Quyết định 1470/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 1470/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/06/2021 |
Ngày có hiệu lực | 09/06/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phạm S |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1470/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 09 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 11/12/2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN ngày 18/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quyết định này quy định tạm thời tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản xuất các giống rau, hoa, dược liệu, chè, cà phê, cây ăn quả; canh tác các loại cây trồng vật nuôi chính, gồm: rau, hoa, chè, cà phê, cây ăn quả, nấm, dược liệu, cây lúa và chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn thịt, cá nước lạnh.
2. Quyết định này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh giá nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được xem xét, xác nhận sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi thực hiện đầy đủ các tiêu chí theo Quy định này.
NỘI DUNG TIÊU CHÍ ÁP DỤNG CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
Điều 3. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất, gieo ươm cây giống ứng dụng công nghệ cao
1. Giống có tên trong quyết định lưu hành giống cây trồng do Cục Trồng trọt cấp hoặc giống đã tự công bố lưu hành theo quy định của Luật Trồng trọt. Đối với các giống nhập khẩu phải có giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu của cơ quan chức năng.
2. Quy mô sản xuất:
- Sản xuất giống rau, hoa, dược liệu tối thiểu: 1.000 m2/cơ sở.
- Sản xuất giống cây chè, cà phê và cây ăn quả tối thiểu: 2.000 m2/cơ sở.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1470/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 09 tháng 6 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 11/12/2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 147/TTr-SNN ngày 18/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời về tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2598/QĐ-UBND ngày 01/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIÊU CHÍ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1470/QĐ-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quyết định này quy định tạm thời tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản xuất các giống rau, hoa, dược liệu, chè, cà phê, cây ăn quả; canh tác các loại cây trồng vật nuôi chính, gồm: rau, hoa, chè, cà phê, cây ăn quả, nấm, dược liệu, cây lúa và chăn nuôi bò sữa, bò thịt, lợn thịt, cá nước lạnh.
2. Quyết định này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đánh giá nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
3. Các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được xem xét, xác nhận sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khi thực hiện đầy đủ các tiêu chí theo Quy định này.
NỘI DUNG TIÊU CHÍ ÁP DỤNG CHO TỪNG ĐỐI TƯỢNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
Điều 3. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất, gieo ươm cây giống ứng dụng công nghệ cao
1. Giống có tên trong quyết định lưu hành giống cây trồng do Cục Trồng trọt cấp hoặc giống đã tự công bố lưu hành theo quy định của Luật Trồng trọt. Đối với các giống nhập khẩu phải có giấy kiểm dịch thực vật nhập khẩu của cơ quan chức năng.
2. Quy mô sản xuất:
- Sản xuất giống rau, hoa, dược liệu tối thiểu: 1.000 m2/cơ sở.
- Sản xuất giống cây chè, cà phê và cây ăn quả tối thiểu: 2.000 m2/cơ sở.
- Sản xuất cây giống nuôi cấy mô phải có 03 phòng (phòng chuẩn bị môi trường, phòng cấy vô trùng, phòng nuôi cây mô sau cấy). Phòng nuôi cấy mô diện tích tối thiểu 50m2 và có tối thiểu 02 box cấy.
3. Có công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống xuất vườn ươm theo quy định hiện hành.
4. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ:
4.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Có hệ thống hoặc phòng cách ly đối với phòng nuôi cấy mô.
b) Nền, đường đi được phủ bạt hoặc láng xi măng.
c) Sử dụng giá thể đã qua xử lý.
d) Gieo hạt tự động hoặc bán tự động đối với cây rau, hoa, dâu tây.
e) Hệ thống cung cấp nước tưới tiết kiệm, nguồn nước đảm bảo trong tưới tiêu trồng trọt.
f) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
g) Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
4.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Cơ giới hóa khâu làm giá thể (máy đánh tơi giá thể và máy đưa giá thể vào vỉ xốp).
b) Sử dụng hệ thống nhà kính (nhà màng), nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
Điều 4. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất rau công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh và đã công bố tiêu chuẩn cơ sở.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 3.000 m2/hộ và 9.000m2/ tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Thực hiện thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
b) Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa tự động.
c) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
d) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của hợp tác xã, đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất rau an toàn.
e) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống nhà kính (nhà màng), nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
b) Sử dụng màng phủ nông nghiệp.
c) Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất.
d) Sử dụng hệ thống canh tác không dùng đất (thủy canh, giá thể, khí canh).
e) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
f) Ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch bệnh.
g) Trồng xen cây xanh trên bờ lô, bờ thửa, dải phân cách để giảm hiệu ứng nhà kính và tạo cảnh quan trong khu vực sản xuất.
h) Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
k) Sản phẩm được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt- kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Điều 5. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất hoa công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh và đã công bố tiêu chuẩn cơ sở.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 2.000 m2/hộ, 6.000 m2/tổ hợp tác và 10.000 m2/hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống tưới phun tự động hoặc tưới nhỏ giọt.
b) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
c) 100% diện tích được cấp chứng nhận sử dụng nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
d) Áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
e) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống nhà kính (nhà màng), nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
b) Sử dụng hệ thống canh tác trên giá thể.
c) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
d) Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất.
e) Ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch bệnh.
f) Trồng xen cây xanh trên bờ lô, bờ thửa, dải phân cách để giảm hiệu ứng nhà kính và tạo cảnh quan trong khu vực sản xuất.
g) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
h) Áp dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
Điều 6. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất chè công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng giống bằng phương pháp giâm cành, đã công bố tiêu chuẩn cơ sở và đảm bảo độ đồng đều tối thiểu 95% cây giống.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 0,5 ha/hộ; 1,5 ha/tổ hợp tác và 3,5 ha/hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống tưới phun mưa.
b) Trồng cây che bóng trong vườn chè.
c) Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
d) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của hợp tác xã. Đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất chè an toàn.
e) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc.
b) Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất.
c) Ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch bệnh.
d) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
Điều 7. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất cà phê công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương
2. Sử dụng giống có nguồn gốc từ cây đầu dòng vườn cây đầu dòng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và đảm bảo độ đồng đều tối thiểu 95% cây giống.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 01 ha/hộ; 03 ha/tổ hợp tác và 07 ha/ hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Diện tích cà phê có trồng cây che bóng đạt tỷ lệ từ 15-20%
b) Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm
c) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, UTZ, Rainforest, 4C hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của hợp tác xã. Đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất cà phê an toàn.
d) Thu hoạch sản phẩm quả chín đạt > 95%.
e) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc.
b) Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất.
c) Ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch bệnh.
d) Sử dụng các hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
Điều 8. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất cây ăn quả công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng giống ghép có nguồn gốc từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Với giống cây ăn quả mới không vi phạm Luật Trồng trọt, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đảm bảo độ đồng đều tối thiểu 90% cây giống.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 01 ha/hộ, 03 ha/tổ hợp tác và 05 ha/ hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất và giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm.
b) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của hợp tác xã; đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất cây ăn quả an toàn.
c) Sử dụng các hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động.
d) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Áp dụng biện pháp bao trái bảo vệ quả trong canh tác.
b) Ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch bệnh.
c) Sử dụng hệ thống IoT cảm biến nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng cây trồng.
Điều 9. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất nấm công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh và có nguồn gốc rõ ràng (từ nhà sản xuất đảm bảo môi trường cho nấm sinh trưởng và phát triển, hạn chế nấm mốc thứ cấp gây hại).
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 500 m2/hộ, 1.500 m2/tổ hợp tác và 2.000 m2/hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất hoặc giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống canh tác trên giá thể, trên giàn
b) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, Global GAP, hữu cơ hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của HTX; đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất nấm an toàn.
c) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện: Sử dụng hệ thống IoT cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng và dinh dưỡng cây trồng.
Điều 10. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất cây dược liệu công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh và đã công bố tiêu chuẩn cơ sở.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 2.000 m2/hộ, 6.000 m2/tổ hợp tác và 10.000 m2/ hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất hoặc giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
6. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
6.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa.
b) Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động.
c) Áp dụng cơ giới hóa khâu làm đất, lên luống.
d) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của hợp tác xã; đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất dược liệu an toàn.
e) Có liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
6.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Sử dụng hệ thống nhà kính (nhà màng), nhà lưới đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc thông số kỹ thuật của nhà sản xuất.
b) Sử dụng màng phủ nông nghiệp.
c) Sử dụng hệ thống thu hoạch tự động hoặc bán tự động.
d) Sử dụng hệ thống canh tác không dùng đất (thủy canh, giá thể, khí canh).
e) Ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất.
f) Trồng xen cây xanh trên bờ lô, bờ thửa, dải phân cách để giảm hiệu ứng nhà kính và tạo cảnh quan trong khu vực sản xuất.
Điều 11. Các tiêu chí áp dụng trong sản xuất lúa thương phẩm công nghệ cao
1. Khu vực sản xuất nằm trong kế hoạch sản xuất của tỉnh hoặc của địa phương.
2. Sử dụng 100% giống cấp xác nhận.
3. Có quy mô sản xuất tối thiểu 0,5 ha/hộ và 1,5 ha/tổ hợp tác và 3,5 ha/ hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Năng suất hoặc giá trị sản phẩm cao hơn từ 30% trở lên so với năng suất hoặc giá trị sản phẩm bình quân chung toàn tỉnh.
5. Tiêu chí về kỹ thuật, công nghệ và thị trường:
5.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Cơ giới hóa khâu làm đất.
b) Áp dụng biện pháp 3 giảm, 3 tăng hoặc 1 phải 5 giảm.
c) Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
d) 100% diện tích được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ hoặc được cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của hợp tác xã; đối với nông hộ sản xuất có cam kết sản xuất lúa an toàn.
e. Sử dụng máy gặt đập liên hợp.
f) Có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng.
5.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Sử dụng máy gieo hạt, mấy cấy lúa.
b) Sử dụng hệ thống bẫy đèn thông minh trong dự báo côn trùng hại lúa.
Điều 12. Các tiêu chí áp dụng trong chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
1. Vị trí chuồng trại chăn nuôi đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định; đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển của ngành và địa phương.
2. Giống đã được công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng; đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định.
3. Có quy mô chăn nuôi tối thiểu 20 con bò sữa/hộ; 60 con bò sữa/tổ hợp tác và 200 con bò sữa/hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Tiêu chí kỹ thuật và công nghệ và thị trường
4.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Đảm bảo chủ động được nguồn thức ăn thô xanh và có quy mô diện tích từ 0,5 ha đất trồng cây thức ăn/10 bò sữa/hộ. Sử dụng thuốc thú y, thức ăn có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Chuồng trại kiên cố, có diện tích phù hợp với mật độ nuôi; đảm bảo vệ sinh, không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; các thiết bị được thiết kế thích hợp, dễ vệ sinh tẩy rửa, đảm bảo không gây độc cho bò và sản phẩm sữa; có hệ thống phun sương hoặc các hệ thống làm mát; có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
c) Chất lượng sữa đáp ứng theo QCVN 01-186: 2017/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sữa tươi nguyên liệu.
d) Ứng dụng cơ giới hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng (sử dụng máy móc có ít nhất một trong các khâu: làm đất trồng cỏ, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển cỏ, phối trộn thức ăn; có hệ thống cung cấp nước uống tự động; máy vắt sữa hoặc hệ thống vắt sữa tập trung ...)
e) Có giấy chứng nhận hoặc cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
f) Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu.
4.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện: ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải chăn nuôi; ứng dụng hệ thống đẩy phân (thu gom phân) tự động; sử dụng công nghệ IoT trong quản lý đàn bò sữa. Áp dụng một trong các biện pháp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (sử dụng hệ thống phun sương, quạt làm mát, quạt hút làm thông thoáng chuồng trại).
Điều 13. Các tiêu chí áp dụng trong chăn nuôi bò thịt công nghệ cao
1. Vị trí chuồng trại chăn nuôi đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định; đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển của ngành và địa phương.
2. Giống đã được công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng; đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định.
3. Có quy mô chăn nuôi tối thiểu 30 con bò thịt/hộ; 90 con bò thịt/tổ hợp tác, 300 con bò thịt/hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Tiêu chí kỹ thuật và công nghệ và thị trường:
4.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Đảm bảo chủ động được nguồn thức ăn thô xanh và có quy mô diện tích từ 0,5 ha đất trồng cây thức ăn/10 bò thịt/hộ. Sử dụng thuốc thú y, thức ăn có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Chuồng trại kiên cố, diện tích chuồng nuôi đảm bảo mật độ theo quy mô chăn nuôi; có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
c) Ứng dụng cơ giới hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng (ít nhất một trong khâu: làm đất trồng cỏ, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển cỏ, phối trộn thức ăn).
d) Có giấy chứng nhận hoặc cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
4.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện:
a) Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải chăn nuôi; Áp dụng một trong các biện pháp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (sử dụng hệ thống phun sương, quạt làm mát, quạt hút thông thoáng chuồng trại).
b) Liên kết tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Điều 14. Các tiêu chí áp dụng trong chăn nuôi lợn thịt công nghệ cao
1. Vị trí chuồng trại chăn nuôi đảm bảo khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định; đồng thời, phù hợp với định hướng phát triển của ngành và địa phương.
2. Giống đã được công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng; đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định.
3. Có quy mô chăn nuôi tối thiểu 500con /hộ; 1.500 con/tổ hợp tác, 5.000 con lợn thịt/hợp tác xã, doanh nghiệp.
4. Tiêu chí kỹ thuật và công nghệ và thị trường
4.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Chuồng trại kiên cố, diện tích chuồng nuôi đảm bảo mật độ theo quy mô chăn nuôi; có hệ thống thu gom, xử lý chất thải đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
b) Sử dụng thức ăn, thuốc thú y trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc được phép sản xuất, kinh doanh của Việt Nam.
c) Ứng dụng cơ giới hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng (cung cấp thức ăn, nước uống tự động).
d) Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý chất thải chăn nuôi; áp dụng các biện pháp cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi (sử dụng ít nhất một trong các giải pháp sau: hệ thống phun sương, quạt làm mát, quạt hút làm thông thoáng chuồng trại).
e) Có giấy chứng nhận hoặc cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện: Có liên kết tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Điều 15. Các tiêu chí áp dụng trong chăn nuôi cá nước lạnh công nghệ cao
1. Địa điểm nuôi phù hợp về điều kiện nguồn nước và định hướng phát triển chung của ngành và địa phương.
2. Giống có nguồn gốc, xuất xứ, trong danh mục giống thủy sản được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
3. Có quy mô diện tích nuôi tối thiểu 0,2 ha /hộ (đối với nuôi bể) hoặc 0,5 ha/hộ (đối với nuôi ao) hoặc 50 lồng bè/hộ; 02 ha/tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (đối với nuôi bể) hoặc 05 ha/ tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp (đối với nuôi ao).
4. Có hệ thống xử lý chất thải phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường.
5. Tiêu chí kỹ thuật và công nghệ và thị trường
5.1. Tiêu chí bắt buộc thực hiện:
a) Sử dụng thức ăn, thuốc thú y thủy sản nằm trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
b) Nuôi trong ao nước chảy có lót bạt hoặc nuôi trong bể xi măng hoặc nuôi trong bể nhựa composite sử dụng nguồn nước phù hợp.
c) Thu hoạch và vận chuyển sản phẩm đúng phương pháp, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Có giấy chứng nhận hoặc cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
e) Có liên kết tổ chức sản xuất và gắn với tiêu thụ sản phẩm.
5.2. Tiêu chí khuyến khích thực hiện: Sử dụng mái che hoặc lưới để giảm cường độ chiếu sáng khu vực nuôi.
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các tiêu chí công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Xác nhận hợp tác xã, tổ hợp tác đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Hướng dẫn Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp huyện xác nhận hộ gia đình, cá nhân đạt tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện.
Điều 17. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. Căn cứ quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng và các quy hoạch, kế hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh để chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đối với những đối tượng vật nuôi, cây trồng chưa có quy hoạch, xác định định hướng phát triển các đối tượng vật nuôi, cây trồng chủ lực của địa phương, thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để chỉ đạo sản xuất, đồng thời làm cơ sở để xác nhận tính phù hợp quy hoạch cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, gia đình, cá nhân đăng ký thực hiện.
2. Giao các Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
a) Hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân tổ chức sản xuất theo các tiêu chí về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Quy định này.
b) Trực tiếp kiểm tra, đánh giá, xác nhận kết quả thực hiện các tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn cấp huyện để hưởng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước theo quy định; tổng hợp hồ sơ, báo cáo UBND cấp huyện.
c) Tổng hợp tình hình, kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, định kỳ (06 tháng, hàng năm) báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế./.