Quyết định 1585/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu | 1585/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 12/05/2023 |
Ngày có hiệu lực | 12/05/2023 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Định |
Người ký | Lâm Hải Giang |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1585/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019”;
Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030”;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1036/TTr-SGDĐT ngày 28/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2023-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1585/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
A. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON ĐẾN NĂM HỌC 2022 - 2023
1. Quy mô trường lớp, trẻ em mầm non
Toàn tỉnh có 219 trường mầm non, mẫu giáo (gọi chung là mầm non), trong đó có 169 trường mầm non công lập, 48 trường mầm non tư thục; 02 trường mầm non dân lập; có 219 nhóm, lớp độc lập tư thục. Điểm trường lẻ: 527 điểm trường. Tổng số nhóm, lớp: 2.323 nhóm, lớp, trong đó 349 nhóm trẻ, 1.974 lớp mẫu giáo. Huy động trẻ đến lớp toàn tỉnh đạt 59.336/110.056 trẻ (tỉ lệ 53,91%). Trong đó, huy động nhà trẻ đạt 5.759/40.233 (tỉ lệ 14,28%); huy động trẻ mẫu giáo đạt 53.577/69.734 trẻ (tỉ lệ: 76,83%); riêng trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 24.599/24.614 (tỉ lệ 99,93%). Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, có 88/219 (tỉ lệ 40,18%).
Trong đó, các vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh[1] có 24 trường mầm non (tỉ lệ 10,96% so với toàn tỉnh); số điểm trường lẻ có 83/527 (tỉ lệ 15,75% so với toàn tỉnh), số nhóm lớp có 172/2.323 nhóm, lớp (tỉ lệ 7,40% so với toàn tỉnh); trẻ mầm non ra lớp tại các vùng khó khăn 4.149/6.623 trẻ (tỉ lệ 62,65%); trẻ nhà trẻ vùng khó khăn ra lớp 255/2.417 trẻ (tỉ lệ 10,55%), trẻ mẫu giáo vùng khó khăn ra lớp 4.060/4.103 trẻ (tỉ lệ 92,43%). Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 07/24 trường (tỉ lệ 29,17% thấp hơn so với toàn tỉnh).
Các trường mầm non thuộc vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh nhờ có các chính sách ưu tiên và thực hiện theo Quyết định số 3336/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 nên mạng lưới trường, lớp mầm non cơ bản được củng cố, duy trì và phát triển.
2. Về cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV)
Tổng số CBQL, GV, NV toàn tỉnh hiện có: 6.093 người, trong đó, CBQL: 407 người; GV: 4.132 người, tỉ lệ GV/lớp 1,78; GV biên chế: 2.383 (tỉ lệ 57,67%), GV hợp đồng có đóng bảo hiểm: 1001, GV hợp đồng khác: 748 người; NV: 1553 người. Trình độ đào tạo của giáo viên, đạt chuẩn (cao đẳng trở lên): 3.115/4.132 người (tỉ lệ: 75,39%); chưa đạt chuẩn (trung cấp): 1.017/4.132 người (tỉ lệ 24,61%). CBQL, GV, NV đang công tác tại các vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 453 người, trong đó, CBQL có 40/407 người (tỉ lệ 9,83% so với toàn tỉnh), GV có 295/4.132 người (tỉ lệ 7,14% so với toàn tỉnh), nhân viên có 118/1.553 người (tỉ lệ 7,60% so với toàn tỉnh); định mức GV/lớp là 1,72 (thấp hơn mặt bằng chung cả tỉnh là 0,06). Trong đó, giáo viên người dân tộc thiểu số 83 người. Trình độ đào tạo của giáo viên, đạt chuẩn (cao đẳng trở lên): 259 người (tỉ lệ: 87,80%); chưa đạt chuẩn (trung cấp): 41 người (tỉ lệ 12,20%).
Đội ngũ cán CBQL, GV, NV được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
3. Về cơ sở vật chất
Nhiều trường mầm non được xây dựng khang trang, kiên cố, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu Chương trình giáo dục mầm non.
Quy hoạch phát triển trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện của từng địa phương, kết nối giao thông cho việc đưa, đón trẻ. Môi trường bảo đảm an toàn, xây dựng theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Toàn tỉnh hiện có 2.450 phòng học (trong đó: 1.944 phòng học kiên cố (tỉ lệ 79,35%), 504 phòng học bán kiên cố (tỉ lệ 20,57%), 02 phòng học nhờ/tạm (tỉ lệ 0,08%), bố trí 1 phòng/1 nhóm, lớp; có 2.023 bộ đồ dùng dạy học tối thiểu và 864 đồ chơi ngoài trời.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1585/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 12 tháng 5 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019”;
Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030”;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1036/TTr-SGDĐT ngày 28/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2023-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1585/QĐ-UBND ngày 12 tháng 5 năm 2023 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
A. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON ĐẾN NĂM HỌC 2022 - 2023
1. Quy mô trường lớp, trẻ em mầm non
Toàn tỉnh có 219 trường mầm non, mẫu giáo (gọi chung là mầm non), trong đó có 169 trường mầm non công lập, 48 trường mầm non tư thục; 02 trường mầm non dân lập; có 219 nhóm, lớp độc lập tư thục. Điểm trường lẻ: 527 điểm trường. Tổng số nhóm, lớp: 2.323 nhóm, lớp, trong đó 349 nhóm trẻ, 1.974 lớp mẫu giáo. Huy động trẻ đến lớp toàn tỉnh đạt 59.336/110.056 trẻ (tỉ lệ 53,91%). Trong đó, huy động nhà trẻ đạt 5.759/40.233 (tỉ lệ 14,28%); huy động trẻ mẫu giáo đạt 53.577/69.734 trẻ (tỉ lệ: 76,83%); riêng trẻ 5 tuổi đến lớp đạt 24.599/24.614 (tỉ lệ 99,93%). Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, có 88/219 (tỉ lệ 40,18%).
Trong đó, các vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh[1] có 24 trường mầm non (tỉ lệ 10,96% so với toàn tỉnh); số điểm trường lẻ có 83/527 (tỉ lệ 15,75% so với toàn tỉnh), số nhóm lớp có 172/2.323 nhóm, lớp (tỉ lệ 7,40% so với toàn tỉnh); trẻ mầm non ra lớp tại các vùng khó khăn 4.149/6.623 trẻ (tỉ lệ 62,65%); trẻ nhà trẻ vùng khó khăn ra lớp 255/2.417 trẻ (tỉ lệ 10,55%), trẻ mẫu giáo vùng khó khăn ra lớp 4.060/4.103 trẻ (tỉ lệ 92,43%). Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 07/24 trường (tỉ lệ 29,17% thấp hơn so với toàn tỉnh).
Các trường mầm non thuộc vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh nhờ có các chính sách ưu tiên và thực hiện theo Quyết định số 3336/QĐ-UBND ngày 13/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025 nên mạng lưới trường, lớp mầm non cơ bản được củng cố, duy trì và phát triển.
2. Về cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV), nhân viên (NV)
Tổng số CBQL, GV, NV toàn tỉnh hiện có: 6.093 người, trong đó, CBQL: 407 người; GV: 4.132 người, tỉ lệ GV/lớp 1,78; GV biên chế: 2.383 (tỉ lệ 57,67%), GV hợp đồng có đóng bảo hiểm: 1001, GV hợp đồng khác: 748 người; NV: 1553 người. Trình độ đào tạo của giáo viên, đạt chuẩn (cao đẳng trở lên): 3.115/4.132 người (tỉ lệ: 75,39%); chưa đạt chuẩn (trung cấp): 1.017/4.132 người (tỉ lệ 24,61%). CBQL, GV, NV đang công tác tại các vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh có tổng số 453 người, trong đó, CBQL có 40/407 người (tỉ lệ 9,83% so với toàn tỉnh), GV có 295/4.132 người (tỉ lệ 7,14% so với toàn tỉnh), nhân viên có 118/1.553 người (tỉ lệ 7,60% so với toàn tỉnh); định mức GV/lớp là 1,72 (thấp hơn mặt bằng chung cả tỉnh là 0,06). Trong đó, giáo viên người dân tộc thiểu số 83 người. Trình độ đào tạo của giáo viên, đạt chuẩn (cao đẳng trở lên): 259 người (tỉ lệ: 87,80%); chưa đạt chuẩn (trung cấp): 41 người (tỉ lệ 12,20%).
Đội ngũ cán CBQL, GV, NV được tham gia học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
3. Về cơ sở vật chất
Nhiều trường mầm non được xây dựng khang trang, kiên cố, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng mục tiêu Chương trình giáo dục mầm non.
Quy hoạch phát triển trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện của từng địa phương, kết nối giao thông cho việc đưa, đón trẻ. Môi trường bảo đảm an toàn, xây dựng theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Toàn tỉnh hiện có 2.450 phòng học (trong đó: 1.944 phòng học kiên cố (tỉ lệ 79,35%), 504 phòng học bán kiên cố (tỉ lệ 20,57%), 02 phòng học nhờ/tạm (tỉ lệ 0,08%), bố trí 1 phòng/1 nhóm, lớp; có 2.023 bộ đồ dùng dạy học tối thiểu và 864 đồ chơi ngoài trời.
Phòng học các trường mầm non thuộc vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh có 179 phòng học/172 nhóm, lớp (trong đó 01 phòng học nhờ, tạm) thừa 07 phòng học không sử dụng do xóa các điểm trường lẻ; có 119 bộ đồ dùng dạy học tối thiểu đạt chuẩn (còn thiếu 53 bộ so với quy định); có 71 bộ đồ chơi ngoài trời đạt chuẩn/107 điểm trường (còn thiếu 36 bộ so với quy định tối thiểu); chưa có nhà công vụ cho giáo viên và nhân viên ở các trường mầm non vùng khó khăn.
Ngoài việc tăng cường tham mưu các cấp đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, các đơn vị phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời và xây dựng thư viện thân thiện dựa vào cộng đồng; cải tạo, xây dựng môi trường tiếng Việt phong phú, đa dạng tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá.
4. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
Kết quả về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non toàn tỉnh: 100% các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) thực hiện Chương trình GDMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, 100% trẻ được đảm bảo an toàn trong trường học và trẻ phát triển các kỹ năng giáo dục theo yêu cầu cần đạt của từng độ tuổi, trẻ được học 02 buổi/ngày đạt 100%; trẻ bán trú tại trường 48.295/59.336 (đạt tỉ lệ 81,39%). 100% trẻ em đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi trong toàn tỉnh tương đối thấp (trẻ nhẹ cân 1.775/59.336 trẻ , tỉ lệ 2,78%; trẻ thấp còi 1.569/59.336 trẻ , tỉ lệ 2,64%).
Kết quả về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non vùng khó khăn: các trường mầm non vùng khó khăn tăng cường công tác phối kết hợp ban ngành, chính quyền địa phương, tuyên truyền phụ huynh và cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo khoa học; phát triển mô hình bán trú cho trẻ các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non; bảo đảm an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ; trẻ học 2 buổi/ngày đạt tỉ lệ 100%; trẻ ăn bán trú tại trường 2.453/4.149 trẻ (đạt tỉ lệ 61,29%); 100% trẻ em đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi ở các trường vùng khó khăn cao so với toàn tỉnh: trẻ nhẹ cân 361/4.149 trẻ, tỉ lệ 8,70% (toàn tỉnh 2,78%); trẻ thấp còi 356/4.149 trẻ, tỉ lệ 8,58% (toàn tỉnh 2,64%).
5. Một số khó khăn, hạn chế
Các trường mầm non vùng khó khăn có nhiều điểm trường lẻ. Có 83 điểm lẻ/24 trường, bình quân 3,46 điểm lẻ/trường; nhiều điểm trường lẻ cách xa với điểm trường chính và xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn. Việc huy động trẻ ở các vùng khó khăn đến lớp còn hạn chế, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và trẻ em dưới 5 tuổi.
Do điều kiện của phụ huynh chủ yếu làm nghề nông, địa bàn cách trở nên việc tổ chức bán trú cho trẻ chưa cao (trẻ em bán trú vùng dân tộc thiểu số tỉ lệ 61,29%, toàn tỉnh đạt tỉ lệ 81,39%). Do đó tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi tại các trường vùng khó khăn vẫn còn khá cao so với mặt bằng chung của cả tỉnh.
Giáo viên thiếu nhiều so với quy định. Toàn tỉnh giáo viên thiếu: 1.831 giáo viên; các trường mầm non vùng khó khăn giáo viên thiếu: 89 giáo viên.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu, đồ chơi ở các cơ sở GDMN vùng khó khăn còn thiếu; hàng rào, sân chơi, khu vệ sinh, công trình nước sạch cho trẻ ở các điểm lẻ còn tạm bợ, thiếu thốn; khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở các điểm trường lẻ xây dựng lâu năm đã xuống cấp, diện tích hẹp, phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật, các khối phòng hành chính quản trị, khối phòng tổ chức ăn, khối phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật nhiều cơ sở GDMN chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; nhà công vụ dành cho giáo viên, nhân viên mầm non chưa có và thiếu so với nhu cầu thực tiễn.
Công tác xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực phát triển GDMN khó thực hiện tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.
6. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế
Địa bàn vùng miền núi rộng, giao thông đi lại không thuận lợi, trường mầm non có nhiều điểm lẻ. Đời sống của nhân dân trên địa bàn vùng khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông, thu nhập thấp; một bộ phận người DTTS kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non còn thấp.
Tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ đến trường mầm non thấp do trẻ trong độ tuổi nhà trẻ chưa được hưởng chính sách hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập…
Còn thiếu giáo viên so với quy định. Chưa có nhà công vụ cho giáo viên, nhân viên.
Kinh phí Nhà nước đầu tư cho GDMN chưa đủ để đầu tư, xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng theo quy định Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) thuộc các huyện nghèo, thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các thôn, xã thuộc vùng khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, cơ quan có thẩm quyền[2] (sau đây gọi chung là vùng khó khăn), gồm các huyện: Tây Sơn, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Mục tiêu chung
Hỗ trợ phát triển giáo GDMN vùng khó khăn. Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đối với trẻ em
- Đến năm 2025: phấn đấu có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có 65% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt (TCTV) trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 80% các huyện tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS) có mô hình về TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Đến năm 2030: phấn đấu có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN, trong đó có 85% trẻ em trong các cơ sở GDMN được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; có ít nhất 90% các huyện tập trung đông trẻ em người DTTS có mô hình về TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
2.2. Đối với giáo viên
- Đến năm 2025: bồi dưỡng 30% giáo viên để biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ;
- Đến năm 2030: bồi dưỡng 60% giáo viên để biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.
2.3. Đối với cơ sở GDMN
Đến năm 2030: phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ/mượn; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.
(Chi tiết tại Phụ lục 1; 2; 3 và Phụ biểu 3.1 kèm theo).
1. Tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo phát triển GDMN vùng khó khăn
a) Tiếp tục triển khai, quán triệt đầy đủ văn bản chỉ đạo của các cấp về Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện kế hoạch. Cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện kế hoạch theo hướng tranh thủ các nguồn kinh phí, tận dụng các điều kiện hiện có ở địa phương.
b) Chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tiếp tục phát huy kinh nghiệm, hiệu quả và tính chủ động trong triển khai thực hiện Chương trình, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho trẻ em vùng khó khăn và kết quả tăng cường tiếng Việt vùng DTTS; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình lồng ghép trong kế hoạch nhiệm vụ năm học và kế hoạch giáo dục đảm bảo bám sát mục tiêu, xác định các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và khả năng nhận thức của trẻ.
c) Tăng cường chỉ đạo, phối hợp giữa cấp học mầm non với cấp tiểu học trong việc huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo ra lớp; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, hướng tới phổ cập giáo dục cho trẻ em mẫu giáo đến năm 2027; đặc biệt, quan tâm và tạo cơ hội cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường được làm quen thường xuyên với môi trường tiếng Việt. Tổ chức các hoạt động cho trẻ tham quan trường, lớp tiểu học, đảm bảo kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế khi trẻ vào học lớp một phổ thông.
2. Bảo đảm chính sách phát triển GDMN vùng khó khăn
a) Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ ăn trưa, miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em độ tuổi nhà trẻ (trẻ em dưới 3 tuổi) vùng khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Phấn đấu đảm bảo định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định đối với vùng khó khăn, ưu tiên đối với giáo viên (GV) dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào DTTS.
c) Tiếp tục thực hiện chính sách đối với đội ngũ giáo viên vùng khó khăn, nhất là đội ngũ trực tiếp dạy trẻ em người DTTS theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; thu hút, động viên GV công tác lâu dài ở vùng khó khăn; ưu tiên sử dụng đội ngũ GV là người địa phương dạy trẻ em người DTTS vùng khó khăn.
d) Hằng năm thực hiện rà soát và có giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp; ưu tiên đầu tư kinh phí để xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; mua sắm, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng nhu cầu phát triển GDMN vùng khó khăn.
3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Chương trình
a) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách của Đảng, Nhà nước về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển GDMN vùng khó khăn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể, gia đình và cộng đồng trong việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn của tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
b) Chủ động tham mưu các cấp, các ngành, phối hợp chặt chẽ với gia đình, già làng, trưởng bản để thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, trong đó tập trung các giải pháp để huy động trẻ ra lớp; tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu cơ sở vật chất.
c) Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời nêu gương những gương người tốt, việc tốt, những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển GDMN vùng khó khăn, giai đoạn 2023- 2030 trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý (CBQL), GV dạy trẻ em vùng khó khăn về: công tác quản lý, triển khai Chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ; tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người đồng bào DTTS, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới đến cơ sở GDMN, xây dựng mô hình điểm, tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
b) Tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ) cho GV dạy trẻ em người DTTS. Chỉ đạo, hướng dẫn CBQL, GV mầm non tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các lớp học tiếng dân tộc, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục dân tộc; thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, khuyến khích tổ chức dạy học bán trú đảm bảo chất lượng hiệu quả. Đưa nội dung tăng cường tiếng Việt vào kế hoạch giáo dục theo năm học, chủ đề/tháng, tuần, ngày.
c) Hình thành đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
a) Tổ chức rà soát hiện trạng cơ sở vật chất của từng cơ sở GDMN vùng khó khăn, xác định các hạng mục, danh mục đầu tư, mua sắm bổ sung để bảo đảm các điều kiện mở rộng quy mô, tăng tỉ lệ huy động trẻ đến trường và tổ chức hoạt động GDMN.
b) Xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp đầu tư xóa phòng học nhờ/mượn, bổ sung phòng học còn thiếu; xây dựng nhà công vụ cho giáo viên ở những nơi có nhu cầu; mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng, đồ chơi tại vùng khó khăn đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em, quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo ba tuổi, bốn tuổi; bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng cao chất lượng GDMN vùng khó khăn.
c) Chú trọng xây dựng tường rào bao quanh các điểm trường; xây dựng sân chơi, nhà vệ sinh, nguồn nước, tạo cảnh quan môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; đặc biệt xây dựng mô hình môi trường giáo dục đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy ưu thế của vùng miền, cảnh quan môi trường phù hợp với trẻ và văn hóa riêng của cơ sở GDMN; tạo dựng và nhân rộng mô hình điểm làm nơi tập huấn, chia sẻ trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ GDMN cho vùng khó khăn.
a) Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người DTTS; đổi mới nội dung, phương pháp GDMN phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.
b) Chú trọng khai thác yếu tố văn hóa bản địa trong tổ chức, thực hiện Chương trình GDMN đối với trẻ em vùng khó khăn, trẻ em người đồng bào DTTS.
c) Tổ chức tập huấn và chia sẻ tài liệu, học liệu thân thiện, phù hợp với trẻ em tại các cơ sở GDMN vùng khó khăn, trẻ em người đồng bào DTTS; đẩy mạnh tập huấn việc thực hiện chương trình và phương pháp phù hợp với đội ngũ GV trực tiếp dạy trẻ em người đồng bào DTTS.
d) Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ trong cơ sở GDMN có trẻ người DTTS; quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới đến cơ sở GDMN chưa nói được tiếng Việt.
7. Huy động nguồn lực phát triển GDMN vùng khó khăn
a) Huy động nguồn lực xã hội và cộng đồng
Tạo mọi điều kiện thuận lợi về chính sách xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí, sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi; đầu tư xây dựng trường, lớp mầm non hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn. Vận động sự tham gia của toàn dân và các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; phát huy sáng kiến của cộng đồng phát triển GDMN vùng khó khăn.
Huy động mọi nguồn lực tham gia dạy tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người đồng bào DTTS; động viên, khuyến khích cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên các tổ chức đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ và các hoạt động thiết thực khác cho trẻ em người đồng bào DTTS.
b) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành
Tăng cường công tác phối hợp, huy động sức mạnh, phát huy vai trò của các ban ngành có liên quan, đặc biệt là vai trò của Ban Dân tộc, các tổ chức Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn; nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong nhà trường, gia đình và cộng đồng.
Lồng ghép triển khai các nhiệm vụ giải pháp của Kế hoạch này với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2022-2025.
c) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật; hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng GDMN, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người đồng bào DTTS, phát triển GDMN vùng khó khăn.
1. Nguồn kinh phí thực hiện
- Nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025) được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hằng năm của các địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành.
- Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
2. Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
Tổng kinh phí dự kiến: 116.370 triệu đồng
Trong đó:
- Kinh phí xây dựng phòng học: 78.000 triệu đồng
- Kinh phí xây nhà công vụ cho giáo viên: 7.150 triệu đồng
- Kinh phí mua sắm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học: 30.570 triệu đồng.
- Kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng đội ngũ, kiểm tra giám sát: 650 triệu đồng.
(Phụ lục 06 kèm theo)
3. Cơ cấu vốn đầu tư
a) Giai đoạn 2023-2025
- Nguồn ngân sách Trung ương là: 26.892 triệu đồng.
- Nguồn ngân sách tỉnh là: 4.913 triệu đồng
- Nguồn ngân sách huyện, xã là: 2.151 triệu đồng.
- Nguồn vốn sự nghiệp giáo dục là: 4.076 triệu đồng.
- Nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 2.348 triệu đồng.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Nguồn ngân sách Trung ương là: 53.530 triệu đồng.
- Nguồn ngân sách tỉnh là: 9.247 triệu đồng
- Nguồn ngân sách huyện, xã là: 3.232 triệu đồng.
- Nguồn vốn sự nghiệp giáo dục là : 6.416 triệu đồng.
- Nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 2.915 triệu đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 4; 5 và Phụ biểu 5.1; 5.2 kèm theo)
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện: Tây Sơn, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện những nhiệm vụ của Chương trình. Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ GDĐT theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Chương trình.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ và UBND các huyện: Tây Sơn, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh bố trí đủ CBQL, GV, NV theo quy định cho các cơ sở GDMN vùng khó khăn; hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người đồng bào DTTS; tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho GV dạy trẻ em người DTTS.
d) Tổ chức biên soạn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người DTTS về công tác quản lý, phát triển chương trình giáo dục nhà trường; đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người DTTS.
đ) Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kịp thời có những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thành các mục tiêu đề ra.
2. Ban Dân tộc tỉnh
a) Phối hợp với Sở GDĐT nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa, lồng ghép các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 vào việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp để đạt mục tiêu của Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở GDĐT, các sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển GDMN vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt đối với trẻ em người đồng bào DTTS trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
c) Phối hợp với Sở GDĐT, các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển GDMN đối với trẻ em người dân tộc thiểu số để bảo đảm các mục tiêu của Kế hoạch; kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì tổng hợp trình UBND tỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 và hằng năm thực hiện nhiệm vụ, dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện Kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT và các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động Chương trình theo phân cấp ngân sách nhà nước. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Sở Nội vụ
a) Phối hợp Sở GDĐT và các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với CBQL, GV, NV trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn;
b) Phối hợp với Sở GDĐT và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người DTTS.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.
b) Phối hợp với Sở GDĐT giám sát việc thực hiện các chính sách có liên quan đến trẻ em mầm non; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở GDĐT và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cụ thể hóa các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 vào việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha, mẹ, CBQL, GV và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển GDMN vùng khó khăn.
9. Ủy ban nhân dân các huyện Tây Sơn, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh
Chịu trách nhiệm toàn diện về thực hiện Kế hoạch trên địa bàn theo phân cấp quản lý, cụ thể:
a) Xây dựng Kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn (Kế hoạch của đơn vị gửi về Sở GDĐT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh).
b) Tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch mạng lưới, trường, lớp; xây dựng các cơ sở GDMN; rà soát, sắp xếp các điểm trường theo hướng thu gọn đầu mối đảm bảo thuận lợi cho huy động trẻ mầm non đến trường cho từng giai đoạn trên địa bàn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc triển khai Chương trình GDMN; có chính sách ưu đãi nhằm phát triển GDMN trên địa bàn; bảo đảm bố trí ngân sách chi cho GDMN theo đúng quy định hiện hành; rà soát, cân đối nguồn kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình. Hằng năm có kế hoạch xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung số phòng học còn thiếu, phòng học mới do tăng quy mô cho vùng khó khăn theo Luật Đầu tư công và các quy định khác của pháp luật. Quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn.
d) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL, GV, NV đảm bảo về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN; rà soát và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với CBQL, GV, NV và trẻ ở các cơ sở GDMN. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ định mức giáo viên mầm non trong các cơ sở GDMN công lập theo quy định, đặc biệt bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL, GV, NV cho các cơ sở GDMN vùng khó khăn ở địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Chương trình.
đ) Xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người DTTS; hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để GV người Kinh dạy trẻ em người DTTS học tiếng dân tộc tại địa phương nơi GV công tác; phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức bồi dưỡng tiếng dân tộc cho GV dạy trẻ em người DTTS.
e) Thực thi đầy đủ và có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa GDMN; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về các thủ tục để các nhà đầu tư tham gia phát triển trường, lớp mầm non; đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa đặc thù của địa phương để phát triển GDMN; từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
g) Tổ chức kiểm tra, thường xuyên đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch hằng năm, giai đoạn, tổ chức sơ kết, tổng kết; định kỳ tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển GDMN vùng khó khăn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định. Ủy ban nhân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện Tây Sơn, Hoài Ân, Vân
Canh, An Lão và Vĩnh Thạnh triển khai thực hiện; định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG TRẺ MẦM NON ĐẾN TRƯỜNG
VÙNG KHÓ KHĂN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
TT |
Huyện |
Tỉ lệ huy động trẻ mầm non vùng khó khăn đến trường đạt được năm 2023 |
Dự kiến tỉ lệ huy động trẻ mầm non vùng khó khăn đến trường đạt được năm 2025 |
Dự kiến tỉ lệ huy động trẻ mầm non vùng khó khăn đến trường đạt được năm 2030 |
|||||||||||||||
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
Nhà trẻ |
Mẫu giáo |
||||||||||||||
Dân số 0-2 tuổi |
Trẻ NT đến trường |
Tỉ lệ % |
Dân số 3-5 tuổi |
Trẻ MG đến trường |
Tỉ lệ % |
Dân số 0-2 tuổi |
Trẻ NT đến trường |
Tỉ lệ % |
Dân số 3-5 tuổi |
Trẻ MG đến trường |
Tỉ lệ % |
Dân số 0-2 tuổi |
Trẻ NT đến trường |
Tỉ lệ % |
Dân số 3-5 tuổi |
Trẻ MG đến trường |
Tỉ lệ % |
||
1 |
Tây Sơn |
165 |
11 |
6,67 |
333 |
272 |
81,68 |
170 |
40 |
23,53 |
340 |
330 |
97,06 |
153 |
44 |
28,76 |
330 |
326 |
98,79 |
2 |
Hoài Ân |
164 |
0 |
0,00 |
256 |
256 |
100,00 |
173 |
35 |
20,23 |
257 |
257 |
100,00 |
192 |
50 |
26,04 |
228 |
228 |
100,00 |
3 |
Vân Canh |
716 |
69 |
9,64 |
1.085 |
1.045 |
96,31 |
716 |
150 |
20,95 |
1.110 |
1.070 |
96,40 |
795 |
200 |
25,16 |
1.163 |
1.163 |
100,00 |
4 |
An Lão |
571 |
58 |
10,16 |
868 |
864 |
99,54 |
500 |
100 |
20,00 |
915 |
895 |
97,81 |
590 |
150 |
25,42 |
935 |
920 |
98,40 |
5 |
Vĩnh Thạnh |
801 |
117 |
14,61 |
1664 |
1.457 |
87,56 |
850 |
175 |
20,59 |
1510 |
1.495 |
99,01 |
930 |
342 |
36,77 |
1622 |
1.622 |
100,00 |
TỔNG CỘNG |
2.417 |
255 |
10,55 |
4.206 |
3.894 |
92,58 |
2.409 |
500 |
20,76 |
4.132 |
4.047 |
97,94 |
2.660 |
786 |
29,55 |
4.278 |
4.259 |
99,56 |
TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU
SỐ VÙNG KHÓ KHĂN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
TT |
Huyện |
Trường |
Trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) được tăng cường tiếng Việt (TCTV) |
||||||||||||||||
Tỉ lệ tăng cường tiếng Việt vùng khó khăn năm 2023 |
Trường vùng khó khăn có tổ chức TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ năm 2025 |
Trường vùng khó khăn có tổ chức TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ năm 2030 |
Trẻ MN người DTTS vùng khó khăn được TCTV năm 2023 |
Trẻ MN người DTTS vùng khó khăn được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ năm 2025 |
Trẻ MN người DTTS vùng khó khăn được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ năm 2030 |
||||||||||||||
Trường vùng khó khăn |
Trường vùng khó khăn có tổ chức tăng cường tiếng Việt |
Tỉ lệ trường vùng khó khăn có tổ chức tăng cường tiếng Việt (%) |
Trường vùng khó khăn |
Trường vùng khó khăn có tổ chức tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Tỉ lệ trường vùng khó khăn có tổ chức tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (%) |
Trường vùng khó khăn |
Trường vùng khó khăn có tổ chức tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Tỉ lệ trường vùng khó khăn có tổ chức tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (%) |
Trẻ MN người DTTS vùng khó khăn đến trường |
Trẻ MN người DTTS vùng kk được TCTV |
Tỉ lệ trẻ MN người DTTS vùng kk được TCTV (%) |
Trẻ MN người DTTS vùng khó khăn ra lớp |
Trẻ MN người DTTS vùng kk được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Tỉ lệ trẻ MN người DTTS vùng kk được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (%) |
Trẻ MN người DTTS vùng khó khăn ra lớp |
Trẻ MN người DTTS vùng kk được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Tỉ lệ trẻ MN người DTTS vùng kk được TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (%) |
||
1 |
Tây Sơn |
2 |
2 |
100,00 |
2 |
1 |
50,00 |
2 |
2 |
100,00 |
125 |
125 |
100,00 |
135 |
100 |
74,07 |
136 |
120 |
88,24 |
2 |
Hoài Ân |
1 |
1 |
100,00 |
1 |
1 |
100,00 |
2 |
2 |
100,00 |
248 |
248 |
100,00 |
285 |
150 |
52,63 |
272 |
200 |
73,53 |
3 |
Vân Canh |
5 |
5 |
100,00 |
5 |
2 |
40,00 |
5 |
3 |
60,00 |
797 |
797 |
100,00 |
895 |
500 |
55,87 |
1.045 |
900 |
86,12 |
4 |
An Lão |
8 |
7 |
87,50 |
8 |
3 |
37,50 |
8 |
4 |
50,00 |
673 |
590 |
87,67 |
820 |
615 |
75,00 |
900 |
800 |
88,89 |
5 |
Vĩnh Thạnh |
8 |
8 |
100,00 |
8 |
4 |
50,00 |
8 |
5 |
62,50 |
669 |
669 |
100,00 |
735 |
500 |
68,03 |
809 |
670 |
82,82 |
TỔNG CỘNG |
24 |
23 |
95,83 |
24 |
11 |
45,83 |
25 |
16 |
64,00 |
2.512 |
2.429 |
96,70 |
2.870 |
1.865 |
64,98 |
3.162 |
2.690 |
85,07 |
NHU CẦU GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG KHÓ
KHĂN
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
TT |
Huyện |
Đơn vị tính |
Thực trạng năm 2023 |
Dự kiến năm 2025 |
Dự kiến năm 2030 |
||||||||||||||||||||
Vùng khó khăn |
Trong đó: Nhóm, lớp và giáo viên tăng cường tiếng Việt |
Vùng khó khăn |
Trong đó: Nhóm, lớp và giáo viên tăng cường tiếng Việt |
Vùng khó khăn |
Trong đó: Nhóm, lớp và giáo viên tăng cường tiếng Việt |
||||||||||||||||||||
Nhóm lớp |
Tổng số giáo viên vùng khó khăn |
Tỉ lệ gv/ nhóm, lớp |
Nhu cầu |
Nhóm lớp |
GV dạy nhóm, lớp có TCTV |
Nhu cầu |
Trong đó: Gv biết tiếng mẹ đẻ của trẻ người DTTS |
GV cần BD tiếng mẹ đẻ của trẻ người DTTS |
Nhóm lớp |
Tổng số giáo viên vùng khó khăn |
Tỉ lệ gv/ nhóm, lớp |
Nhóm lớp |
GV dạy nhóm, lớp có TCTV |
Trong đó: Gv biết tiếng mẹ đẻ của trẻ người DTTS |
GV cần BD tiếng mẹ đẻ của trẻ người DTTS |
Nhóm lớp |
Tổng số giáo viên vùng khó khăn |
Tỉ lệ gv/ nhóm, lớp |
Nhóm lớp |
GV dạy nhóm, lớp có TCTV |
Trong đó: Gv biết tiếng mẹ đẻ của trẻ người DTTS |
GV cần BD tiếng mẹ đẻ của trẻ người DTTS |
|||
1 |
Tây Sơn |
người |
14 |
22 |
1,6 |
31 |
6 |
6 |
12 |
2 |
2 |
16 |
35 |
2,2 |
7 |
14 |
4 |
4 |
16 |
35 |
2,2 |
6 |
13 |
8 |
3 |
2 |
Hoài Ân |
" |
10 |
10 |
1,0 |
22 |
10 |
10 |
22 |
9 |
1 |
11 |
24 |
2,2 |
11 |
24 |
10 |
4 |
12 |
24 |
2,0 |
12 |
24 |
14 |
6 |
3 |
Vân Canh |
" |
39 |
66 |
1,7 |
87 |
26 |
40 |
57 |
20 |
10 |
42 |
94 |
2,2 |
28 |
61 |
30 |
6 |
44 |
99 |
2,3 |
28 |
61 |
36 |
17 |
4 |
An Lão |
" |
45 |
82 |
1,8 |
94 |
33 |
58 |
66 |
30 |
15 |
45 |
102 |
2,3 |
29 |
65 |
45 |
8 |
50 |
112 |
2,2 |
31 |
68 |
53 |
10 |
5 |
Vĩnh Thạnh |
" |
64 |
114 |
1,8 |
142 |
32 |
52 |
68 |
25 |
12 |
68 |
149 |
2,2 |
34 |
75 |
37 |
12 |
78 |
171 |
2,2 |
36 |
79 |
49 |
15 |
TỔNG CỘNG |
" |
172 |
294 |
1,7 |
376 |
107 |
166 |
225 |
86 |
40 |
182 |
404 |
2,2 |
109 |
239 |
126 |
34 |
200 |
441 |
2,2 |
113 |
245 |
160 |
51 |
DỰ KIẾN GIÁO VIÊN CẦN BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
TT |
Huyện |
Đơn vị tính |
Năm 2023 |
Từ năm 2024 đến năm 2025 |
Từ năm 2026 đến năm 2030 |
|||||||||
Số lượng giáo viên cần bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số |
Tiếng dân tộc Bana |
Tiếng dân tộc Chăm |
Tiếng dân tộc Hrê |
Số lượng giáo viên cần bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số |
Tiếng dân tộc Bana |
Tiếng dân tộc Chăm |
Tiếng dân tộc Hrê |
Số lượng giáo viên cần bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số |
Tiếng dân tộc Bana |
Tiếng dân tộc Chăm |
Tiếng dân tộc Hrê |
|||
1 |
Tây Sơn |
người |
2 |
2 |
0 |
0 |
4 |
4 |
0 |
0 |
3 |
3 |
0 |
0 |
2 |
Hoài Ân |
" |
1 |
1 |
0 |
0 |
4 |
4 |
0 |
0 |
6 |
6 |
0 |
0 |
3 |
Vân Canh |
" |
10 |
0 |
10 |
0 |
6 |
0 |
6 |
0 |
17 |
0 |
17 |
0 |
4 |
An Lão |
" |
15 |
0 |
0 |
15 |
8 |
0 |
0 |
8 |
10 |
0 |
0 |
10 |
5 |
Vĩnh Thạnh |
" |
12 |
12 |
0 |
0 |
12 |
12 |
0 |
0 |
15 |
15 |
0 |
0 |
TỔNG CỘNG |
" |
40 |
15 |
10 |
15 |
34 |
20 |
6 |
8 |
51 |
24 |
17 |
10 |
TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ,
ĐỒ DÙNG,
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
TT |
Huyện |
Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các trường mầm non vùng khó khăn |
Nhà công vụ giáo viên |
Đồ chơi ngoài trời |
Đồ dùng thiết bị |
||||||||||||||||||||||||
Giai đoạn 2023-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
Giai đoạn 2023- 2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
Giai đoạn 2023- 2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
Giai đoạn 2023- 2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
Ghi chú |
|||||||||||||||||||||
Nhóm, lớp |
Phòng học hiện có |
Phòng học nhờ/ tạm |
Phòng còn thiếu (cần bổ sung thêm) |
Tổng nhu cầu phòng học còn thiếu |
Nhu cầu kinh phí (triệu đồng) |
Nhóm, lớp |
Phòng học hiện có |
Phòng học nhờ/ tạm |
Phòng còn thiếu (cần bổ sung thêm) |
Tổng nhu cầu phòng học còn thiếu |
Nhu cầu kinh phí (triệu đồng) |
Số phòng hiện có |
Nhu cầu còn thiếu cần đầu tư |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
Nhu cầu còn thiếu cần đầu tư |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
Số bộ thiết bị hiện có |
Nhu cầu còn thiếu cần đầu tư (bộ) |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
Nhu cầu còn thiếu cần đầu tư |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
Số bộ thiết bị hiện có |
Nhu cầu còn thiếu cần đầu tư (bộ) |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
Nhu cầu còn thiếu cần đầu tư |
Dự kiến kinh phí (triệu đồng) |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
1 |
Tây Sơn |
15 |
15 |
0 |
3 |
3 |
3.000 |
16 |
16 |
0 |
3 |
3 |
3.600 |
0 |
3 |
600 |
4 |
1.000 |
3 |
5 |
600 |
5 |
750 |
12 |
4 |
400 |
6 |
720 |
|
2 |
Hoài Ân |
11 |
10 |
0 |
5 |
5 |
5.000 |
12 |
12 |
0 |
4 |
4 |
4.800 |
0 |
0 |
0 |
2 |
500 |
1 |
4 |
480 |
6 |
900 |
6 |
5 |
500 |
6 |
720 |
|
3 |
Vân Canh |
64 |
62 |
0 |
12 |
12 |
12.000 |
74 |
74 |
0 |
13 |
13 |
15.600 |
0 |
4 |
800 |
3 |
750 |
14 |
16 |
1.920 |
9 |
1.350 |
36 |
25 |
2.500 |
17 |
2.040 |
|
4 |
An Lão |
45 |
51 |
0 |
0 |
0 |
0 |
50 |
51 |
0 |
2 |
7 |
8.400 |
0 |
0 |
0 |
4 |
1.000 |
17 |
11 |
1.320 |
8 |
1.200 |
36 |
10 |
1.000 |
12 |
1.440 |
|
5 |
Vĩnh Thạnh |
68 |
64 |
1 |
3 |
4 |
4.000 |
78 |
60 |
0 |
18 |
18 |
21.600 |
0 |
5 |
1.000 |
6 |
1.500 |
23 |
18 |
2.160 |
21 |
3.150 |
25 |
31 |
3.100 |
36 |
4.320 |
|
TỔNG CỘNG |
203 |
202 |
1 |
23 |
24 |
24.000 |
230 |
213 |
0 |
40 |
45 |
54.000 |
0 |
12 |
2.400 |
19 |
4.750 |
58 |
54 |
6.480 |
49 |
7.350 |
115 |
75 |
7.500 |
77 |
9.240 |
|
BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN VỐN, CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ
VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN,
GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình
Định)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Huyện |
Tổng số kinh phí thực hiện Kế hoạch |
Giai đoạn 2023-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
Ghi chú |
||||||||||
Kinh phí giai đoạn 2023- 2025 |
Chi tiết cơ cấu nguồn vốn |
Kinh phí giai đoạn 2026- 2030 |
Chi tiết cơ cấu nguồn vốn |
||||||||||||
Vốn Trung ương/Vốn lồng ghép các CTMTQG |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện, xã |
Vốn sự nghiệp giáo dục |
Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Vốn Trung ương/Vốn lồng ghép các CTMTQG |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện, xã |
Vốn sự nghiệp giáo dục |
Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||||||
1 |
Tây Sơn |
10.670 |
4.600 |
1.800 |
900 |
900 |
700 |
300 |
6.070 |
2.275 |
1.150 |
1.175 |
1.020 |
450 |
|
2 |
Hoài Ân |
12.900 |
5.980 |
5.083 |
598 |
200 |
69 |
30 |
6.920 |
5.882 |
692 |
250 |
66 |
30 |
|
3 |
Vân Canh |
36.960 |
17.220 |
14.637 |
2.583 |
0 |
0 |
0 |
19.740 |
16.779 |
2.961 |
0 |
0 |
0 |
|
4 |
An Lão |
14.360 |
2.320 |
1.972 |
232 |
51 |
47 |
18 |
12.040 |
10.234 |
1.204 |
307 |
260 |
35 |
|
5 |
Vĩnh Thạnh |
40.830 |
10.260 |
3.400 |
600 |
1.000 |
3.260 |
2.000 |
30.570 |
18.360 |
3.240 |
1.500 |
5.070 |
2.400 |
|
TỔNG CỘNG |
115.720 |
40.380 |
26.892 |
4.913 |
2.151 |
4.076 |
2.348 |
75.340 |
53.530 |
9.247 |
3.232 |
6.416 |
2.915 |
|
BẢNG TỔNG HỢP NGUỒN VỐN, CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ
VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG KHÓ KHĂN,
GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
Đơn vị tính: Triệu đồng.
TT |
Huyện |
Tổng số kinh phí thực hiện Kế hoạch |
Giai đoạn 2023-2025 |
Giai đoạn 2026-2030 |
Ghi chú |
||||||||||
Kinh phí giai đoạn 2023- 2025 |
Chi tiết cơ cấu nguồn vốn |
Kinh phí giai đoạn 2026- 2030 |
Chi tiết cơ cấu nguồn vốn |
||||||||||||
Vốn Trung ương/Vốn lồng ghép các CTMTQG |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện, xã |
Vốn sự nghiệp giáo dục |
Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác |
Vốn Trung ương/Vốn lồng ghép các CTMTQG |
Vốn ngân sách tỉnh |
Vốn ngân sách huyện, xã |
Vốn sự nghiệp giáo dục |
Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác |
||||||
I |
TÂY SƠN |
10.670 |
4.600 |
1.800 |
900 |
900 |
700 |
300 |
6.070 |
2.275 |
1.150 |
1.175 |
1.020 |
450 |
|
1 |
Trường Mầm non Vĩnh An |
7.140 |
3.060 |
1.200 |
600 |
600 |
460 |
200 |
4.080 |
1.550 |
800 |
800 |
650 |
280 |
|
2 |
Trường Mầm non Tây Xuân |
3.530 |
1.540 |
600 |
300 |
300 |
240 |
100 |
1.990 |
725 |
350 |
375 |
370 |
170 |
|
II |
HOÀI ÂN |
12.900 |
5.980 |
5.083 |
598 |
200 |
69 |
30 |
6.920 |
5.882 |
692 |
250 |
66 |
30 |
|
1 |
Trường Mẫu giáo Vùng Cao |
12.900 |
5.980 |
5.083 |
598 |
200 |
69 |
30 |
6.920 |
5.882 |
692 |
250 |
66 |
30 |
|
III |
VÂN CANH |
36.960 |
17.220 |
14.637 |
2.583 |
0 |
0 |
0 |
19.740 |
16.779 |
2.961 |
0 |
0 |
0 |
|
1 |
Trường Mẫu giáo Canh Vinh |
6.740 |
1.160 |
986 |
174 |
- |
- |
- |
5.580 |
4.743 |
837 |
- |
- |
- |
|
2 |
Trường Mẫu giáo Canh Hiển |
7.210 |
3.220 |
2.737 |
483 |
- |
- |
- |
3.990 |
3.392 |
599 |
- |
- |
- |
|
3 |
Trường Mẫu giáo Canh Hiệp |
6.010 |
3.220 |
2.737 |
483 |
- |
- |
- |
2.790 |
2.372 |
419 |
- |
- |
- |
|
4 |
Trường Mẫu giáo Thị trấn |
1.430 |
920 |
782 |
138 |
- |
- |
- |
510 |
434 |
77 |
- |
- |
- |
|
5 |
Trường Mẫu giáo Canh Thuận |
12.350 |
6.760 |
5.746 |
1.014 |
- |
- |
- |
5.590 |
4.752 |
839 |
- |
- |
- |
|
6 |
Trường Mẫu giáo Canh Hòa |
590 |
320 |
272 |
48 |
- |
- |
- |
270 |
230 |
41 |
- |
- |
- |
|
7 |
Trường Mẫu giáo Canh Liên |
2.630 |
1.620 |
1.377 |
243 |
- |
- |
- |
1.010 |
859 |
152 |
- |
- |
- |
|
IV |
AN LÃO |
14.360 |
2.320 |
1.972 |
232 |
51 |
47 |
18 |
12.040 |
10.234 |
1.204 |
307 |
260 |
35 |
|
1 |
Trường Mầm non huyện An Lão |
7.160 |
620 |
527 |
62 |
13 |
12 |
6 |
6.540 |
5.559 |
654 |
160 |
140 |
27 |
|
2 |
Trường Mẫu giáo An Quang |
1.820 |
100 |
85 |
10 |
2 |
2 |
1 |
1.720 |
1.462 |
172 |
44 |
40 |
2 |
|
3 |
Trường Mẫu giáo An Nghĩa |
690 |
320 |
272 |
32 |
6 |
7 |
3 |
370 |
315 |
37 |
11 |
7 |
1 |
|
4 |
Trường Mẫu giáo An Hưng |
610 |
340 |
289 |
34 |
8 |
6 |
3 |
270 |
230 |
27 |
7 |
5 |
1 |
|
5 |
Trường Mẫu giáo An Dũng |
340 |
220 |
187 |
22 |
5 |
5 |
1 |
120 |
102 |
12 |
3 |
2 |
1 |
|
6 |
Trường Mẫu giáo An Vinh |
1.030 |
240 |
204 |
24 |
6 |
5 |
1 |
790 |
672 |
79 |
20 |
18 |
1 |
|
7 |
Trường Mẫu giáoAn Trung |
2.100 |
240 |
204 |
24 |
5 |
5 |
2 |
1.860 |
1.581 |
186 |
52 |
40 |
1 |
|
8 |
Trường Mẫu giáo An Toàn |
610 |
240 |
204 |
24 |
6 |
5 |
1 |
370 |
315 |
37 |
10 |
8 |
1 |
|
V |
VĨNH THẠNH |
40.830 |
10.260 |
3.400 |
600 |
1.000 |
3.260 |
2.000 |
30.570 |
18.360 |
3.240 |
1.500 |
5.070 |
2.400 |
|
1 |
Trường Mầm non thị trấn Vĩnh Thạnh |
3.840 |
2.940 |
1.700 |
300 |
|
540 |
400 |
900 |
|
|
|
700 |
200 |
|
2 |
Trường Mầm non Vĩnh Hảo |
2.700 |
1.820 |
850 |
150 |
200 |
420 |
200 |
880 |
|
|
250 |
430 |
200 |
|
3 |
Trường Mầm non Vĩnh Thuận |
2.570 |
740 |
|
|
|
440 |
300 |
1.830 |
1.020 |
180 |
|
430 |
200 |
|
4 |
Trường Mẫu giáo Vĩnh Kim |
4.550 |
1.140 |
|
|
600 |
340 |
200 |
3.410 |
2.040 |
360 |
500 |
310 |
200 |
|
5 |
Trường Mẫu giáo Vĩnh Sơn |
12.130 |
860 |
|
|
200 |
360 |
300 |
11.270 |
8.160 |
1.440 |
500 |
820 |
350 |
|
6 |
Trường Mẫu giáo Vĩnh Hiệp |
1.960 |
880 |
|
|
|
580 |
300 |
1.080 |
|
|
|
700 |
380 |
|
7 |
Trường Mẫu giáo Vĩnh Thịnh |
6.930 |
660 |
|
|
|
460 |
200 |
6.270 |
4.080 |
720 |
|
1.000 |
470 |
|
8 |
Trường Mẫu giáo Vĩnh Hoà |
6.150 |
1.220 |
850 |
150 |
|
120 |
100 |
4.930 |
3.060 |
540 |
250 |
680 |
400 |
|
TỔNG CỘNG |
115.720 |
40.380 |
26.892 |
4.913 |
2.151 |
4.076 |
2.348 |
75.340 |
53.530 |
9.247 |
3.232 |
6.416 |
2.915 |
|
TỔNG HỢP NHU CẦU KINH PHÍ (TỪ NĂM: 2023-2030)
(Kèm theo Kế hoạch số: 1585/KH-UBND ngày 12/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Định)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Nội dung |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Thành tiền |
Ghi chú |
TỔNG CỘNG |
116.370 |
|
||||
I |
Nhu cầu phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ |
|
|
|
78.000 |
|
1 |
Giai đoạn 2023-2025 |
phòng |
24 |
1.000 |
24.000 |
|
2 |
Giai đoạn 2026-2030 |
phòng |
45 |
1.200 |
54.000 |
|
II |
Nhu cầu nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý |
|
|
|
7.150 |
|
1 |
Giai đoạn 2023-2025 |
phòng |
12 |
200 |
2.400 |
|
2 |
Giai đoạn 2026-2030 |
phòng |
19 |
250 |
4.750 |
|
III |
Đồ chơi ngoài trời |
|
|
|
13.830 |
|
1 |
Giai đoạn 2023-2025 |
bộ |
54 |
120 |
6.480 |
|
2 |
Giai đoạn 2026-2030 |
bộ |
49 |
150 |
7.350 |
|
IV |
Đồ dùng, thiết bị dạy học tối thiểu |
|
|
|
16.740 |
|
1 |
Giai đoạn 2023-2025 |
bộ |
75 |
100 |
7.500 |
|
2 |
Giai đoạn 2026-2030 |
bộ |
77 |
120 |
9.240 |
|
V |
Tập huấn bồi dưỡng thường xuyên |
lớp |
7 |
50 |
350 |
Mỗi năm 1 lần (7 năm) |
VI |
Kiểm tra, giám sát, đánh giá |
giai đoạn |
2 |
150 |
300 |
- cuối năm 2025; - cuối năm 2030 |
[1] Thuộc các huyện: Tây Sơn, Hoài Ân, Vân Canh, An Lão, Vĩnh Thạnh
[2] Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, II,I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc Quyết định Phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn