Quyết định 1693/QĐ-TLĐ năm 2007 quy định về quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 1693/QĐ-TLĐ
Ngày ban hành 31/12/2007
Ngày có hiệu lực 15/01/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Nguyễn Hòa Bình
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 1693/QĐ–TLĐ

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Căn cứ Luật Công đoàn năm 1990;
Căn cứ Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006;
Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt nam;
Căn cứ Nghị quyết số 5a/NQ-BCH ngày 7/7/2005 của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam khoá IX;
Theo đề nghị của Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
– Các đ/c uỷ viên BCH TLĐ
– LĐLĐ các tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ TCTy trực thuộc TLĐ
– Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ
– Lưu VT, Ban Pháp luật TLĐ

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Hoà Bình

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN KIỂM TRA, GIÁM SÁT CỦA CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1693/QĐ-TLĐ ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích kiểm tra, giám sát của Công đoàn

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật của Công đoàn là nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động; góp phần thực hiện chức năng tham gia quản lý nhà nước, bảo vệ đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.

Điều 2. Quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn

1. Quyền kiểm tra, giám sát của Công đoàn do pháp luật quy định, các cấp Công đoàn được quyền chủ động, độc lập thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.

2. Kiểm tra, giám sát của Công đoàn phải tuân theo quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, bảo đảm công khai, kịp thời, khách quan, trung thực, chính xác.

Điều 3. Đối tượng kiểm tra, giám sát của Công đoàn

Đối tượng kiểm tra, giám sát của Công đoàn theo Quy định này bao gồm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và công nhân lao động.

Chương 2.

NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 4. Nội dung kiểm tra, giám sát của Công đoàn

Nội dung kiểm tra, giám sát của Công đoàn tập trung chủ yếu vào việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; pháp luật về cán bộ, công chức; pháp luật công đoàn và các lĩnh vực chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên Công đoàn và công nhân lao động.

Điều 5. Hình thức kiểm tra của Công đoàn

Kiểm tra của Công đoàn các cấp được thực hiện bằng những hình thức sau đây:

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ