Quyết định 17/2007/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành Văn hóa Thông tin Đồng Nai đến năm 2010

Số hiệu 17/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/03/2007
Ngày có hiệu lực 23/03/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Một
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2007/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 13 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VĂN HÓA THÔNG TIN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 33/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2001 - 2010 (điều chỉnh);

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 412/TTr-SKHĐT-VX ngày 01 tháng 6 năm 2006 về việc xin phê duyệt quy hoạch ngành Văn hóa Thông tin tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 (đã chỉnh sửa, bổ sung),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành Văn hóa Thông tin Đồng Nai đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

1) Phương hướng, mục tiêu phát triển văn hóa thông tin đến năm 2010

a) Quan điểm phát triển:

Lấy tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết hội nghị TW5 (khóa VIII) và chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Kết luận hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng (khóa IX) làm quan điểm phát triển ngành Văn hóa Thông tin tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ 2006 - 2010.

b) Phương hướng, mục tiêu chung:

Giai đoạn 2006 - 2010 toàn ngành văn hóa thông tin tập trung thực hiện các mục tiêu như sau:

- Đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế, xây dựng chỉnh đốn Đảng với không ngừng nâng cao văn hóa, tạo nên sự phát triển đồng bộ của 3 lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định cho sự phát triển sự nghiệp của ngành.

- Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thông tin: Đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của nhân dân. Sưu tầm, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, chú trọng văn hóa dân tộc bản địa Đồng Nai kết hợp với giao lưu văn hóa các nước trên thế giới.

- Hoàn chỉnh quy hoạch và từng bước tham mưu xây dựng hệ thống công viên, tượng đài, tranh hoành tráng, nhà bia tưởng niệm tại các địa danh có lịch sử văn hóa, cách mạng. Trùng tu tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, sưu tầm, bảo quản các di vật, hiện vật lịch sử, văn hóa.

- Triển khai sâu rộng và đạt hiệu quả cao phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Xây dựng đạo đức, lối sống đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Sắp xếp lại các doanh nghiệp trực thuộc theo hướng đảm bảo năng động, hiệu quả trong cơ chế thị trường, tuân thủ sự quản lý của ngành. Huy động mọi tiềm lực và lợi thế của địa phương để phát triển văn hóa thông qua chủ trương xã hội hóa.

- Xây dựng chiến lược cán bộ và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, giữ vững trật tự kỷ cương pháp luật đối với các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa.

c) Mục tiêu cụ thể:

- Tập trung xây dựng, kiện toàn các hệ thống thiết chế ngành văn hóa thông tin từ tỉnh đến huyện, thị, thành phố, xã, phường và thị trấn.

+ Xây dựng và phát triển thư viện điện tử, trung tâm thông tin triển lãm, nhà hát lớn, trung tâm chiếu phim, nhà tập luyện và biểu diễn của 02 đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa công nhân khu công nghiệp, củng cố, nâng cấp Nhà Bảo tàng tỉnh thành bảo tàng loại I, xây dựng công trình Thế giới Tuổi thơ (ở Nhơn Trạch).

+ 100% các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc và xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa thông tin, thư viện, nhà truyền thống, đội thông tin lưu động, đội văn nghệ.

- Quy hoạch và triển khai xây dựng hoàn chỉnh hệ thống công viên văn hóa, cụm tranh hoành tráng, tượng đài lịch sử - văn hóa, bia tưởng niệm, các di tích lịch sử văn hóa. Trùng tu, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích đã được xếp hạng.

- Thông qua đề án nâng cấp trường Trung học Văn hóa - Nghệ thuật thành trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực cho ngành, đảm bảo 100% cán bộ có trình độ, năng lực phù hợp với sự phát triển của hệ thống thiết chế văn hóa ở từng cấp.

Cụ thể:

* Cấp tỉnh:

- Từ 80% - 90% cán bộ, công chức có trình độ đại học, trên đại học chuyên ngành.

[...]