Quyết định 163/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010

Số hiệu 163/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/07/2006
Ngày có hiệu lực 16/07/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 163/2006/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 06 tháng 7 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 197/2001/QĐ-TTg ngày 27/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chính sách Quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích giai đoạn 2002-2010;

Căn cứ Quyết định số 227/2003/QĐ.UB ngày 03/9/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống tai nạn thương tích giai đoạn 2003 - 2010 của tỉnh Bình Dương;

Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;

Theo đề nghị Sở Y tế, cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010 (kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Uỷ ban nhân dân các huyện và thị xã Thủ Dầu Một:

a) Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích huyện, thị xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm trưởng ban; lãnh đạo phòng Y tế huyện, thị xã Thủ Dầu Một làm phó ban thường trực và đại diện các ban ngành, đoàn thể có liên quan trong công tác phòng, chống tai nạn thương tích làm thành viên;

b) Ban chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động phòng, chống tai nạn thương tích hàng năm trên cơ sở điều tra thực trạng tai nạn thương tích tại địa phương. Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể trong huyện, thị và các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tai nạn thương tích của huyện, thị xã;

c) Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn củng cố Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó có bổ sung một số thành viên để thực hiện công tác Xây dựng cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Chọn một số xã, phường, thị trấn để thí điểm xây dựng “Gia đình an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn”. Hướng dẫn các tiêu chuẩn cụ thể để các gia đình, trường học và cộng đồng thực hiện. Hàng năm tổ chức đánh giá và cấp các giấy chứng nhận; rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình xây dựng cộng đồng an toàn ra các xã, phường, thị trấn khác;

d) Đầu tư kinh phí từ ngân sách địa phương cho các hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;

đ) Xây dựng hệ thống giám sát, theo dõi, tổng hợp số liệu và báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn thương tích, về xây dựng cộng đồng an toàn (từ xã, phường, thị trấn đến huyện, thị). Tổng kết đánh giá hàng năm về các hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và triển khai kế hoạch cho năm tiếp theo.

2. Sở Y tế:

a) Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích tỉnh, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh và Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tai nạn thương tích trong tỉnh. Chịu trách nhiệm tổng hợp chung tình hình tai nạn thương tích toàn tỉnh và báo cáo cấp trên;

b) Triển khai các hoạt động của ngành Y tế về phòng, chống tai nạn thương tích trong gia đình và cộng đồng;

c) Chỉ đạo y tế cơ sở thực hiện tốt vai trò tham mưu cho UBND các cấp trong xây dựng cộng đồng an toàn. Củng cố mạng lưới sơ cấp cứu và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn thương tích;

d) Phối hợp với các Tiểu ban và các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể trong việc tập huấn sơ cứu ban đầu các loại tai nạn thương tích cho các đối tượng ngoài y tế;

đ) In ấn và phân phối các giấy chứng nhận “Gia đình an toàn”, “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn” cung cấp cho các huyện, thị.

3. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp với Công an tỉnh và Ban an toàn giao thông xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn giao thông.

4. Sở Lao động, thương binh và xã hội:

Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh và các Sở, Ban, Ngành liên quan, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích trong lao động sản xuất.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

[...]