ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1509/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 04 tháng 7 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH,
DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy
ban Nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày
20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập
suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh
Tây Ninh tại Tờ trình số 250/TTr-HKH, ngày 27 tháng 6 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này
Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình,
dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Hội Khuyến học Tây Ninh, thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể
tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn
căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thảo
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG
ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1509/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 7 năm 2014 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Thực hiện Quyết định số
281/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng
đến năm 2020”, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án
“Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến
năm 2020” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Cụ thể hóa từng mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” theo Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20
tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh
tế - xã hội của tỉnh, góp phần xây dựng xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2. Yêu cầu
- Xây dựng những giải pháp
thiết thực, phù hợp với thực tế địa phương, được triển khai rộng rãi trong hệ
thống chính trị, các cơ quan đơn vị, nhất là các cơ quan quản lý giáo dục và hệ
thống tổ chức khuyến học các cấp; đảm bảo sự chỉ đạo của chính quyền các cấp,
sự phối hợp có hiệu quả của các cơ quan liên quan.
- Xác định được những đặc trưng
cơ bản và hệ thống các tiêu chí đánh giá mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ
học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, giải pháp thực hiện đồng bộ và
có hiệu quả.
II. MỤC TIÊU:
1. Mục tiêu chung:
Đẩy mạnh các hoạt động học tập
thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua
việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”,
“Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” góp phần xây dựng xã hội học tập nhằm
thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo Quyết
định số 89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết
định số 1490/QĐ-UBND, ngày 01 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh về việc ban hành
Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn
2014-2020”.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Năm 2014-2015
Hoàn thành thí điểm xây dựng
các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở 03 đơn vị: Xã
Bình Minh (thành phố Tây Ninh), xã Phước Trạch (huyện Gò Dầu), xã Thạnh Tây
(huyện Tân Biên).
b) Năm 2016-2020
Triển khai mạnh mẽ phong trào
xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị
học tập” trong phạm vi toàn tỉnh Tây Ninh để đạt các chỉ tiêu:
- 100% cán bộ, hội viên của Hội
Khuyến học các cấp được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô
hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;
- 70% gia đình được công nhận
danh hiệu “Gia đình học tập”;
- 50% dòng họ được công nhận
danh hiệu “ Dòng họ học tập”;
- 60% cộng đồng (ấp, khu phố)
đạt danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với các xã thuộc vùng kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn, tỷ lệ trên tương ứng là 60%, 40%, 50%;
- 50% các cơ quan, trường học,
đơn vị doanh nghiệp đạt Danh hiệu “ Đơn vị học tập”.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng và thí điểm các
mô hình “Gia đình học tập, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị
học tập”
a) Tổ chức nghiên cứu Bộ tiêu
chí quốc gia công nhận gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập; đối chiếu
với mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học, “Cộng đồng khuyến học” để
đề xuất mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”,
“Đơn vị học tập” phù hợp với đặc điểm và tình hình của tỉnh;
b) Triển khai thí điểm xây dựng
mô hình tại 03 đơn vị (xã Bình Minh, xã Phước Trạch, xã Thạnh Tây) để thử
nghiệm xây dựng mô hình;
c) Nghiên cứu đánh giá, tổng
kết việc vận hành các mô hình học tập thí điểm và biên soạn tài liệu nhân rộng
ra toàn tỉnh.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ
trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân
a) Tổ chức tốt công tác tuyên
truyền và thông tin trong hệ thống trường học và Hội Khuyến học các cấp; nâng
cao chất lượng bản tin Giáo dục và Khuyến học cùng các kênh thông tin khác do
Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học để tuyên truyền rộng rãi chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về xã hội học tập và học tập suốt đời trong nhân
dân;
b) Tổ chức tuyên truyền các
phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và của các địa phương trong tỉnh (Báo
Tây Ninh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh địa phương, cơ
sở,…);
c) Tổ chức tuyên truyền thông
qua sự phối hợp hoạt động với các tổ chức đoàn thể, xã hội từ tỉnh đến cơ sở.
3. Phát động phong trào học
tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng
a) Tổ chức quán triệt Quyết
định số 89/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020”; Quyết định số
281/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng
đến năm 2020” và tiêu chí đánh giá công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”,
“Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” cho Ban Chỉ đạo vá cán bộ khuyến học các
cấp;
b) Tổ chức Hội nghị đánh giá
kết quả triển khai thí điểm, nhân rộng các mô hình học tập và phát động phong
trào học tập suốt đời trong toàn tỉnh;
c) Thường xuyên giám sát, hướng
dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc nhân rộng các mô hình học tập trong tỉnh; tổ chức
tốt hội nghị sơ kết hàng năm và tổng kết cuối kỳ;
d) Tổ chức Đại hội biểu dương
gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ
học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” tiêu biểu từ tỉnh đến cơ sở.
4. Củng cố, nâng cao hiệu
quả của các Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập
cộng đồng xã, phường, thị trấn.
a) Tiếp tục củng cố bộ máy quản
lý theo quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa thể thao - Học
tập cộng đồng xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số
47/2012/QĐ-UBND, ngày 22/10/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh;
b) Tổ chức tập huấn nâng cao
năng lực quản lý, điều hành cho Ban Giám đốc và các thành viên của trung tâm;
động viên cán bộ và hội viên khuyến học tham gia xây dựng chương trình, biên
soạn tài liệu và hướng dẫn giảng dạy tại các trung tâm.
5. Tổ chức đánh giá, kiểm
tra và công nhận các danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng
đồng học tập”
a) Nghiên cứu xây dựng quy
trình, nội dung kiểm tra, đánh giá công nhận các danh hiệu gia đình, dòng họ,
cộng đồng, đơn vị học tập theo Bộ tiêu chí quốc gia phù hợp với tình hình, đặc
điểm của tỉnh;
b) Biên soạn và in ấn tài liệu,
tổ chức tập huấn cho Ban Chỉ đạo và cán bộ khuyến học ở địa phương và cơ sở;
c) Tổ chức kiểm tra và đánh giá
công nhận hàng năm và cuối kỳ theo Kế hoạch.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch
này bao gồm ngân sách Nhà nước ở mỗi địa phương (tỉnh, huyện, xã, phường, thị
trấn).
2. Căn cứ nhiệm vụ hàng năm,
Hội Khuyến học các cấp lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán chi
ngân sách Nhà nước cấp cho hoạt động của Hội, gửi cho cơ quan tài chính cùng
cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
3. Đối với kinh phí triển khai
đợt tập huấn Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng
Chính phủ: Căn cứ vào dự toán kinh phí thực tế và khả năng ngân sách, Sở Tài
chính sẽ thẩm định và tham mưu bố trí kinh phí thực hiện.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Khuyến học tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với
các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội để triển khai thực hiện
nhiệm vụ và giải pháp đề ra.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Hội
Khuyến học các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh phong trào học
tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị tại địa phương.
c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá
hiệu quả việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo xây
dựng xã hội học tập của tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Chủ trì phối hợp với Hội
Khuyến học tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục củng cố, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Học tập cộng đồng và Trung
tâm Văn hóa Thể thao - Học tập cộng đồng tại các địa phương góp phần tích cực
xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
b) Phối hợp với Hội Khuyến học
tỉnh tổ chức xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình học tập suốt đời trong gia
đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Hội Khuyến học
tỉnh xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá công nhận “Gia đình học tập, “Dòng
họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và triển khai thực hiện theo
kế hoạch.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với Hội
Khuyến học tỉnh trong việc đánh giá, công nhận danh hiệu Gia đình học tập, Dòng
họ học tập, Cộng đồng học tập và Đơn vị học tập kết hợp với việc đánh giá danh
hiệu “Gia đình Văn hóa, Ấp văn hóa, xã, phường, thị trấn văn hóa…”.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học củng cố và kiện toàn tổ chức, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động các Trung tâm Văn hóa thể thao - Học tập cộng đồng
xã, phường, thị trấn, để các Trung tâm thể hiện là công cụ thiết yếu xây dựng
xã hội học tập tại cơ sở.
4. Các cơ quan tuyên truyền:
Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tây Ninh phối hợp chặt chẽ với Hội
Khuyến học tỉnh trong việc tuyên truyền về các mô hình học tập suốt đời trong
gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua các tổ chức, mạng lưới của địa phương;
phản ánh, biểu dương kịp thời các gương điển hình tiên tiến, các mô hình học
tập tiêu biểu của gia đình, dòng họ, cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Tài chính:
Bố trí nguồn kinh phí thường
xuyên hằng năm để chi cho các hoạt động thực hiện Kế hoạch; đồng thời hướng dẫn
các cơ quan tài chính địa phương cấp kinh phí và giám sát việc thực hiện chi
tiêu theo đúng các quy định của Nhà nước.
6. Các tổ chức chính trị xã
hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp:
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh,
Hội Cựu giáo chức tỉnh, Hội Người Cao tuổi tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Hội
Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tuyên truyền vận động, tạo điều
kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên thuộc cơ quan,
tổ chức của mình được học tập thường xuyên, học suốt đời, tích cực tuyên truyền
vận động xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng của mình đạt danh hiệu “Gia đình
học tập, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.
8. Ủy ban Nhân dân các
huyện, thành phố
a) Có trách nhiệm bố trí ngân
sách để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch. Chỉ đạo các ban ngành,
đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội phối hợp với Hội Khuyến học cấp huyện triển
khai các nhiệm vụ trên địa bàn;
b) Chỉ đạo các cơ quan phát
thanh, truyền hình địa phương thường xuyên tuyên truyền cho nhiệm vụ xây dựng
xã hội học tập và phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng
đồng tại địa phương;
c) Chủ trì, phối hợp với Hội
Khuyến học tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá công nhận danh hiệu
“Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ,
cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. Đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm
vụ nghiêm túc Kế hoạch này. Đề nghị Hội Khuyến học tỉnh chủ trì, làm đầu mối
phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Ủy ban Nhân dân các huyện,
thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo
cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.