà nước vào các
tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước.
- Không sử dụng các hình thức quyết
định hành chính nhà nước để truyền tải quyết định của chủ sở hữu nhà nước. Quyết
định của chủ sở hữu nhà nước có hình thức và theo mẫu riêng, khác với mẫu quyết
định hành chính nhà nước.
- Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp
nhà nước theo thông lệ kinh tế thị trường; đối xử bình đẳng giữa chủ sở hữu nhà
nước với các chủ sở hữu khác trong doanh nghiệp nhà nước đa sở hữu.
5. Các giải pháp đảm bảo tính minh
bạch, có hệ thống của thông tin về doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp, chuyển đổi,
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Ban hành quy định về báo cáo và
công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước, về chương trình và thực hiện sắp xếp,
cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo tính thống nhất, đồng
bộ, công khai và xác thực của thông tin.
- Quy định cụ thể kênh thông tin,
hình thức công bố thông tin về cổ phần hóa. Triển khai phân công, giao nhiệm vụ
cụ thể cho các cơ quan nhà nước liên quan đến cổ phần hóa để thực hiện cam kết
này.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
1. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Công thương, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Ngân
hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ căn cứ vào các nội dung phê duyệt tại Điều
1 Quyết định này phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện
các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục của Quyết định này.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Trong phạm vi chức trách được
giao, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quán triệt tinh thần của Đề án phổ
biến cho các đơn vị, doanh nghiệp; đồng thời có kế hoạch triển khai xây dựng và
thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo
hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý và hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của ngành và địa phương.
- Tập trung đẩy mạnh quá trình chuyển
toàn bộ công ty nhà nước sang các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần trong thời hạn quy định tại Điều 166 Luật Doanh nghiệp.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b).
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
KHÔNG PHÂN BIỆT HÌNH THỨC SỞ HỮU VÀ ĐIỀU CHỈNH QUẢN LÝ, HOẠT ĐỘNG, NÂNG CAO HIỆU
QUẢ DNNN KHI THỰC HIỆN CAM KẾT GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1715/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Nội
dung công việc
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Sản
phẩm
|
Thời
gian hoàn thành
|
1
|
Nghiên cứu, xây dựng đề án tách chức
năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các cơ
quan nhà nước và xác định các căn cứ hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện
chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty,
doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn và quan trọng.
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Bộ
Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
|
Đề
án trình Chính phủ
|
7/2011
|
2
|
Bổ sung hình thức pháp lý đối với
loại hình tổ chức kinh tế sự nghiệp phi lợi nhuận, hình thức công ty dân sự
áp dụng đối với các tổ chức nghề nghiệp; bổ sung các quy định về quản trị
doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường; bổ sung các quy định về quản
lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp.
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Các
Bộ, ngành, địa phương
|
Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Doanh nghiệp
|
12/2011
|
3
|
Đổi mới quản trị doanh nghiệp
theo thông lệ kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO.
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Các
cơ quan liên quan
|
Đề
án trình Chính phủ
|
12/2010
|
4
|
Hướng dẫn thực hiện nguyên tắc
không phân biệt đối xử của WTO trong quản lý nhà nước đối với sản xuất, cung ứng
sản phẩm dịch vụ, công ích
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Các
cơ quan liên quan
|
Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về
sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
|
6/2010
|
5
|
Hướng dẫn Điều 167
Luật Doanh nghiệp quy định về doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc
kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh.
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Các
cơ quan liên quan
|
Nghị
định về tổ chức quản lý doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh theo Luật
Doanh nghiệp
|
Quý
IV 2009
|
6
|
Hướng dẫn thực hiện điểm 1 Phụ lục
Nội dung áp dụng trực tiếp cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về điều kiện,
hình thức và tỷ lệ thông qua quyết định của công ty cổ phần, công ty TNHH kèm
theo Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006. Ban
hành thống nhất một danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, đầu tư để thống nhất
áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp khi kinh doanh, đầu tư.
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Các
cơ quan liên quan
|
Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
|
Quý
IV 2009
|
7
|
Quy định nội dung, phương pháp,
công cụ quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN; việc giám sát, kiểm tra
và chế tài đối với việc sử dụng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước để tiến
hành hoạt động quản lý của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN.
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
|
Bộ
Tài chính, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan
|
Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng
10 năm 2005 về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty
nhà nước
|
Quý
I/2010
|
8
|
Thể chế hóa và minh bạch hóa hoạt
động đầu tư của Nhà nước vào kinh doanh; tiếp tục giảm thiểu hình thức phân bổ
vốn ngân sách nhà nước trực tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc sử dụng vốn
ngân sách nhà nước để mua cổ phần, góp vốn tại các doanh nghiệp để chuyển qua
tổ chức chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với
các doanh nghiệp này; xác lập cơ chế kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả
đầu tư vốn nhà nước vào kinh doanh.
|
Bộ
Tài chính
|
Các
cơ quan liên quan
|
Dự
thảo Luật về đầu tư vốn nhà nước vào các doanh nghiệp
|
12/2010
|
9
|
Sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện
cơ chế bình đẳng trong sử dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước, các nguồn
vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn viện trợ, tín dụng cấp quốc
gia giữa DNNN và doanh nghiệp khác.
|
Bộ
Tài chính
|
Các
cơ quan có liên quan
|
Báo
cáo trình Thủ tướng Chính phủ
|
6/2010
|
10
|
Quy định về ban hành, hướng dẫn của
chủ sở hữu nhà nước về chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, phân
phối lợi nhuận và các chế độ tài chính khác của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
Quy định chỉ cơ quan hoặc tổ chức được giao chức năng đại diện chủ sở hữu nhà
nước mới được ban hành, hướng dẫn chi tiết chế độ quản lý vốn, tài sản, doanh
thu, chi phí, phân phối lợi nhuận và các chế độ tài chính khác của doanh nghiệp
100% vốn nhà nước.
Quy định chấn chỉnh việc ban hành
quyết định của cổ đông, thành viên nhà nước trực tiếp đối với DNNN đa sở hữu
là công ty cổ phần, công ty TNHH mà không thông qua đại hội đồng cổ đông, hội
đồng thành viên.
|
Bộ
Tài chính
|
Các
cơ quan liên quan
|
Nghị
định của Chính phủ
|
6/2010
|
11
|
Nghiên cứu tách quy định về mua sắm
công với quy định về mua sắm của các DNNN.
|
Bộ
Tài chính
|
Bộ
Tư pháp, các cơ quan liên quan
|
Đề
án trình Chính phủ
|
6/2011
|
12
|
Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, Luật
tổ chức HĐND và UBND nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chủ sở hữu
nhà nước.
|
Bộ
Nội vụ
|
Bộ
ngành liên quan
|
Các
dự thảo Luật
|
6/2011
|
13
|
Rà soát, sắp xếp bộ máy các cơ quan
QLNN để phân tách rõ bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức thực hiện chức năng
QLNN và bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức chuyển sang thực hiện chức năng
chủ sở hữu; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối với doanh nghiệp
khắc phục tính cục bộ trong hoạt động xây dựng, thực hiện và kiểm tra giám
sát thực hiện các nội dung QLNN; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không phân
biệt trong QLNN đối với doanh nghiệp; hướng tới xây dựng tổ chức chuyên trách
thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước.
|
Bộ
Nội vụ
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
|
Đề
án trình Chính phủ
|
6/2011
|
14
|
Quy định và hướng dẫn về thương mại
nhà nước theo nguyên tắc WTO. Xác định rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh
vực độc quyền nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Cạnh
tranh
|
Bộ
Công Thương
|
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan
|
Nghị
định của Chính phủ
|
12/2010
|
15
|
Tổ chức mạng lưới thông tin thương
mại quốc gia, tăng cường năng lực của các trung tâm thông tin thuộc các bộ,
ngành phục vụ chung cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; tăng
cường năng lực cho cán bộ thương mại và ngoại giao ở nước ngoài về thu thập
và phân tích thông tin thương mại và đầu tư. Đổi mới phương thức sử dụng các
quỹ xúc tiến thương mại, chuyển hướng sang các hoạt động hỗ trợ xây dựng
thương hiệu, xúc tiến thương mại và các hình thức trợ cấp không bị cấm áp dụng
theo quy định của WTO.
|
Bộ
Công Thương
|
Các
cơ quan liên quan
|
Đề
án trình Chính phủ
|
12/2010
|
16
|
Sửa đổi, bổ sung quy định về quản
lý lao động, tiền lương, thu nhập đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo
hướng tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường,
bảo đảm nguyên tắc tăng tiền lương dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và
hiệu quả kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước (trừ cơ quan đại diện chủ sở hữu
nhà nước) không thực hiện việc phê duyệt đơn giá tiền lương đối với DNNN.
|
Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Các
cơ quan liên quan
|
Nghị
định của Chính phủ
|
12/2010
|
17
|
Quy định chế độ hợp đồng với Giám
đốc (Tổng giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng công ty
nhà nước.
|
Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Bộ
Nội vụ và các cơ quan liên quan
|
Nghị
định của Chính phủ
|
12/2010
|
18
|
Quy định cơ chế quản lý lao động,
tiền lương, bảo hiểm thống nhất đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định
của Bộ luật Lao động mới.
|
Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Bộ
Nội vụ và các cơ quan liên quan
|
Nghị
định của Chính phủ
|
12/2010
|
19
|
Quy định về thể thức văn bản cơ
quan đại diện của chủ sở hữu Nhà nước nhằm tách bạch với thể thức văn bản của
cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
|
Bộ
Tư pháp
|
Văn
phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan
|
Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ
|
7/2010
|
20
|
Ban hành cơ chế xử lý đối với các
cơ quan nhà nước thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vay vốn của các
tổ chức tín dụng không phù hợp với quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát
và xử lý các hành vi áp dụng các điều kiện cho vay bất bình đẳng của tổ chức
tín dụng đối với các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu; bảo đảm việc tuân thủ
pháp luật trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của
các tổ chức tín dụng.
|
Ngân
hàng Nhà nước
|
Các
cơ quan liên quan
|
Nghị
định của Chính phủ
|
12/2010
|
21
|
Xây dựng quy chế về báo cáo và công
bố thông tin về DNNN, về chương trình và thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và
chuyển đổi DNNN, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, công khai và xác thực của
thông tin theo cam kết gia nhập WTO
|
Bộ
Tài chính
|
Ban
Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính và các cơ quan liên quan
|
Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ
|
12/2010
|
22
|
Xây dựng và vận hành trang thông
tin điện tử cung cấp thông tin cập nhật về DNNN, sắp xếp, cổ phần hóa và chuyển
đổi DNNN, hoạt động đầu tư vốn nhà nước, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,
công khai và xác thực của thông tin theo cam kết gia nhập WTO.
|
Bộ
Tài chính
|
Ban
Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính và các cơ quan liên quan
|
Website
|
12/2010
|