Quyết định 160/QĐ-UBND năm 2023 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Số hiệu 160/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/02/2023
Ngày có hiệu lực 03/02/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Lê Văn Hiểu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 160/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 03 tháng 02 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 36/TTr-TNMT ngày 12 tháng 01 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Có Phương án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm CNTT - VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, KTN, Thành (10 b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Hiểu

 

PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 160/QĐ-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2023 của UBND tỉnh Hải Dương)

I. TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Hải Dương là tỉnh có khoáng sản hạn chế về chủng loại, khoáng sản tập trung chủ yếu ở khu vực phía Đông Bắc của tỉnh thuộc địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn, trong đó tiềm năng, thế mạnh chủ yếu là nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng (sét chịu lửa, kaolin, Keratophyr, đá vôi, đá sét xi măng, đá vôi xây dựng, sét gạch ngói, cát đen xây dựng, đất đồi). Ngoài ra còn có than đá (thành phố Chí Linh) và nước khoáng nóng (Thạch Khôi, thành phố Hải Dương).

Hầu hết các loại khoáng sản nêu trên đã được phát hiện và khai thác từ rất sớm (trước Luật Khoáng sản năm 1996) để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống con người. Qua nhiều năm khai thác, đến nay nhóm khoáng sản có giá trị kinh tế, quy mô công nghiệp (đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sét chịu lửa,...) đã dần cạn kiệt, hầu hết các mỏ, điểm mỏ có giá trị kinh tế đi vào giai đoạn cuối của quá trình khai thác và phải thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường, bàn giao đất cho địa phương quản lý theo quy định.

Bên cạnh những khu vực có khoáng sản đang đi vào giai đoạn cuối nêu trên, những khu vực có khoáng sản hiện nay chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản phục vụ san lấp (đất đồi, đất và cát bãi bồi) tập trung tại địa bàn thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và dọc theo các con sông chính ở 10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Gia Lộc và huyện Bình Giang).

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Thời gian qua, hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nguyên vật liệu phục vụ các dự án công trình trọng điểm, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới, phục vụ dân sinh, góp phần tăng thu cho ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo ở các địa phương có hoạt động khoáng sản,...; công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đã được các cơ quan chức năng, UBND các cấp quan tâm thực hiện. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo (Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 29-KH/TU ngày 22/11/2011 về “Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 15/11/2021 về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh”; Chương trình hành động số 47- CTr/TU ngày 15/8/2022 của Tỉnh ủy Hải Dương thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; UBND tỉnh đã ban hành 02 Đề án: Đề án “Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, khoáng sản cho phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 - 2015” và Đề án “Phòng, chống khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh Hải Dương”); công tác quy hoạch khoáng sản được quan tâm; đã tăng cường các giải pháp quản lý hành chính, kiểm soát sản lượng khai thác, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước nói chung và công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: chưa làm tốt các yêu cầu về cắm mốc các khu vực được cấp phép khai thác và kiểm soát sản lượng khai thác; chưa ban hành được Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; tình trạng vi phạm tại các mỏ khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác và tình trạng khai thác khoáng sản không có giấy phép (nhất là tại địa bàn thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn) vẫn diễn biến phức tạp; các cơ quan nhà nước chưa làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm về khoáng sản còn chưa được kịp thời.

2. Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế

2.1. Nguyên nhân khách quan

- Chính sách, pháp luật về khoáng sản còn có những bất cập, chưa điều chỉnh được hết các tình huống phát sinh trong thực tiễn;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ