Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 17/2011/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 17/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/03/2011
Ngày có hiệu lực 28/03/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Trung Tín
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 17/2011/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 3 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI RỪNG VÀ CÂY XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X;
Căn cứ Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thành phố năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 5930/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 290/SNN-KHTC ngày 08 tháng 3 năm 2011 về phê duyệt “Đề án Bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 tầm nhìn 2025”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo nội dung đề án đính kèm.

Điều 2. Căn cứ nội dung Đề án Quản lý bảo vệ, phát triển các loại rừng và cây xanh thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Nông nghiệp, nông thôn thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có rừng và cây xanh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: Các PVP;
- Các phòng Chuyên viên;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT; (CNN-Tg) P.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Tín

 

ĐỀ ÁN

QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI RỪNG VÀ CÂY XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 17 /2011 /QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

Phần I

THỰC TRẠNG CÁC LOAI RỪNG VÀ MẢNG CÂY XANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường

1.1. Tài nguyên thiên nhiên

1.1.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven thành phố Hồ Chí Minh có 6 loại đất chính:

- Đất cát: có diện tích 5.182 ha, chiếm 4,19% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở huyện Cần Giờ.

- Đất mặn: với diện tích 19.757 ha, chiếm khoảng 15,99% diện tích vùng khảo sát. Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ. Loại đất này hình thành trên trầm tích sông, biển và đầm lầy biển bị xâm nhập mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5), các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt trị số pH 6,5 - 7 ở độ sâu trên 100 cm.

- Đất phèn: chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 44.535 ha chiếm 36,04% diện tích vùng khảo sát. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn và phía Bắc huyện Cần Giờ.

- Đất phù sa: có diện tích khoảng 20.405 ha, chiếm 16,51% diện tích vùng khảo sát, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 3%. Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m.

- Đất xám: có diện tích khoảng 31.255 ha, chiếm khoảng 25,29% diện tích vùng khảo sát. Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh.

- Đất đỏ vàng: có diện tích khoảng 2.430 ha, chiếm 1,98% diện tích vùng khảo sát. Phân bố trên vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9.

Diện tích còn lại không khảo sát là 85.990 ha, gồm đất phi nông nghiệp (đất ở, chuyên dùng,…) và núi đá 5,4 ha thuộc xã Thạnh An huyện Cần Giờ.

1.1.2. Tài nguyên nước

[...]