Quyết định 171/1999/QĐ-CTN phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung hiến chương, công ước của ITU do Chủ tịch nước ban hành

Số hiệu 171/1999/QĐ-CTN
Ngày ban hành 22/11/1999
Ngày có hiệu lực 22/11/1999
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Chủ tịch nước
Người ký
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

 

CHỦ TỊCH NƯỚC 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số:171/1999/QĐ-CTN 

Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC SỐ 171 QĐ/CTN NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 1999 VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HIẾN CHƯƠNG, CÔNG ƯỚC CỦA ITU

CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào khoản 10 Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 24 tháng 8 năm 1998;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Công văn số  1168/CP-QHQT ngày 04 tháng 11 năm 1999;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1- Phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung Hiến chương, Công ước của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).

Điều 2- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có trách nhiệm làm thủ tục đối ngoại về việc Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung Hiến chương, Công ước của ITU và thông báo cho các cơ quan hữu quan ngày có hiệu lực của việc phê chuẩn những sửa đổi, bổ sung Hiến chương, Công ước nói trên.

Điều 3- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG CỦA LIÊN MINH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU

Trên cơ sở tuân thủ và thực hiện các điều khoản thích hợp của Hiến chương Geneve 1992 của liên minh viễn thông Quốc tế, đã được sửa đổi tại Hội nghị Toàn quyền Kyoto 1994, đặc biệt là các quy định tại Điều 55 dưới đây, Hội nghị Toàn quyền của Liên minh Viễn thông Quốc tế (Mineapolis, 1998) đã thông qua các sửa đổi, bổ sung sau đây vào Hiến chương nói trên:

LỜI MỞ ĐẦU

1

 

Trong khi công nhận hoàn toàn quyền chủ quyền của mỗi Quốc gia trong việc ban hành quy chế viễn thông của mình và nhìn nhận tầm quan trọng ngày một to lớn của viễn thông trong công cuộc giữ gìn hoà bình, phát triển kinh tế và xã hội của tất cả các Quốc gia, các Quốc gia tham gia vào Hiến chương này, là văn kiện cơ bản nhất của Liên minh Viễn thông Quốc tế, và Công ước của Liên minh Viễn thông Quốc tế, là văn kiện bổ sung cho Hiến chương (sau đây gọi là "Công ước"), với mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho các mối quan hệ hoà bình và hợp tác quốc tế giữa các dân tộc và sự phát triển kinh tế, xã hội bằng các dịch vụ viễn thông có hiệu quả, đã thoả thuận như sau:

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN

ĐIỀU 1

MỤC TIÊU CỦA LIÊN MINH

2

1

Liên minh có mục tiêu

3

a)

Giữ vững và mở rộng việc hợp tác quốc tế giữa tất cả các Quốc gia Thành viên nhằm cải tiến và sử dụng hợp lý các loại hình viễn thông;

3A

abis)

Thúc đẩy và tăng cường sự tham gia của các cơ quan và các tổ chức vào các hoạt động của Liên minh và khuyến khích sự hợp tác và quan hệ đối tác có hiệu quả giữa các cơ quan, các tổ chức này và các Quốc gia Thành viên nhằm đạt được toàn bộ các mục tiêu chung nêu trong phần mục tiêu của Liên minh;

4

b)

Thúc đẩy và trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực vật chất, nhân lực và tài chính cần thiết cho việc thực hiện công việc đó, cũng như việc truy nhập thông tin;

5

c)

Thúc đẩy sự phát triển các phương tiện kỹ thuật và khai thác các phương tiện đó một cách có hiệu quả nhất, nhằm tăng hiệu suất của các dịch vụ viễn thông, nâng cao lợi ích của các dịch vụ đó và đảm bảo cho các dịch vụ đó luôn sẵn có, đến mức cao nhất có thể, để phục vụ nhu cầu sử dụng của đông đảo công chúng;

6

d)

Cố gắng mở rộng việc phát huy những lợi thế của công nghệ mới về viễn thông đến tất cả mọi người trên thế giới;

7

e)

Thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ viễn thông nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho những quan hệ hoà bình;

8

f)

Điều hoà những hoạt động của các Quốc gia Thành viên và thúc đẩy sự hợp tác và quan hệ đối tác có hiệu quả và mang tính xây dựng giữa các Quốc gia Thành viên và Thành viên lĩnh vực nhằm đạt được những mục đích trên;

9

g)

khuyến khích, trên phạm vi quốc tế, việc chấp nhận một sự tiếp cận rộng rãi hơn những vấn đề viễn thông trong nền kinh tế và xã hội thông tin toàn cầu, bằng cách hợp tác với những tổ chức liên Chính phủ khu vực và quốc tế khác cũng như với các tổ chức phi Chính phủ liên quan đến viễn thông.

10

2

Vì mục đích ấy, Liên minh sẽ đặc biệt chú ý đến việc:

11

a)

Thực hiện việc phân bổ các băng tần của phổ tần số vô tuyến điện, phân bổ các tần số vô tuyến điện và đăng ký ấn định tần số và, đối với các dịch vụ vũ trụ, xác định mọi vị trí quỹ đạo liên quan đến quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh hoặc mọi vấn đề liên quan đến vệ tinh ở các quỹ đạo khác, nhằm tránh nhiễu gây tổn hại giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau;

12

b)

Phối hợp mọi nỗ lực để loại trừ nhiễu gây tổn hại giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau và cải tiến việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện dùng cho các dịch vụ thông tin vô tuyến cũng như việc sử dụng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh và các quỹ đạo vệ tinh khác.

13

c)

Tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiêu chuẩn hoá viễn thông trên toàn thế giới với một chất lượng dịch vụ thoả đáng;

14

d)

Thúc đẩy việc hợp tác và đoàn kết quốc tế trong việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước đang phát triển, cũng như việc thiết lập, phát triển và hoàn thiện các thiết bị và mạng viễn thông tại những nước đang phát triển bằng tất cả những phương tiện có được, kể cả thông qua việc tham gia vào các chương trình phù hợp của Liên hợp quốc và việc sử dụng nguồn vốn riêng của Liên minh một cách hợp lý;

15

e)

Phối hợp mọi nỗ lực để điều hoà việc phát triển những phương tiện viễn thông, nhất là những phương tiện sử dụng kỹ thuật không gian, nhằm khai thác một cách tốt nhất những khả năng do kỹ thuật đó cung cấp;

16

f)

Khuyến khích việc hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên và Thành viên lĩnh vực nhằm thiết lập các bảng cước phí với các mức thấp nhất có thể được đối với một dịch vụ có chất lượng hiệu quả, có tính đến sự cần thiết phải duy trì các cơ quan quản lý viễn thông độc lập và lành mạnh về mặt tài chính;

17

g)

Thúc đẩy việc chấp nhận những biện pháp cho phép bảo đảm an toàn nhân mạng qua việc hợp tác của các dịch vụ viễn thông;

18

h)

Tiến hành nghiên cứu, soạn thảo quy chế, thông qua các nghị quyết, đưa ra các khuyến nghị và ý kiến, thu thập và công bố các thông tin liên quan đến viễn thông;

19

i)

Xúc tiến, cùng với các tổ chức tài chính và phát triển quốc tế, việc thiết lập những dòng tín dụng ưu đãi và thuận lợi dành cho việc phát triển của các dự án xã hội nhằm, ngoài các mục tiêu khác, mở rộng các dịch vụ viễn thông tới những vùng hẻo lánh nhất trong các nước;

19A

j)

Thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan liên quan vào các hoạt động của Liên minh và hợp tác với những tổ chức khu vực và những tổ chức khác nhằm đạt được các mục tiêu của Liên minh.

 

ĐIỀU 2

THÀNH PHẦN CỦA LIÊN MINH

20

 

Liên minh viễn thông quốc tế là một tổ chức liên chính phủ trong đó các Quốc gia Thành viên là Thành viên lĩnh vực, với quyền và nghĩa vụ được xác định rõ, hợp tác nhằm đạt được các mục tiêu của Liên minh. Liên minh, có tính đến nguyên tắc tính phổ biến và nguyện vọng tham gia rộng rãi vào Liên minh, sẽ bao gồm:

21

a)

Mọi Quốc gia là Quốc gia Thành viên của Liên minh Viễn thông Quốc tế với tư cách là Bên tham gia của bất kỳ Công ước Viễn thông Quốc tế nào trước khi Hiến chương và Công ước này có hiệu lực;

22

b)

Mọi Quốc gia khác, là Thành viên của Liên hợp quốc, gia nhập Hiến chương này và Công ước theo Điều 53 của Hiến chương này;

23

c)

Mọi Quốc gia khác, không phải là Thành viên của Liên hợp quốc, xin làm Thành viên của Liên minh và, sau khi được hai phần ba số Quốc gia Thành viên của Liên minh chấp nhận, gia nhập Hiến chương và Công ước theo Điều 53 của Hiến chương này. Nếu đơn xin làm Quốc gia Thành viên được trình vào thời kỳ giữa hai hội nghị toàn quyền, Tổng thư ký sẽ tham khảo ý kiến của các Quốc gia Thành viên của Liên minh; một Quốc gia Thành viên xem như không có ý kiến gì nếu không trả lời sau một thời hạn bốn tháng tính từ ngày được hỏi ý kiến.

 

ĐIỀU 3

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ  CỦA CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN VÀ THÀNH VIÊN LĨNH VỰC

24

1

Các Quốc gia Thành viên và các Thành viên Lĩnh vực được hưởng các quyền và phải tuân thủ các nghĩa vụ quy định trong Hiến chương này và Công ước.

25

2

Các quyền của các Quốc gia Thành viên trong việc tham gia các hội nghị, cuộc họp và các cuộc tham khảo ý kiến của Liên minh, bao gồm:

26

a)

Mọi Quốc gia Thành viên có quyền tham gia các hội nghị, được quyền ứng cử vào Hội đồng và có quyền giới thiệu những ứng cử viên để tuyển chọn quan chức của Liên minh hoặc những thành viên của Uỷ ban Thể lệ Thông tin vô tuyến;

27

b)

Theo quy định tại các Điểm 169 và 210 của Hiến chương này, mỗi Quốc gia Thành viên được một phiếu khi biểu quyết tại tất cả các hội nghị toàn quyền, các hội nghị thế giới và tất cả các khoá họp của các Lĩnh vực và các cuộc họp của các nhóm nghiên cứu và, nếu là Quốc gia Thành viên của Hội đồng thì họ có quyền tham dự tất cả các kỳ họp của Hội đồng. Tại những hội nghị khu vực, chỉ những Quốc gia Thành viên của khu vực có liên quan mới có quyền biểu quyết.

28

c)

Theo quy định tại các Điểm 169 và 210 của Hiến chương này, mỗi Quốc gia Thành viên cũng có một phiếu trong tất cả các cuộc tham khảo ý kiến bằng thư. Trong trường hợp các cuộc tham khảo liên quan đến các hội nghị khu vực, chỉ những Quốc gia Thành viên của khu vực có liên quan mới có quyền biểu quyết.

28A

3

Đối với việc tham gia vào các hoạt động của Liên minh, các Thành viên Lĩnh vực có quyền tham gia đầy đủ vào những hoạt động của lĩnh vực mà họ là thành viên, phù hợp với những quy định liên quan của Hiến chương này và Công ước.

28B

a)

Họ có thể giới thiệu Chủ tịch và Phó Chủ tịch của các khoá họp và cuộc họp của Lĩnh vực và các hội nghị phát triển viễn thông thế giới.

28C

b)

Phù hợp với các quy định liên quan của Công ước và các quyết định liên quan được thông qua tại Hội nghị Toàn quyền, họ có quyền tham gia vào việc thông qua các vấn đề và Khuyến nghị và các quyết định liên quan đến phương pháp làm việc và các thủ tục của Lĩnh vực đó.

 

ĐIỀU 4

VĂN KIỆN CỦA LIÊN MINH

[...]