Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 148/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/04/2023
Ngày có hiệu lực 20/04/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN, CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH; ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THÀNH PHỐ; ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG” GIAI ĐOẠN 2022-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10 tháng 11 năm 2022 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án "Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" giai đoạn 2022-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang” giai đoạn 2022-2030, với các nội dung sau:

I. Mục tiêu, yêu cầu, phạm vi và đối tượng

1. Mục tiêu

a) Xác định Chỉ số cải cách hành chính để đánh giá thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị).

b) Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức về công tác cải cách hành chính trong từng cơ quan, đơn vị.

c) So sánh, xếp hạng kết quả chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị; qua đó, các cơ quan, đơn vị kịp thời có các giải pháp khắc phục, cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính hằng năm.

2. Yêu cầu

a) Chỉ số cải cách hành chính phải bám sát nội dung Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 của Chính phủ; Đề án “Xác định chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030 của Bộ Nội vụ; Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 300/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

b) Chỉ số cải cách hành chính phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của tỉnh và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.

c) Việc tổ chức đánh giá Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị phải được thực hiện khách quan, trung thực, công bằng, thực chất, không hình thức.

d) Đánh giá định lượng để có thể so sánh việc thực hiện công tác cải cách hành chính giữa các cơ quan, đơn vị.

đ) Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị thông qua điều tra xã hội học.

e) Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp xã trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

g) Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để nâng cao tính công khai, minh bạch và khách quan trong công tác theo dõi, đánh giá.

h) Hằng năm tổ chức triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị.

3. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh

Công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện cải cách hành chính hằng năm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

b) Đối tượng áp dụng

[...]