Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Số hiệu 280/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/02/2013
Ngày có hiệu lực 22/02/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 280/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 22 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG SẢN XUẤT THÔNG 3 LÁ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;

Căn cứ Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

Căn cứ văn bản số 481/TTg-KTN ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông ba lá tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ văn bản số 2095/BNN-TCLN ngày 04/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng thông ba lá tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án quản lý, sử dụng và phát triển bền vững rừng sản xuất thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi thực hiện: Thuộc diện tích 45.783 ha rừng sản xuất thông 3 lá tự nhiên thuần loại tại 06 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Di Linh, Đam Rông và Bảo Lâm nằm trong 132.966 ha rừng thông 3 lá tự nhiên toàn tỉnh, trữ lượng khoảng 21,62 triệu m3, chiếm 38,7% trữ lượng gỗ toàn tỉnh.

2. Mục tiêu:

a) Tổ chức quản lý, sử dụng và phát triển rừng sản xuất thông 3 lá theo hướng bền vững về diện tích, chất lượng và cơ cấu rừng thông qua các giải pháp kỹ thuật lâm sinh như quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, nuôi dưỡng và khai thác rừng.

b) Cải tạo rừng tự nhiên thông 3 lá thuần loài năng suất thấp, chất lượng kém sang rừng trồng thông 3 lá có năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao hơn theo hướng sản xuất công nghiệp đáp ứng yêu cầu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lâu dài; đáp ứng tốt yêu cầu phòng hộ, đảm bảo môi trường sinh thái; góp phần tăng trưởng GDP toàn ngành lâm nghiệp.

3. Nội dung thực hiện:

a) Khai thác rừng:

- Khai thác 6.720 ha (bình quân 840 ha/năm) thuộc đối tượng rừng thông rải rác, rừng thông thành thục.

- Tổng sản lượng gỗ 1.173.100 m3, bình quân 146.638 m3/năm.

- Tổng sản lượng nhựa thông tận dụng 1.212 ha/năm/1.147 ha/năm.

- Tiến độ khai thác: Theo Phụ lục I kèm theo.

- Hàng năm, chỉ tổ chức thiết kế khai thác khi đã xác định cụ thể địa chỉ, khả năng chế biến tinh của các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí được ưu tiên mua gỗ nguyên liệu theo qui định của UBND tỉnh;

Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp chế biến gỗ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu đề xuất UBND tỉnh quyết định phân bổ chỉ tiêu thiết kế khai thác gỗ; sau đó hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế khai thác, thẩm định và cấp phép khai thác thành 02 đợt cho các đơn vị chủ rừng; phối hợp Sở Công thương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ưu tiên bán gỗ (cây đứng) cho các doanh nghiệp theo từng đợt để chủ động tổ chức khai thác, chế biến theo hướng: Doanh nghiệp có cơ sở chế biến gỗ ở địa phương nào thì được chỉ định mua gỗ tại đơn vị chủ rừng ở địa phương đó hoặc địa phương lân cận gắn với việc thuê đất đầu tư trồng rừng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ ổn định lâu dài, nhằm thuận lợi cho việc khai thác, vận chuyển, chế biến, đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng và giảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp.

b) Trồng lại rừng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý, bảo vệ rừng:

[...]