ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
24/2014/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày
15 tháng 8 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, XÃ THEO NIÊN ĐỘ NGÂN SÁCH HÀNG NĂM
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng
12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23
tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/ 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày 20
tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng
cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm;
Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24
tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý vốn đầu tư thuộc
nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số
1817/STC-ĐT ngày 06/8/2014 về việc quy định quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc
nguồn vốn ngân sách quận, huyện, xã theo niên độ ngân sách,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quyết toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách cấp quận, huyện, cấp xã (đối với
ngân sách xã) theo niên độ ngân sách hàng năm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch
UBND các quận, huyện, xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Văn Hữu Chiến
|
QUY ĐỊNH
VIỆC QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN THUỘC NGUỒN VỐN
NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN, XÃ THEO NIÊN ĐỘ NGÂN SÁCH HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24 /2014/QĐ-UBND ngày 15 /8 /2014 của UBND
thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy định này quy định về trình tự và thời
gian lập, gửi, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán vốn đầu tư
xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã (đối với ngân sách
xã) theo niên độ ngân sách.
2. Những nội dung khác liên quan đến việc quyết
toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã (đối
với ngân sách xã) thực hiện theo quy định tại Thông tư số 210/2010/TT-BTC ngày
20/12/2010 của Bộ Tài chính và các văn bản khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng;
2. Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án;
3. Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận,
huyện;
4. Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng, Kho bạc Nhà nước quận,
huyện;
5. Các đơn vị và tổ chức khác có liên quan đến
việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo niên độ ngân sách hàng năm;
6. Đối với các dự án đầu tư thuộc quyền quản lý
của Ủy ban nhân dân xã được đầu tư bằng các nguồn vốn khác (không thuộc nguồn vốn
ngân sách Nhà nước) khuyến khích vận dụng theo Quyết định này.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Các loại vốn đầu
tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách các cấp huyện, cấp xã được quyết toán năm
Được quy định tại Điều 3 Thông tư số
210/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Điều 4. Trình tự lập, gửi,
thẩm định và thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán năm
1. Nguồn vốn do ngân sách quận, huyện quản lý
a) Chủ đầu tư (hoặc Ban Quản lý dự án) lập báo
cáo quyết toán năm, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện;
b) Kho bạc Nhà nước quận, huyện tổng hợp báo cáo
quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn
vốn khác thuộc ngân sách quận, huyện quản lý do Kho bạc Nhà nước kiểm soát
thanh toán, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện;
c) Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện thẩm định
và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm gửi chủ đầu tư (hoặc Ban Quản lý
dự án); tổng hợp, lập báo cáo gửi Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước quận, huyện; tổng
hợp vào quyết toán ngân sách quận, huyện hàng năm gửi Sở Tài chính để tổng hợp;
Trường hợp báo cáo quyết toán năm của chủ đầu tư
(hoặc Ban Quản lý dự án) lập chưa đúng quy định, Phòng Tài chính - Kế hoạch quận,
huyện thông báo cho các đơn vị hoàn chỉnh báo cáo hoặc lập lại báo cáo để thẩm
định.
2. Nguồn vốn do ngân sách xã quản lý
a) UBND xã thống nhất số liệu quyết toán với Kho
bạc Nhà nước, lập báo cáo quyết toán năm (tách riêng từng loại vốn theo Điều 3
quy định này), gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện;
b) Kho bạc Nhà nước huyện tổng hợp, lập báo cáo
quyết toán vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn
khác do Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện và UBND cấp xã;
c) Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định và
thông báo kết quả thẩm định đến UBND cấp xã, Kho bạc Nhà nước huyện;
d) Kế toán xã tổng hợp vào quyết toán ngân sách
xã hàng năm, báo cáo UBND xã để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và gửi
báo cáo cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chậm nhất sau 5 ngày kể từ ngày được
phê chuẩn.
Điều 5. Nội dung báo cáo quyết
toán
1. Phần số liệu
a) Đối với chủ đầu tư (hoặc Ban Quản lý dự án)
và UBND xã thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Thông tư
210/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Các chủ đầu tư (hoặc Ban Quản lý dự án) phải đối
chiếu số liệu về kế hoạch và vốn đã thanh toán với Kho bạc Nhà nước quận, huyện
trước khi lập báo cáo quyết toán năm.
b) Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện
thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 5 Thông tư 210/2010/TT-BTC của
Bộ Tài chính.
2. Phần thuyết minh
a) Đối với chủ đầu tư (hoặc Ban Quản lý dự án)
và UBND xã: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản Nhà nước giao trong năm; thuyết minh các tồn tại, vướng mắc,
các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn; đề xuất
các biện pháp tháo gỡ có liên quan đến quản lý vốn đầu tư.
b) Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện:
Báo cáo tổng quát tình hình thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn đầu
tư xây dựng cơ bản Nhà nước giao trong năm; thuyết minh các tồn tại, vướng mắc,
các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế hoạch, thanh toán, quyết toán vốn so với
kế hoạch được giao; đề xuất các biện pháp tháo gỡ có liên quan đến quản lý vốn
đầu tư.
c) Đối với Kho bạc Nhà nước
- Báo cáo tổng quát đặc điểm, tình hình thanh
toán, quyết toán sử dụng vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước;
- Đề xuất và kiến nghị tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc có liên quan đến công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB hàng năm cũng
như công tác quản lý vốn đầu tư, trong đó nêu rõ những nguyên nhân tăng giảm vốn
đầu tư của các chủ đầu tư và những dự án có vướng mắc, tồn tại.
Điều 6. Nội dung thẩm định
báo cáo quyết toán năm
1. Đối với cơ quan cấp trên của chủ đầu tư
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 6
Thông tư số 210/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện
Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 6
Thông tư số 210/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính
Điều 7. Các nguyên tắc quyết
toán năm
1. Đối với Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định
tại Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 210/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Đối với chủ đầu tư (hoặc Ban Quản lý dự án),
UBND xã thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 210/2010/TT-BTC
của Bộ Tài chính.
3. Vốn thanh toán được đưa vào báo cáo quyết
toán năm thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Thông tư số
210/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính.
4. Trường hợp các dự án đầu tư thuộc kế hoạch
thanh toán vốn đầu tư hàng năm được phép chuyển năm sau chi tiếp thì số vốn
thanh toán đưa vào báo cáo quyết toán là số vốn thanh toán khối lượng xây dựng
cơ bản hoàn thành từ ngày 01 tháng 01 năm kế hoạch đến hết thời gian chỉnh lý
quyết toán ngân sách (31 tháng 01 năm sau). Vốn thanh toán sau thời gian chỉnh
lý quyết toán ngân sách năm trước được quyết toán vào ngân sách năm sau.
5. Đối với số vốn tạm ứng theo chế độ quy định
chưa thu hồi không đưa vào quyết toán niên độ ngân sách của năm kế hoạch, được
chuyển sang ngân sách năm sau thanh toán và quyết toán theo quy định của Thông
tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý ngân
sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm và các quy
định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
6. Số liệu báo cáo phải được phản ánh chi tiết
theo nguồn vốn, trong đó chi tiết vốn trong nước và vốn ngoài nước (nếu có).
Riêng đối với vốn ngoài nước, Kho bạc Nhà nước
báo cáo quyết toán số vốn đã được hạch toán ghi thu ghi chi cho dự án; chủ đầu
tư báo cáo theo số vốn đã thanh toán cho dự án, trong đó chi tiết: số vốn đã
ghi thu, ghi chi và số vốn chưa ghi thu, ghi chi.
Trường hợp dự án áp dụng cơ chế vốn ngoài nước
được thanh toán như vốn trong nước hoặc dùng vốn trong nước thanh toán cho kế
hoạch vốn ngoài nước thì quyết toán vào vốn ngoài nước và ghi chú rõ: vốn trong
nước thanh toán cho kế hoạch vốn ngoài nước.
Điều 8. Thời hạn gửi báo
cáo, thẩm định và thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm
a) Đối với vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách quận,
huyện quản lý
- Chủ đầu tư (Ban quản lý dự án): lập báo cáo
quyết toán vốn đầu tư XDCB và gửi báo cáo quyết toán năm đến Phòng Tài chính -
Kế hoạch quận, huyện trước ngày 28 tháng 02 năm sau;
- Phòng Tài chính - Kế hoạch quận, huyện thẩm định
và thông báo kết quả thẩm định báo cáo quyết toán năm, tổng hợp lập báo cáo quyết
toán năm gửi Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
b) Đối với vốn đầu tư XDCB thuộc ngân sách xã quản
lý
UBND xã lập báo cáo quyết toán năm gửi Phòng Tài
chính - Kế hoạch huyện trước ngày 28 tháng 02 năm sau.
c) Kho bạc Nhà nước
Tổng hợp, lập và gửi báo cáo quyết toán năm đến
cơ quan Tài chính cùng cấp trước ngày 15 tháng 3 năm sau (đối với ngân sách cấp
xã, ngân sách cấp huyện).
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN
Điều 9. Trách nhiệm của chủ
đầu tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư
1. Chịu trách nhiệm về số liệu đưa vào báo cáo
quyết toán năm; tổng hợp, lập, thẩm định báo cáo quyết toán năm theo Quy định
này và gửi cơ quan tài chính cùng cấp đúng thời hạn quy định. Cơ quan cấp trên
của chủ đầu tư chịu trách nhiệm xử lý các số liệu chênh lệch của từng dự án.
Riêng số liệu thanh toán, phải được đối chiếu, khớp đúng với số liệu của Kho bạc
Nhà nước.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ khi nhận
được thông báo kết quả thẩm định quyết toán năm của cơ quan Tài chính), chủ đầu
tư, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện và có văn bản giải
trình về các kiến nghị trong thông báo thẩm định quyết toán năm gửi cơ quan Tài
chính.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ
quan Tài chính
1. Trên cơ sở báo cáo quyết toán năm do đơn vị dự
toán cấp I (hoặc đơn vị cấp dưới trực thuộc, các chủ đầu tư, UBND xã) và Kho bạc
Nhà nước lập, cơ quan Tài chính thực hiện việc thẩm định, thông báo kết quả thẩm
định và tổng hợp vào quyết toán ngân sách Nhà nước các cấp theo đúng quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Trường hợp không nhận được đầy đủ các báo cáo
quyết toán năm (kể cả báo cáo điều chỉnh, bổ sung, giải trình về các kiến nghị
trong thông báo thẩm định quyết toán năm của cơ quan tài chính) do đơn vị dự toán
cấp I (hoặc đơn vị cấp dưới trực thuộc, các chủ đầu tư) thực hiện không đúng
quy định về chế độ báo cáo quyết toán năm.
a) Căn cứ báo cáo quyết toán năm của Kho bạc Nhà
nước, cơ quan Tài chính kiểm tra, tổng hợp vào quyết toán ngân sách Nhà nước để
đảm bảo thời gian quyết toán ngân sách các cấp theo quy định của Luật ngân sách
Nhà nước.
b) Cơ quan Tài chính có quyền tạm đình chỉ hoặc
yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ việc thanh toán vốn đầu tư cho tới khi nhận
được báo cáo quyết toán năm, đồng thời có văn bản thông báo để đơn vị biết và
phối hợp thực hiện.
3. Trường hợp đã nhận được báo cáo quyết toán
năm (kể cả báo cáo điều chỉnh, bổ sung, giải trình về các kiến nghị trong thông
báo thẩm định quyết toán năm của cơ quan tài chính) nhưng có chênh lệch số liệu
giữa báo cáo của các đơn vị dự toán cấp I (hoặc đơn vị cấp dưới trực thuộc, các
chủ đầu tư, UBND xã) và Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính căn cứ báo cáo quyết
toán năm của Kho bạc Nhà nước để thẩm định và tổng hợp vào quyết toán ngân sách
Nhà nước.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc,
các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Sở Tài chính để tổng hợp
báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.