ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1578/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 26
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG” NĂM 2014
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa
Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ
thông tin và truyền thông”;
Căn cứ Công văn số 1943/BTTTT-CNTT ngày
04/7/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch
phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
năm 2014;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại
Tờ trình số 77/TTr-STTTT ngày 18/10/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở
thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” năm 2014 (kèm
theo Kế hoạch số 37/KH-STTTT ngày
18/10/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông).
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các
ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra
việc thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau và
Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- PVP (H.Hùng);
- CVVX (T);
- Cổng TTĐT;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT,Mi56/10.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hải
|
UBND TỈNH CÀ MAU
SỞ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/KH-STTTT
|
Cà Mau, ngày 18
tháng 10 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN
THÔNG” NĂM 2014
I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin
- 90% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ
quan nhà nước được đào tạo phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT, biết sử
dụng thành thạo máy tính, các phần mềm ứng dụng nguồn đóng, nguồn mở và truy cập
internet, được đào tạo kỹ năng sâu về ứng dụng CNTT phù hợp với chuyên môn đang
đảm trách.
- Hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện
đều sử dụng thành thạo phần mềm hồ sơ công việc liên thông (VIC) điều hành, xử
lý công việc, trao đổi thông tin. Hệ thống này bước đầu đã cho thấy sự hiệu quả
trong các quy trình tác nghiệp và trao đổi thông tin giữa các đơn vị và nội bộ
từng đơn vị.
2. Công nghiệp công nghệ thông tin
Từng bước hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong lĩnh vực
CNTT (công nghệ phần cứng và công nghệ phần mềm, thu hút nhiều lao động trên địa
bàn tỉnh và ngoài tỉnh tham gia sản xuất
và gia công lĩnh vực này.
3. Hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông
- Hạ tầng mạng viễn thông có độ phủ tương đối tốt,
công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới.
- Các loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng. Thị trường
viễn thông có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, sự cạnh tranh giữa
các nhà cung cấp đã làm cho chất lượng của
các dịch vụ viễn thông liên tục được cải thiện, đem lại nhiều lợi ích cho người
sử dụng.
4. Phổ cập thông tin
- Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính đạt 10-15%.
- Tỷ lệ hộ gia đình kết nối internet băng rộng đạt
15%-16%.
- Tỷ lệ người sử dụng internet đạt từ 40% dân số.
- Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại đạt 95%.
- Tỷ lệ hộ gia đình có ti vi để xem truyền hình đạt
92%.
5. Ứng dụng công nghệ
thông tin
- Các cơ quan Đảng ủy cấp tỉnh và cấp huyện, thành
phố hầu hết đã được kết nối mạng WAN.
Lãnh đạo đã quan tâm chỉ đạo, chính sách sử dụng, ứng dụng các hệ thống thông
tin, phần mềm tác nghiệp và đã triển khai đồng bộ trong các đơn vị. Việc sử dụng
hộp thư điện tử đã dần tạo thành thói quen giúp các lãnh đạo, cán bộ, chuyên
viên trao đổi thông tin, tài liệu hàng ngày trong hệ thống mạng.
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã tích hợp tất cả
các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, tỉnh, huyện, thành phố và các trường Trung học, Cao đẳng. Đã
cung cấp đầy đủ hệ thống văn bản pháp luật
của tỉnh và Trung ương, tốc độ truy cập vào cổng khá nhanh.
- 80% lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện tổ chức
hội nghị theo hình thức trực tuyến.
- Trên 60% lãnh đạo cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng chứng thư số và chữ ký số để
ký những văn bản hành chính thông thường.
- Khoảng 60% bệnh viện trên địa bàn tỉnh sử dụng phần
mềm quản lý tổng thể bệnh viện, hồ sơ bệnh án,... điện tử.
II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM
2014
1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT
Thực hiện Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Tăng nhanh nguồn nhân lực có chất lượng
cao, đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường quốc
tế.
Thu thập và cung cấp thông tin dự báo về nguồn nhân
lực CNTT tại địa phương.
Xây dựng các tiêu chí, cơ cấu nguồn nhân lực CNTT cần đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều
kiện thực tế ở địa phương.
Có chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT, phấn đấu
tạo điều kiện để trong cơ quan Đảng, Nhà nước đều có cán bộ chuyên trách hoặc
bán chuyên trách công nghệ thông tin.
Ưu tiên đầu tư
cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù trong
phạm vi thẩm quyền của địa phương để hỗ
trợ cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trọng điểm
về CNTT hoạt động tại địa phương.
Xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ thuật
hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Triển khai và hoàn thiện hạ tầng CNTT và TT
Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có, xây dựng và mở rộng
mạng băng rộng đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo
điều hành các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, người dân và doanh nghiệp.
Phát triển các điểm truy cập Internet công cộng tại
các địa điểm như: trường học, nhà văn hóa
xã, điểm bưu điện văn hóa..., lắp đặt thiết bị, thu hút và tạo điều kiện tốt nhất
cho người dân có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả các dịch vụ điện thoại cố định
và truy cập internet.
Thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng
truyền hình mặt đất. Tiếp tục mở băng rộng internet để thỏa mãn nhu cầu xã hội,
triển khai mạng thông tin 3G và các thế hệ
tiếp theo.
Thực hiện cáp quang và ngầm hóa các đường cáp để bảo
đảm chất lượng công trình và mỹ quan đô
thị trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện mạng chuyên dùng phục vụ cho
các cơ quan Đảng, nhà nước đến xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo an toàn thông
tin, phục vụ kết nối thông suốt đa dịch vụ.
3. Xây dựng và triển khai các giải pháp phù hợp
để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình
Kết hợp với Quỹ dịch vụ viễn thông công ích hỗ trợ
một phần kinh phí để trang các thiết bị
thông tin số cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân, đáp ứng yêu cầu thông tin tuyên truyền của Đảng và nhà
nước.
4. Ứng dụng hiệu quả CNTT trong cơ quan nhà nước,
doanh nghiệp và xã hội
Đẩy mạnh triển khai các kế hoạch ứng dụng CNTT tại
địa phương giai đoạn 2011-2015, Quyết định 1106/QĐ-UBND ngày 07/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch
phát triển Thông tin và Truyền thông (lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin) tỉnh Cà Mau đến năm 2020.
Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin phục
vụ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, bao gồm phần cứng, phần mềm, các
cơ sở dữ liệu, các giải pháp an toàn bảo mật, chú trọng đào tạo cán bộ công chức
để sử dụng hiệu quả các thiết bị hệ thống đã đầu tư.
Triển khai các chương trình, đề án, dự án và các cơ
chế chính sách đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng và phát triển CNTT trong doanh nghiệp,
các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội.
5. Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực
CNTT và TT
Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển về CNTT
của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.
Ưu tiên đầu tư nghiên cứu sáng tạo, mua hoặc chuyển
giao công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam
có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cao
như các thiết bị thông minh, các phần mềm, các thiết bị tiết kiệm điện...
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng
nhiều hình thức để nâng cao nhận thức cho các cơ quan, doanh nghiệp và người
dân về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch
thực hiện Đề án để thống nhất trong hành
động, khai thác và ứng dụng có hiệu quả
CNTT và TT trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí.
- Tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông băng rộng, đa
dạng hóa các dịch vụ CNTT và TT, đặc biệt là cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ
và mô hình kinh doanh để hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch
vụ CNTT và TT.
- Đẩy mạnh việc đầu tư có trọng điểm đồng bộ với
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên đầu tư theo Đề án
xây dựng nông thôn mới, chú trọng các dự án đào tạo nguồn nhân lực CNTT chất lượng
cao. Xây dựng và mở rộng băng thông internet đến các xã, phường, thị trấn, ấp,
khóm để phát triển dịch vụ và hoàn thành mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ
quan Đảng, nhà nước nhằm phục vụ tốt người dân.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào quá
trình phát triển ứng dụng CNTT trong đời sống xã hội, cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin, dịch vụ trực tuyến phục vụ người
dân; có cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh để hấp dẫn các
ngành kinh tế tham gia.
- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động
CNTT và TT, bao gồm: vốn ngân sách, vay tín dụng, các nguồn vốn của doanh nghiệp
và Quỹ dịch vụ viễn thông công ích…
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí để triển
khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ năm
2014 trong kế hoạch là: 8.000.000.000 đồng (Tám tỷ đồng). Trong đó:
- Vốn đầu tư: 6.000.000.000 đồng.
- Vốn sự nghiệp: 2.000.000.000 đồng.
(Phụ lục kèm theo).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Căn cứ theo Kế hoạch
này chủ trì triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện tại các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Định kỳ hàng qúy,
6 tháng, năm và đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh tiến độ thực hiện
Kế hoạch và đề xuất các giải pháp kịp thời để thực hiện hoàn thành tốt các mục
tiêu đề ra.
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm
về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân; hướng đến các ứng
dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả; góp phần xây dựng xã hội văn minh, bảo đảm
an toàn, an ninh cho người sử dụng CNTT.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố thực hiện
nhiệm vụ phát triển CNTT và TT, hạ tầng mạng viễn thông, phổ cập thông tin đến
hộ gia đình, người dân. Ứng dụng sâu rộng CNTT trong các cơ quan Đảng, Nhà nước,
MTTQ, Đoàn thể, doanh nghiệp và xã hội. Cập nhật tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
chung của tỉnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các đơn
vị có liên quan phối hợp để thực hiện tốt Kế hoạch này, cụ thể như sau
2.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông,
Sở Tài chính cân đối tổng hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện Kế hoạch này, ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư
“phù hợp với đặc thù của lĩnh vực CNTT và truyền thông” theo Quyết định số
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Sở Tài chính
Chủ trì bố trí kinh phí và cấp đủ kinh phí cho triển
khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn
tỉnh. Bố trí vốn sự nghiệp cho CNTT và TT hàng năm để bảo đảm triển khai thực
hiện các mục tiêu đã đề ra.
2.3. Sở Giáo dục và Đào tao
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông
và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực CNTT và
TT của tỉnh và đưa các nội dung phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các trường
giáo dục và đào tạo. Không ngừng nâng cao chất
lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
2.4. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông
bố trí biên chế, định xuất chuyên trách về CNTT, chính sách ưu đãi thu hút nhân
lực CNTT chất lượng cao phục vụ cho tỉnh.
2.5. Các sở, ban, ngành tỉnh
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng
kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT của ngành, đơn vị mình phù hợp với nội
dung kế hoạch này.
2.6. Ủy ban
nhân dân huyện, TP.Cà Mau
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển
khai thực hiện nội dung Kế hoạch này tại
cấp huyện, cấp xã trên địa bàn
2.7. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TT
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực
CNTT và viễn thông trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch
tiếp tục thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm
trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin
và truyền thông” năm 2014 trên địa bàn tỉnh Cà Mau./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Đ/c Nguyễn Tiến Hải, PCTUBND tỉnh (B/cáo);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, PKHTC.
|
GIÁM ĐỐC
Võ Quốc Việt
|