Quyết định 1436/QĐ-TTg năm 2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1436/QĐ-TTg
Ngày ban hành 10/09/2009
Ngày có hiệu lực 10/09/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1436/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt phải phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; gắn kết chặt chẽ với Quy hoạch phát triển của các ngành giao thông vận tải khác và các quy hoạch liên quan.

2. Kết cấu hạ tầng đường sắt cần ưu tiên tập trung đầu tư để đi trước một bước, nhanh, đồng bộ, hợp lý, kết hợp phát triển từng bước vững chắc, đột phá đi thẳng vào hiện đại, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát triển mạng đường sắt đối ngoại liên kết với các cảng biển và các quốc gia có cùng chung biên giới, thúc đẩy hội nhập quốc tế; nhanh chóng phát triển mạng đường sắt đô thị làm nòng cốt trong vận tải công cộng tại các thành phố lớn, trước mắt ưu tiên Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

3. Phát triển vận tải đường sắt theo hướng hiện đại, chất lượng cao, chi phí hợp lý, nhanh, an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí xã hội; liên kết với các trung tâm phân phối hàng hóa lớn, cảng cạn (ICD) và các phương thức vận tải khác; đảm nhận vận chuyển đường dài, khối lượng lớn, vận tải hành khách công cộng đô thị, chú trọng dịch vụ vận tải hành khách nội – ngoại ô, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

4. Tập trung nguồn lực nhà nước, tranh thủ tối đa các nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài; khuyến khích, huy động tối đa mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; dịch vụ vận tải và các dịch vụ hỗ trợ đường sắt khác nhằm nhanh chóng phát triển mạng, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ vận tải đường sắt, thu hút hành khách, hàng hóa sử dụng phương thức vận tải đường sắt; coi trọng công tác bảo trì kết cấu hạ tầng hiện có và sau xây dựng để bảo đảm khai thác hiệu quả, thông suốt, trật tự, an toàn và phát triển bền vững.

5. Đẩy nhanh tiến độ đưa các tuyến đường sắt hiện tại vào cấp kỹ thuật và đảm bảo khai thác hiệu quả hệ thống hiện có; từng bước chuyển đổi thống nhất khổ đường tiêu chuẩn 1.435 mm trên toàn mạng và dần chuyển đổi từ sức kéo diesel sang sức kéo điện.

6. Dành quỹ đất phù hợp nhu cầu phát triển đường sắt, bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường sắt và phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo đúng quy định của Luật Đường sắt; xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng năng lượng điện phù hợp với nhu cầu phát triển của đường sắt.

7. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ chuyên ngành, tăng cường hợp tác quốc tế; phát triển công nghiệp đường sắt phục vụ tốt nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Phát triển giao thông vận tải đường sắt đồng bộ về kết cấu hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và công nghiệp đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, tương đương các quốc gia tiên tiến trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế khác, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

2. Hình thành mạng lưới đường sắt hoàn chỉnh liên kết các trung tâm kinh tế - xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và phối kết hợp các phương thức vận tải khác; tham gia vận tải công cộng tại các đô thị, thành phố lớn; cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt nội – ngoại ô, nội vùng và đường dài thông suốt, nhanh chóng, an toàn, cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước, giao lưu quốc tế và đảm bảo quốc phòng – an ninh.

3. Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh vận tải đường sắt, phấn đấu thu hút vốn ngoài ngân sách cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đạt ít nhất 10% (đến năm 2020) và 20% (đến năm 2030) tổng vốn đầu tư.

4. Đảm bảo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới chương trình và mở rộng và các hình thức đào tạo; nâng cao công tác xã hội hóa trong đào tạo đảm bảo đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển đường sắt hiện đại.

III. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Về vận tải đường sắt:

a) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020: giao thông vận tải đường sắt cần chiếm tỷ trọng tối thiểu 13% về nhu cầu luân chuyển hành khách và 14% về luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải; trong đó vận tải hành khách đô thị bằng đường sắt đạt ít nhất là 20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;

- Giai đoạn đến năm 2030: đạt tỷ trọng 20% về nhu cầu luân chuyển hành khách, hàng hóa; đạt tỷ trọng 25% về nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng tại các đô thị lớn.

b) Quy hoạch phát triển:

- Vận tải hành khách: tập trung phát triển dịch vụ vận tải đường dài với cự ly 300 ÷ 500 km trên các hành lang giao thông chủ yếu, đặc biệt là hành lang Bắc – Nam, Đông – Tây và dịch vụ vận tải đường sắt đô thị, đường sắt nội – ngoại ô, đường sắt liên tỉnh trên cơ sở khai thác hệ thống đường sắt hiện có, đường sắt xây dựng mới ở các khu đoạn cự ly trung bình và khu vực có nhu cầu lớn.

- Vận tải hàng hóa: thúc đẩy phát triển nhanh dịch vụ vận tải hàng nặng, khối lượng lớn từ các khu mỏ, cảng biển, cảng ICD, nhà máy, các khu kinh tế lớn … giảm bớt sức ép đối với đường bộ, hạn chế tai nạn trên giao thông; ứng dụng công nghệ vận tải hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải trên cơ sở thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải đường sắt nhà nước, xã hội hóa vận tải đường sắt nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành vận tải, thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển vận tải đường sắt và dịch vụ hỗ trợ vận tải với việc thiết lập thị trường cạnh tranh, tăng cường quản lý nhà nước về vận tải đường sắt;

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ