ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1420/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 30 tháng 06 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định 66/2006/NĐ-CP
ngày 07/7/2006 của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg
ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Lâm Đồng đến 2020;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt,
điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 2897/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Lâm Đồng
phê duyệt quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch
phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung
chủ yếu như sau:
I. Quan điểm phát
triển:
Phát triển ngành
nghề nông thôn gắn bó chặt chẽ với sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy thế mạnh
về các ngành nghề truyền thống, vùng nguyên liệu, tranh thủ các nguồn lực có sẵn
trong nhân dân để phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kết hợp hài hòa giữa
ngành nghề truyền thống với ứng dụng thiết bị, công nghệ mới; gắn phát triển
ngành nghề nông thôn với dịch vụ du lịch; thống nhất với quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng; quy hoạch phát triển nông nghiệp,
nông thôn và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025.
II. Mục tiêu đến
năm 2020:
1. Mục tiêu chung: Xác định thế mạnh ngành nghề, nhóm ngành nghề nông thôn tại từng vùng,
từng địa phương của tỉnh Lâm Đồng để có định hướng phát triển phù hợp với điều
kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và kết cấu hạ tầng; tạo sự
gắn kết giữa phát triển ngành nghề nông thôn với quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển du lịch;
kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên
nhiên; tạo được sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động khu
vực nông thôn, nâng cao giá trị, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động
nông thôn; đồng thời bảo tồn, phát huy các ngành nghề, sản phẩm có giá trị văn
hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
2. Mục
tiêu cụ thể:
a) Các ngành nghề nông thôn đạt mức
tăng trưởng bình quân hàng năm từ 12-13%; trong đó, số lượng cơ sở ngành nghề
nông thôn đạt khoảng 19.000-20.000 cơ sở; tổng giá trị sản
xuất đạt khoảng 18.000 tỷ đồng, giá trị sản xuất bình quân đạt trên 850-900 triệu
đồng/cơ sở; giải quyết được khoảng 85.000-90.000 lao động,
quy mô bình quân đạt 05 lao động/cơ sở.
b) Nâng thu nhập bình quân của lao động
ngành nghề nông đạt 5,5-6,0 triệu đồng/người/tháng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động nông thôn, giảm tỷ lệ lao động thuần nông từ 90% hiện nay xuống dưới
70% vào năm 2020.
c) Mỗi huyện, thành phố xây dựng 2-3
làng nghề làm hạt nhân cho phát triển các ngành nghề nông thôn tại từng địa phương.
III. Nội dung quy
hoạch:
1. Định hướng quy hoạch phát triển
ngành nghề nông thôn theo vùng:
- Vùng 1: huyện Lạc Dương, thành phố
Đà Lạt ưu tiên phát triển các ngành nghề: Dệt thổ cẩm, tranh thêu, chạm khắc,
đan len, hàng lưu niệm phục vụ du lịch, chế biến rau, hoa và dược liệu.
- Vùng 2: các huyện: Đức Trọng, Đơn
Dương, Lâm Hà, Đam Rông ưu tiên phát triển các ngành nghề:
mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, cơ khí, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, dệt thổ
cẩm, chế biến thực phẩm, thức uống: bún khô, bánh, chế biến rau, cà phê.
- Vùng 3: các huyện Di Linh, Bảo Lâm,
thành phố Bảo Lộc ưu tiên phát triển các ngành nghề: chế
biến nông, lâm sản, ươm tơ dệt lụa, sản xuất các sản phẩm
từ kim loại, đồ gỗ dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng.
- Vùng 4: các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh,
Cát Tiên ưu tiên phát triển các ngành nghề: Mây, tre, đan, làm đũa, tăm nhang,
chế biến nông, lâm sản, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, dệt thổ cẩm, đồ gỗ
dân dụng.
2. Quy hoạch phát triển theo nhóm ngành nghề:
a) Nhóm ngành nghề chế biến và bảo quản
nông sản:
- Chế biến cà phê: Phát triển các cơ
sở chế biến cà phê nhỏ, đến năm 2020 có khoảng 90-100 cơ sở, giải quyết việc
làm cho 1.500-1.600 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 06-07 tỷ đồng/cơ sở;
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12-13%; tổng giá trị sản xuất đạt khoảng
600-650 tỷ đồng; tập trung phát triển các cơ sở sơ chế (sấy khô, xát vỏ) phục vụ
cho các nhà máy chế biến công nghiệp, tập trung ở các huyện: Di Linh, Đức Trọng,
Lâm Hà, Bảo Lâm, Lạc Dương, Đam Rông,...; các cơ sở rang xay cà phê phục vụ cho
tiêu dùng nội địa ở các huyện: Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và
Bảo Lộc.
- Chế biến chè: Phát triển số lượng
cơ sở chế biến chè, đến năm 2020 có khoảng 200-250 cơ sở, chế biến được 30-35%
sản lượng chè búp tươi của toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho 4.500-5000 lao động;
quy mô sản xuất bình quân đạt 08-09 tỷ đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng bình quân
đạt 12-13%, tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 2.000-2.500 tỷ đồng; tập trung
phát triển các cơ sở sơ chế, sao sấy, ướp hương phục vụ tiêu dùng trong nước và
cung cấp nguyên liệu thô cho các doanh nghiệp chế biến công nghiệp; tập trung ở
thành phố Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, Di Linh. Trong đó, khuyến khích xây dựng các
cơ sở chế biến có công nghệ hiện đại với quy mô công suất 4-6 tấn/ngày.
- Sơ chế hạt điều: Phát triển số lượng
cơ sở sơ chế hạt điều, đến năm 2020 đạt có khoảng 500-550 cơ sở, giải quyết việc
làm cho 4.000-4.500 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 300-320 triệu đồng/cơ
sở; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13-14%; tổng giá trị sản xuất đạt khoảng
160-170 tỷ đồng; tập trung phát triển các cơ sở bóc tách hạt điều thủ công, bán
tự động (bóc vỏ cứng và bóc vỏ lụa) tại các vùng trồng điều tập trung của tỉnh,
gồm các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
- Sơ chế, đóng gói rau, hoa: Mở rộng
quy mô các cơ sở hiện có, đồng thời phát triển thêm các cơ sở sơ chế, đóng gói
rau, hoa gắn với các vùng nguyên liệu sản xuất rau, hoa của tỉnh; đảm bảo vệ
sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; đến năm 2020 có khoảng 90-100 cơ sở,
giải quyết việc làm cho 1.500-2.000 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt
8,5-9 tỷ đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 15-16%, tổng giá trị sản xuất đạt 800-900 tỷ đồng; tập trung phát triển các cơ sở chế biến, sơ chế
tươi sau thu hoạch, thực hiện bảo quản, đóng gói phục vụ tiêu dùng trong nước
hoặc làm vệ tinh sơ chế, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến công
nghiệp, tại các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt.
- Trồng dâu, nuôi tằm: Khôi phục và
phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm tại các địa phương có truyền thống trước đây, đến năm 2020 có khoảng 400-450 cơ sở, giải quyết
việc làm cho 1.200-1.400 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 1,2-1,5 tỷ đồng/cơ
sở; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20- 21%; tổng giá trị
sản xuất đạt 540-600 tỷ đồng; tập trung phát triển các cơ sở quy mô hộ, nhóm hộ
trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất kén tằm tại các huyện: Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ
Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, thành phố Bảo Lộc.
- Các ngành nghề chế biến nông sản
còn lại (xay xát lúa gạo; chế biến bún, bánh, trồng và chế biến nấm, bánh kẹo
ngọt, mứt; làm rượu cần; nấu rượu gạo,...): duy trì và phát triển các ngành nghề
nông thôn đảm bảo phục vụ nhu cầu nội tiêu của tỉnh, phát triển một số sản phẩm
phục vụ du lịch; đến năm 2020 có khoảng 2.700-3.200 cơ sở, giải quyết việc làm
cho 10.000-11.000 lao động; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13-14%; tổng giá
trị sản xuất đạt 2.400-2.500 tỷ đồng, tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ,
đan lát, cơ khí nhỏ:
- Sản xuất đồ gỗ và mộc gia dụng: Duy
trì các cơ sở sản xuất đồ gỗ và mộc gia dụng hiện có và phù hợp với quy hoạch,
tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, đổi mới
công nghệ thiết bị kết hợp với sản xuất theo truyền thống, đa dạng các sản phẩm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đến năm 2020, có khoảng
500-600 cơ sở như hiện nay, giải quyết việc làm cho 3.000 - 3.200 lao động; tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 14- 15%; quy mô sản xuất bình quân đạt 800-900 triệu
đồng/cơ sở; tổng giá trị sản xuất đạt 650-700 tỷ đồng; duy trì và nâng cao năng
lực chế biến, chế tác của các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng cao cấp
tại các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
- Sản xuất mây, tre đan: Phát triển số
lượng cơ sở sản xuất mây, tre đan, đến năm 2020 có khoảng 700-750 cơ sở, giải
quyết việc làm cho 3.300 -3.500 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 300-350
triệu đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16-17%; tổng giá trị sản xuất
từ 230-250 tỷ đồng; ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất mây, tre đan theo hai
nhóm ngành hàng, gồm: đan lát song mây (hàng thủ công mỹ nghệ) và chế biến
tre-nứa (đan lát, làm đũa tre, tăm các loại,...), ngoài các sản phẩm từ song,
mây, tre, phát triển thêm một số mặt hàng sản xuất từ bẹ chuối khô, lục
bình,... tại các huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
- Các ngành nghề còn lại: tiếp tục
phát triển các ngành nghề như cơ khí nhỏ, may mặc, giày dép, sản xuất vật liệu
xây dựng,...; đến năm 2020 có khoảng 5.000-5.500 cơ sở, giải quyết việc làm cho
20.000-22.000 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 500-550 triệu đồng/cơ sở;
tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7-8%; tổng giá trị sản xuất từ 2.800-3.000 tỷ
đồng, phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ nhu cầu tại chỗ.
c) Nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ:
- Ươm tơ, dệt lụa, đan len, dệt thổ cẩm:
Khôi phục và phát triển các cơ sở ươm tơ, dệt lụa, dệt thổ
cẩm, đan thêu gắn với sự phát triển của nghề trồng dâu,
nuôi tằm, phục vụ du lịch và xuất khẩu; đến năm 2020 có khoảng 270-300 cơ sở,
giải quyết việc làm cho 2.700-2.800 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt
600-700 triệu đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14- 15%; tổng giá trị
sản xuất đạt 180-200 tỷ đồng; ưu tiên phát triển các mặt hàng: tơ tằm, lụa tơ tằm,
các sản phẩm từ len, hàng lưu niệm từ thổ cẩm, tại các huyện: Lạc Dương, Lâm Hà, Bảo Lâm, Đức
Trọng, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc.
- Tranh ảnh mỹ nghệ; gỗ, đá đúc tượng:
Duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất tranh ảnh mỹ nghệ; gỗ, đá đúc tượng; đến
năm 2020 có khoảng 250- 300 cơ sở, giải quyết việc làm cho 2.400-2.600 lao động;
quy mô sản xuất bình quân đạt 400-450 triệu đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng bình
quân đạt 15- 16%; tổng giá trị sản xuất đạt 125-130 tỷ đồng; ưu tiên phát triển
các sản phẩm tranh thêu, tranh gỗ mỹ nghệ, tranh bướm, sản phẩm gỗ lũa, đá cảnh,
đá phong thủy, tại các huyện: Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà, thành phố Đà Lạt và Bảo
Lộc.
d) Nhóm ngành nghề gây trồng và kinh
doanh sinh vật cảnh: Phát triển các cơ sở ngành nghề gây trồng và kinh doanh
sinh vật cảnh; đến năm 2020 có khoảng 400-450 cơ sở, giải quyết việc làm cho
2.200-2.500 lao động; quy mô sản xuất bình quân đạt 700-880 triệu đồng/cơ sở; tốc
độ tăng trưởng bình quân đạt 12-13%; tổng giá trị sản xuất đạt 300-400 tỷ đồng.
đ) Nhóm ngành nghề xây dựng, sửa chữa
xe và máy móc nông nghiệp, vận tải nhỏ: Phát triển các ngành nghề xây dựng, sửa
xe, vận tải nhỏ, đến năm 2020 có khoảng 5000-5.300 cơ sở, giải quyết việc làm
cho 28.000-30.000 lao động (trong đó lao động ngành nghề xây dựng chiếm khoảng
45-50%); quy mô sản xuất đạt bình quân 1,3-1,5 tỷ đồng/cơ sở; tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 13-14%; tổng giá trị sản xuất đạt 6.800- 7.000 tỷ đồng. Phát triển
rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ nhu cầu hàng ngày
của nhân dân.
Chi tiết theo Phụ I đính kèm.
3. Phát triển nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống:
Thực hiện tốt công tác bảo tồn và
phát triển các nghề truyền thống; làng nghề, làng nghề truyền thống; đa dạng
hóa sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm từ nghề truyền thống; thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, gồm:
- Hỗ trợ thành lập và công nhận 10
làng nghề trên địa bàn tỉnh (nâng số lượng làng nghề toàn tỉnh lên 37 làng nghề
vào năm 2020).
- Hỗ trợ 12 làng nghề đã được công nhận
đa dạng hóa sản phẩm, gắn với phát triển du lịch (08 làng nghề gắn với điểm du
lịch và 04 làng nghề gắn với tuyến du lịch).
- Bảo tồn và hỗ trợ phát triển 01 nghề
truyền thống và 02 làng nghề truyền thống phát triển sản xuất, tiếp cận thị trường
tiêu thụ.
Chi tiết tại Phụ lục II.
4. Các chương trình, đề án, dự án
ưu tiên đầu tư:
- Đề án đào tạo nghề cho lao động phục
vụ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2016-2020.
- Đề án hỗ trợ
phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2017-2020.
5. Nhu cầu vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 5.907 tỷ đồng, gồm:
- Vốn ngân sách nhà nước: 295 tỷ đồng
(chiếm 5%).
- Vốn vay tín dụng: 1.772 tỷ đồng
(chiếm 30%)
- Vốn của các cơ sở ngành nghề nông
thôn: 3.840 tỷ đồng (chiếm 65%).
IV. Giải pháp thực
hiện.
a) Giải pháp về vốn và thu hút đầu
tư:
- Tập trung bố trí nguồn vốn ngân
sách Nhà nước, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn
thông,... hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ thiết
yếu cho nhân dân vùng nông thôn; đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế "nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ" trong đầu tư
phát triển hạ tầng nông thôn.
- Huy động nguồn vốn trong dân để đầu
tư đổi mới thiết bị, công nghệ đối với những ngành nghề hiện có; phát triển mới
các ngành nghề nông thôn có hiệu quả kinh tế cao, đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu tại chỗ và hướng đến xuất khẩu.
- Phát triển mạng lưới tín dụng nông
nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động,
cung ứng nguồn vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hỗ trợ người
dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ; ưu tiên đầu tư cho cơ giới
hóa, hiện đại hóa các khâu sản xuất đối với các ngành nghề nông thôn, đầu tư
thiết bị bảo quản và chế biến nông sản.
- Phát huy hiệu quả đầu tư từ các quỹ
hỗ trợ đầu tư, quỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm, quỹ khuyến công,....
b) Giải pháp về ứng dụng khoa học
công nghệ:
- Khuyến khích các cơ sở ngành nghề
nông thôn đầu tư các máy móc, trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo những giá trị truyền thống, nhất
là đối với những ngành hàng thủ công, mỹ nghệ.
- Hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn
đổi mới công nghệ thiết bị, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã,
đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi
trường trong các làng nghề.
c) Giải pháp tổ chức sản xuất và đổi
mới quan hệ sản xuất:
- Đổi mới và nhân rộng các mô hình sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả, ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách để phát triển
các mô hình liên kết sản xuất, nhất là trong lĩnh vực chế biến nông sản, trong
đó cơ sở chế biến nông sản liên kết các hộ nông dân thu mua, chế biến nông sản
theo hợp đồng.
- Tập hợp các mô hình sản xuất kinh
doanh có hiệu quả hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề theo từng ngành hàng nhất định.
- Đối với những nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận cần tiếp tục được củng cố,
cơ cấu lại để hoạt động hiệu quả hơn, giữ gìn bản sắc văn
hóa của từng vùng, miền trong các sản phẩm của làng nghề.
d) Giải pháp về thị trường:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
sở ngành nghề nông thôn trong việc thu mua nguyên liệu, đảm bảo nguồn nguyên liệu
có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, giá thành sản xuất thấp, tạo ưu thế cạnh
tranh trên thị trường.
- Hỗ trợ công tác điều tra, nghiên cứu,
tiếp cận thị trường cho các sản phẩm ngành nghề nông thôn
thông qua các hoạt động quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại, tham gia hội
chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu,....
- Mở các tour, tuyến du lịch để quảng
bá, giới thiệu các sản phẩm của ngành nghề nông thôn nhất là các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống.
- Đối với các mặt hàng có thế mạnh,
chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá để hướng tới thị trường xuất
khẩu.
đ) Giải pháp về phát triển nguồn nhân
lực:
- Thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của
Thủ tướng Chính phủ, trong đó ưu tiên đào tạo các nghề thuộc lĩnh vực chế biến
nông sản, các ngành nghề truyền thống.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ thuộc
hệ thống khuyến nông, khuyến công, đặc biệt tại cấp cơ sở theo Đề án kiện toàn mạng lưới khuyến nông viên cơ sở; triển khai có hiệu quả
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công từng bước
hình thành mạng lưới khuyến công cơ sở đế hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn
hoạt động hiệu quả.
- Thường xuyên tổ chức đào tạo nghề,
truyền nghề và phát triển nghề đối với những nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận; khuyến khích mời
các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh đào tạo, truyền nghề cho lực lượng lao động
trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thảo, trao đổi kinh
nghiệm...
- Các trường cao đẳng, dạy nghề tiếp
tục nghiên cứu mở rộng đào tạo các ngành nghề mới phù hợp với điều kiện thực tế
tại Lâm Đồng để đào tạo cho lực lượng lao động nông thôn.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia đầu tư cơ sở đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn.
e) Giải pháp về bảo vệ môi trường:
- Tăng cường công tác quản lý môi trường,
thường xuyên theo dõi, kiểm tra giám sát thực hiện việc bảo
vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy, nhất là các cơ sở nằm xen trong các khu
dân cư.
- Đối với những cơ sở có nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường (không khí, tiếng ồn,...), xác định lộ trình di dời vào các
khu, cụm công nghiệp, làng nghề để có điều kiện xử lý môi trường, tránh ảnh hưởng
đến đời sống của nhân dân.
- Các làng nghề, làng nghề truyền thống
chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm môi trường như đầu tư hệ thống
cây xanh, hệ thống xử lý nước thải, rác thải đảm bảo quy định.
g) Giải pháp về chính sách: Thực hiện
có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước trong hỗ trợ đầu tư
phát triển ngành nghề nông thôn, tập trung thực hiện các chính sách sau:
- Áp dụng các cơ chế, chính sách của
Nhà nước về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất đối với cơ sở ngành nghề nông thôn
theo đúng định hiện hành.
- Ưu tiên bố trí quỹ đất phù hợp cho
các cơ sở ngành nghề đầu tư phát triển sản xuất, nhất là các làng nghề, làng
nghề truyền thống đã được công nhận.
- Nghiên cứu, quy hoạch diện tích đất
phù hợp để di dời những ngành nghề nông thôn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
ra khỏi khu dân cư. Thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển nông nghiệp,
nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành khác, đảm bảo
đủ nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành nghề nông thôn.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính nhất
là cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút
các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển các ngành nghề
nông thôn gắn với phát triển vùng nguyên liệu.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện
quy hoạch, có trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng
dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.
b) Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các
cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
c) Thường xuyên kiểm tra và giám sát, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện quy hoạch.
2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội,
Sở Giáo dục và Đào tạo cùng phối hợp thực hiện chương trình đào tạo nghề cho
lao động nông thôn; chương trình tạo việc làm; chương trình đào tạo, bồi dưỡng,
dạy nghề và nghiệp vụ quản lý cho người lao động;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương
trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch theo mục tiêu đề
ra.
4. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức
năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa
bàn tỉnh.
5. UBND các huyện,
thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, ban chuyên
môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện các nội dung, giải pháp để đạt được mục
tiêu của quy hoạch tại địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở,
ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thi hành
Quyết định từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và
PTNT;
-TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- TT Công báo tỉnh;
- LĐVP, TKCT;
- Lưu: VT, NN, các CV
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|