UBND
TỈNH NGHỆ AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1579/1997/QĐ-UB
|
Ngày
29 tháng 04 năm 1997
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC
QUY ĐỊNH LẬP BÁO CÁO, THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND,
UBND các cấp (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Điều lệ quản lý
đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm
1996 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
288/QĐ.UB ngày 28/01/1997 của UBND tỉnh Nghệ An ban hành quy định về quản lý
đầu tư và xây dựng trên địa bàn;
Căn cứ Thông tư số
66/TT-ĐTPT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư xây
dựng cơ bản;
- Xét đề nghị của Giám
đốc Sở Tài chính - Vật giá tại Tờ trình số 142/TTr-XDCB ngày 15 tháng 4 năm
1997 và ý kiến tham gia của Cục Đầu tư phát triển, Chi cục kho bạc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết
định này bản "Quy định lập báo cáo, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn
đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Nghệ An"
Điều 2: Quyết định này có hiệu
lực thi hành từ ngày ký; các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi
bỏ.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành
phố, thị xã chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, thủ trưởng các đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
QUY ĐỊNH
LẬP
BÁO CÁO, THẨM TRA VÀ PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN RÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NGHỆ AN
"Ban
hành kèm theo Quyết định số 1579/QĐ-UB ngày 29/4/1997 của UBND tỉnh Nghệ
An"
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tất cả các dự án đầu tư
(công trình hoặc hạng mục công trình) thuộc sở hữu Nhà nước được đầu tư từ bất
kỳ nguồn vốn nào (vốn NSNN, vốn tín dụng đầu tư, vốn tự có, vốn liên doanh liên
kết, vốn sự nghiệp có tính chất XDCB, vốn thuộc quỹ HTĐTQG và các quỹ khác dành
cho ĐTPT...) khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư phải lập báo
cáo quyết toán vốn đầu tư, gửi cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và cơ quan
quyết định đầu tư, để tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo quy định
tại Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42/CP ngày
16/7/1996 của Chính phủ, Thông tư số 66/TT-ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính
và Quyết định số 288/QĐ-UB ngày 28/01/1997 của UBND tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Cơ quan chủ trì thẩm tra
quyết toán vốn đầu tư (được quy định tại điều 21 Quyết định số 288/QĐ.UB ngày
28/01/1997 quy định thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An) có trách nhiệm giúp UBND các cấp thẩm tra hồ sơ quyết toán vốn đầu tư
xây dựng, lập biên bản thẩm tra quyết toán, có nhận xét bằng văn bản, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 36, điều lệ quản lý đầu tư và
xây dựng, Thông tư số 66/TT-ĐTPT ngày 02/11/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Điều 3: 1. UBND tỉnh phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư và các dự án nhóm B và C. Ủy quyền cho cơ quan thẩm tra
quyết toán (Sở Tài chính - Vật giá, Cục ĐTPT) phê duyệt quyết toán các dự án có
tổng mức đầu tư nhỏ hơn 500 triệu đồng.
2. UBND huyện, thành phố
Vinh, thị xã Cửa Lò phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án thuộc huyện,
thành phố, thị xã quản lý cấp phát có mức vốn đầu tư tương ứng với mức vốn UBND
huyện, thành phố, thị xã quyết định đầu tư (quy định tại khoản 2 điều 6 Quyết
định 288/QĐ-UB ngày 28/01/1997 của UBND tỉnh Nghệ An).
- Các phòng Tài chính có
trách nhiệm thẩm tra hồ sơ quyết toán đối với các dự án ĐTXD trên địa bàn do
phòng tài chính quản lý, có trách nhiệm gửi biên bản thẩm tra và quyết định phê
duyệt quyết toán tới Sở Tài chính - Vật giá.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4: Trách nhiệm và quyền
hạn của chủ đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và các thành viên có
liên quan.
1. Chủ đầu tư:
- Chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính pháp lý, thời gian và nội dung hồ sơ báo cáo quyết toán do cơ
quan mình lập và trình duyệt.
- Cung cấp đầy đủ hồ sơ,
tài liệu theo quy định đến cơ quan chủ trì tiến hành thẩm tra thuận lợi và hiệu
quả.
- Đối với dự án đầu tư
hoàn thành, nếu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư yêu cầu
kiểm toán, chủ đầu tư có trách nhiệm ký kết hợp đồng với cơ quan kiểm toán hợp
pháp để thực hiện công tác kiểm toán theo quy định.
2. Cơ quan thẩm tra quyết
toán vốn đầu tư.
- Chịu trách nhiệm pháp
luật về kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư.
- Hướng dẫn, kiểm tra,
đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng
yêu cầu, nội dung và thời gian quy định.
- Tổ chức thẩm tra báo
cáo quyết toán vốn đầu tư theo nội dung yêu cầu và thời gian được quy định tại
Thông tư 66/TT-ĐTPT của Bộ Tài chính. Trong quá trình thẩm tra được phép kiểm
tra thực tế công trình và yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các hồ sơ, chứng cứ có
liên quan tới dự án giúp cho công tác thẩm tra được chặt chẽ và chính xác.
- Trường hợp cần thiết để
công tác thẩm tra đạt kết quả tốt. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán vốn đầu
tư được phép yêu cầu các tổ chức tư vấn hợp pháp, các chuyên viên (mời đích
danh) có năng lực thuộc các ngành quản lý cấp tỉnh giúp thẩm tra các nội dung
thuộc chuyên ngành. Tổ chức tư vấn, cá nhân tham gia thẩm tra phải chịu trách
nhiệm về kết luận và số liệu thẩm tra của mình. Các cơ quan quản lý tổng hợp,
chuyên ngành có trách nhiệm tạo điều kiện bố trí cán bộ tham gia thẩm tra theo
yêu cầu phối hợp của các cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán.
- Cơ quan chủ trì thẩm
tra quyết toán có quyền từ chối thẩm tra quyết toán và lập văn bản báo cáo lên
cấp có thẩm quyền để giải quyết đối với các báo cáo quyết toán sau khi đã được
hướng dẫn lập báo cáo vẫn không đảm bảo yêu cầu như sau:
+ Báo cáo quyết toán
không đầy đủ các văn bản pháp lý, thời gian lập báo cáo quyết toán quá thời
gian quy định.
+ Dự án có giá trị khối
lượng thực hiện vượt tổng mức đầu tư được duyệt hoạch đầu tư không đúng với nội
dung của quyết định đầu tư.
Điều 5: Dự án có giá trị khối
lượng thực hiện vượt tổng mức đầu tư được duyệt, nếu được cấp có thẩm quyền
đồng ý cho quyết toán để bàn giao công trình đưa vào sử dụng thì được quyết
toán, nhưng phần vượt không được bố trí vốn, chủ đầu tư và đơn vị thi công phải
tự chịu trách nhiệm về phần vốn đó.
Điều 6: Nội dung và hồ sơ báo
cáo kế toán, quyết toán vốn đầu tư công trình hoặc hạng mục công trình hoàn
thành:
1. Dự án đầu tư sau khi
đã thực hiện đầy đủ các nội dung xây dựng được đề ra trong quyết định phê duyệt
dự án đầu tư, chủ đầu tư phải tiến hành bàn giao công trình đưa vào sử dụng và
thực hiện lập hồ sơ báo cáo quyết toán. Nội dung và hồ sơ báo cáo kế toán,
quyết toán vốn đầu tư lập theo đúng quy định tại Thông tư 66/TT-ĐTPT của Bộ Tài
chính.
2. Trường hợp dự án đầu
tư lớn, thời gian xây dựng dài, có chia giai đoạn đầu tư trong quyết định phê
duyệt dự án, hoặc dự án đầu tư vì những nguyên nhân bất khả kháng không thể
tiếp tục đầu tư. Nếu được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quyết định đầu tư,
chủ đầu tư được lập báo cáo quyết toán trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê
duyệt quyết toán vốn đầu tư theo giai đoạn và khối lượng đã được đầu tư.
Điều 7: Thời gian lập, thẩm tra
quyết toán vốn đầu tư.
1. Thời gian lập báo cáo
quyết toán vốn đầu tư chậm nhất là 3 tháng sau khi dự án hoàn thành.
2. Thời gian thẩm tra
không quá 2 tháng đối với dự án nhóm B và 1 tháng đối với dự án nhóm C kể từ
ngày cơ quan thẩm tra nhận đủ hồ sơ hợp lệ báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
3. Thời gian phê duyệt
quyết toán không quá 15 ngày.
4. Trường hợp đặc biệt
việc kéo dài thời gian lập thẩm tra và phê duyệt quyết toán phải do cơ quan phê
duyệt quyết toán quyết định.
Điều 8: Quy định về kiểm toán
đối với dự án hoàn thành.
1. Kiểm toán dự án hoàn
thành là xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các số liệu kế toán và báo cáo
quyết toán vốn đầu tư đã hoàn thành theo đúng chế độ quản lý đầu tư và xây
dựng.
2. Công tác kiểm toán
được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, chủ
đầu tư được lựa chọn cơ quan kiểm toán hợp pháp nhưng phải được cơ quan phê
duyệt quyết toán đồng ý bằng văn bản. Cơ quan kiểm toán chịu trách nhiệm trước
pháp luật về số liệu, tài liệu trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư đã được kiểm
toán, nếu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, cơ quan pháp luật phát
hiện thì cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm vật chất về thiệt hại do kết
quả kiểm toán sai. Trường hợp nghiêm trọng thì xử lý theo pháp luật hiện hành.
3. Đối với dự án được
kiểm toán chi phí kiểm toán nằm trong phạm vi chi phí thẩm tra phê duyệt quyết
toán.
4. Dự án đầu tư trực tiếp
của nước ngoài việc kiểm toán dự án đầu tư hoàn thành được thực hiện theo luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 9: Kinh phí lập, thẩm tra
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
1. Kinh phí lập báo cáo
quyết toán do chủ đầu tư quản lý và sử dụng (chủ đầu tư lập hoặc thuê tư vấn
lập báo cáo) được tính trong chi phí của ban quản lý dự án theo dự toán được
duyệt.
2. Kinh phí thẩm tra và
phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính toán vào chi phí khác trong vốn đầu
tư của dự án và do cơ quan chủ trì thẩm tra phê duyệt quyết toán quản lý và sử
dụng.
3. Xác định dự toán kinh
phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh phí này
phải tuân thủ quy định tại Thông tư 66/TT-ĐTPT của Bộ Tài chính.
Điều 10: Thanh tra, kiểm tra
công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán.
Tất cả các hoạt động: lập
báo cáo, thẩm tra và phê duyệt quyết toán đều phải chịu sự thanh tra kiểm tra
của các cơ quan chức năng Nhà nước. Tùy theo tình hình cụ thể của từng dự án,
Sở Tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Cục Đầu tư phát
triển theo chức năng của ngành có thể thanh tra kiểm tra từng khâu hoặc tất cả
các khâu của quá trình quyết toán vốn đầu tư.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11: Chủ đầu tư, cơ quan chủ
trì thẩm tra quyết toán và các ngành, đơn vị có liên quan có trách nhiệm chấp
hành nghiêm chỉnh quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu để công tác quyết
toán bị trì trệ, vi phạm các chế độ quy định, dẫn đến thất thoát, lãng phí tiền
của Nhà nước, phải chịu kỷ luật trước UBND tỉnh và pháp luật của Nhà nước./.