Quyết định 148/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021

Số hiệu 148/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/02/2021
Ngày có hiệu lực 27/02/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Hoàng Việt Phương
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 148/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 27 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021

Căn cứ Quyết định số 71/QĐ-BTP ngày 19 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021;

Căn cứ Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình công tác tư pháp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2021 (Có Chương trình kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp; báo cáo
- Thường trực Tỉnh ủy; báo cáo
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Như Điều 2; (thi hành)
- Lưu: VT, NC; (P.Hà)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Việt Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 148/QĐ-UBND ngày 27/02/2021 của UBND tỉnh Tuyên Quang)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Tổ chức thực hiện có hiệu quả, đầy đủ các nhiệm vụ công tác tư pháp đã được xác định trong Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ; Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 13/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021.

2. Yêu cầu

- Bám sát các nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Ngành Tư pháp (sau đây viết tắt là Sở/Ngành Tư pháp) đã được giao trong Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2021 đã được xác định tại Báo cáo tổng kết công tác tư pháp năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2021 của Bộ Tư pháp.

- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và đảm bảo tính khả thi.

- Phân công trách nhiệm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời tăng cường phối hợp trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC NĂM 2021

1. Bám sát các chủ trương của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở/Ngành tư pháp tỉnh Tuyên Quang; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, thẩm định, hoàn thiện pháp luật, gắn với tổ chức thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), trong đó chú trọng cả những chính sách, quy định pháp luật ngay từ khi dự thảo; thực hiện hiệu quả chủ trương Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đi đôi với xã hội hóa hoạt động PBGDPL.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp; tạo điều kiện thuận lợi và sự tin cậy của người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, xử lý vi phạm hành chính với trọng tâm là xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

3. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.

[...]