ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1464/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 29 tháng 6 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP THÍ ĐIỂM QUỸ BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày
03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày
14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày
24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày
08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng
cường công tác bảo vệ rừng;
Căn cứ Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015;
Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày
25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 711/TTr-SNNPTNT ngày 03 tháng 6 năm
2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Quỹ cấp xã) trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế, những nội dung như sau:
1. Tiêu chí thành lập
Quỹ cấp xã được thành lập ở những
xã có đủ 2 tiêu chí sau:
a) Có diện tích đất lâm nghiệp
từ 500 ha trở lên, riêng các phường có rừng thuộc thành phố Huế không giới hạn
diện tích.
b) Có nguồn thu theo quy định tại
các Điểm c, d, Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08
tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường
công tác bảo vệ rừng; các nguồn thu khác liên quan đến công tác bảo vệ và phát
triển rừng theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Nguồn hỗ trợ, đóng góp của chủ
rừng khi khai thác, kinh doanh gỗ, lâm sản; các tổ chức, cá nhân kinh doanh cảnh
quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài khác;
- Tiếp nhận nguồn thu đối với rừng
trồng được đầu tư, hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn khác
(nếu có) theo quy định hiện hành.
2. Điều kiện thành lập
a) Có nhu cầu thành lập Quỹ để
phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng;
b) Có khả năng huy động các nguồn
tài chính và tổ chức quản lý Quỹ, đảm bảo Quỹ hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu
quả;
c) Có phương án thành lập được
UBND cấp huyện phê duyệt.
3. Tổ chức Quỹ cấp xã
a) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp
xã là một tổ chức tài chính nhà nước, hạch toán độc lập, hoạt động theo mô hình
đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc UBND xã.
b) Trụ sở làm việc của Quỹ được đặt
tại Văn phòng UBND xã.
c) Tên gọi của Quỹ: Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng xã.
d) Quỹ được sử dụng con dấu của
UBND xã và được mở tài khoản tại Kho Bạc Nhà nước.
đ) Bộ
máy tổ chức của Quỹ cấp xã do Chủ tịch UBND cấp xã bổ nhiệm, hoạt động theo chế
độ kiêm nhiệm. Quỹ cấp xã cơ cấu không quá 5 người, cụ thể: Trưởng ban quản lý
Quỹ (do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách nông, lâm nghiệp kiêm nhiệm),
Kế toán Quỹ (do Kế toán Ngân sách của UBND cấp xã kiêm nhiệm) và 3 cán bộ nghiệp
vụ, gồm: 01 cán bộ phụ trách công tác nông, lâm nghiệp, 01 cán bộ địa chính và
01 Trưởng (hoặc Phó) Công an xã. Việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành
viên do Trưởng Ban quản lý Quỹ cấp xã quy định. Trường hợp Quỹ cấp xã có nguồn
thu lớn, trên 100 triệu đồng/năm có thể cơ cấu 6 người (thêm chức danh Phó Trưởng
Ban quản lý Quỹ).
4. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Quỹ cấp xã
a) Nhiệm vụ
- Vận động các
chủ rừng tại địa phương tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí xây dựng Quỹ.
- Tiếp nhận và
quản lý nguồn tài chính do tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và các chương
trình, dự án hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.
- Tổ chức lập
và thực hiện kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng hàng năm của địa
phương.
- Chỉ đạo, kiểm
tra, giám sát trong việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ huy động.
- Thực hiện
các quy định của pháp luật về thống kê, kế toán và chế độ báo cáo cấp trên.
- Bảo toàn,
phát triển nguồn vốn Quỹ.
b) Quyền hạn
- Phân bổ kinh
phí cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo kế hoạch hàng năm đã được
phê duyệt.
- Kiểm tra,
giám sát, đánh giá và nghiệm thu kết quả các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng
được phân bổ kinh phí.
- Đề xuất UBND
cấp xã có biện pháp hành chính đối với các chủ rừng thực hiện không nghiêm túc
nghĩa vụ đóng góp nguồn tài chính cho Quỹ theo quy định.
- Đình chỉ,
thu hồi khoản kinh phí đã được Quỹ phân bổ nhưng tổ chức, cá nhân sử dụng không
đúng mục đích, kế hoạch được phê duyệt.
5. Nội dung
chi, chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với Quỹ cấp xã
a) Nội dung
chi
Chi thường xuyên cho
công tác quản lý bảo vệ rừng, quy định tại Khoản 1, Điều 3, Quyết định số
07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một
số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
- Chi xăng, dầu cho
phương tiện tuần tra, kiểm tra rừng;
- Bồi dưỡng cho những
người được huy động để ngăn chặn chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng; hỗ trợ
cho những người được huy động tham gia ngăn chặn, chống chặt phá rừng và chữa
cháy rừng bị tai nạn;
- Bồi dưỡng làm đêm,
làm thêm giờ, công tác kiêm nhiệm;
- Phổ biến, tuyên truyền
giáo dục pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng;
- Hội nghị, hội thảo
sơ kết tổng kết và công tác thi đua khen thưởng;
- Chi khác (nếu có).
b) Chế độ quản
lý tài chính, tài sản
- Chế độ tài
chính, kế toán của Quỹ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC
ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính về chế độ kế toán Quỹ cấp xã áp dụng
Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành và theo qui định tại Quyết định số
19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử
dụng tài sản Quỹ cấp xã thực hiện theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước và các văn bản liên quan.
- Hàng năm, Quỹ
cấp xã lập dự toán thu, chi và báo cáo quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt cùng thời điểm với hệ thống kế toán của xã.
- Quỹ cấp xã
thực hiện việc mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
6. Các xã lựa chọn thí điểm
lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
TT
|
UBND xã
|
Huyện/thị xã
|
Diện tích rừng
và đất LN (ha)
|
Diện tích rừng
trồng (ha)
|
1
|
Bình Điền
|
Thị xã Hương Trà
|
8.467,3
|
3.270,1
|
2
|
Hồng Thủy
|
Huyện A Lưới
|
8.726,69
|
604,15
|
3
|
Xuân Lộc
|
Huyện Phú Lộc
|
3.923,53
|
3.148,63
|
4
|
Phong Mỹ
|
Huyện Phong Điền
|
33.216,19
|
3.875,66
|
5
|
Hương Lộc
|
Huyện Nam Đông
|
6.372,6
|
398,63
|
6
|
Phú Sơn
|
Thị xã Hương Thủy
|
2.688,94
|
2.650,44
|
7. Cơ quan quyết định thành
lập và ban hành Quy chế hoạt động Quỹ Bảo vệ rừng và Phát triển rừng cấp xã:
a) Đối với 6 xã chọn làm thí điểm
do Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định thành lập.
b) Sau khi sơ kết rút kinh nghiệm
của 6 xã chọn làm điểm, tiến hành nhân rộng, Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết định
thành lập quỹ cấp xã.
c) UBND xã phê duyệt Quy chế hoạt
động Quỹ Bảo vệ rừng và Phát triển rừng cấp xã.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và UBND cấp
huyện hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thành lập Quỹ cấp xã trên địa
bàn tỉnh.
2. Sở Tài chính:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh cân đối
nguồn ngân sách để hỗ trợ kinh phí cho UBND cấp xã tổ chức bảo vệ rừng tại cơ sở
theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 của Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012
của Thủ tướng Chính phủ;
b) Phối hợp với các sở, ngành
có liên quan kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quỹ cấp xã; phối hợp với UBND
các huyện có thành lập Quỹ, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn thu, nhiệm vụ
chi và thanh quyết toán hàng năm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Các sở, ngành, đơn vị
có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và UBND các huyện triển khai thực hiện Quyết
định này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện
a) Có trách nhiệm rà soát và
thành lập Quỹ cấp xã ở địa phương đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật;
kiểm tra Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ của tất cả các xã có thành lập Quỹ cấp
xã;
b) Chỉ đạo UBND các xã, đơn vị
có liên quan tuyên truyền sâu rộng chủ trương thành lập, mục đích thành lập Quỹ
cấp xã trên địa bàn; chỉ đạo các chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực
hiện các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật; vận động các nguồn tài trợ
cho Quỹ và thực hiện việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tại địa
phương;
c) Hướng dẫn việc lập dự toán,
thanh quyết toán các khoản thu chi, chế độ báo cáo của Quỹ cấp xã; phối hợp với
các sở, ngành, đơn vị có liên quan chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá Quỹ cấp
xã trong quá trình tổ chức thực hiện;
d) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện Quyết định này trên địa bàn huyện.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã
a) Căn cứ vào tiêu chí và điều
kiện thành lập Quỹ, tổ chức rà soát tình hình thực hiện công tác bảo vệ rừng và
phát triển rừng trên địa bàn xã; đánh giá nguồn thu tại xã. Nếu đảm bảo các
tiêu chí và điều kiện theo quy định tại Điều 1 Quyết định này lập phương án
trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập Quỹ để triển khai thực hiện;
b) Ban hành Quy chế hoạt động
Quỹ Bảo vệ rừng và Phát triển rừng cấp xã.
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động
của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng do xã quản lý; định kỳ báo cáo tình hình hoạt
động của Quỹ với các cơ quan có liên quan theo đúng quy định.
d) Chỉ đạo việc thu Quỹ cấp xã và
tiếp nhận các nguồn khác
- Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn
tự có, tiến hành thu theo các bước sau:
+ Các xã tiến hành họp các chủ rừng
thống nhất chủ trương thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp xã và thống
nhất các nội dung cơ bản về mức đóng góp kinh phí vào quỹ theo năm hoặc chu kỳ
kinh doanh rừng; dự kiến các hoạt động chi.
+ Tổng hợp ý kiến các cuộc họp,
thông qua Hội đồng nhân dân xã ban hành Nghị quyết.
+ Trước khi khai thác rừng, các chủ
rừng tự nguyện nộp nguồn kinh phí đóng góp vào Quỹ cấp xã.
- Tiếp nhận nguồn thu đối với rừng
trồng bằng nguồn vốn Nhà nước và các nguồn khác (nếu có) theo quy định hiện
hành.
6. Thời gian thực hiện
- Thành lập thí điểm 6 xã trong
năm 2016
- Nhân rộng trên toàn tỉnh
trong năm 2017
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các xã có rừng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|