Quyết định 3530/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020

Số hiệu 3530/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/11/2011
Ngày có hiệu lực 14/11/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Văn Nam
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÌNH DƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3530/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 14 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và qun lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1269/TTr-SNN ngày 31/10/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 với những nội dung chính như sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành nghề nông thôn được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội, có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp hóa, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới; xây dựng và khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức sản xuất ngành nghề nông thôn phù hợp với các thành phần kinh tếloại hình sở hữu, kết hợp công nghệ hiện đại với công nghệ truyền thống,nhằm phát triển bền vững.

- Chú trọng khai thác và phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn lực ngay trong nông nghiệp, nông dân và ng thôn, kết hợp tranh thủ các nguồn lực về: vốn, công nghệ, thị trường bên ngoài để phát triển ngành nghề nông thôn.

- Xây dựng được mối liên kết chặt chẽ với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển dịch vụ du lịch để khai thác tốt nhất các thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như thị trường cho các sản phẩm ngành nghề nông thôn.

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bản sắc văn hóa của địa phương.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

- Bảo tồn và phát triển một số làng nghề truyền thống, trong đó chú trọng các làng nghề như: Sơn mài, sản xuất đồ gỗ, điêu khắc, gốm sứ, đan lát các sản phẩm từ mây tre, lục bình, lá buông, cói và sản xuất bánh tráng,...

- Phát triển một số ngành nghề mới đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; đồng thời thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, sơ chế, bảo quản rau quả và phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu cuộc sng công nghiệp hóa, dịch vụ tư vn, dạy ngh nông thôn,...).

- Xây dựng các làng nghề làm hạt nhân cho phát triển ngành nghề; trước mắt, mỗi nhóm ngành hàng có thế mạnh xây dựng từ 1 đến 2 làng nghề (khi có điều kiện sẽ nhân rộng); vực dậy những cơ sở sản xuất “cầm chừng” và mở thêm các ngành nghề mới mà tỉnh Bình Dương có thế mạnh về nguyên liệu, có triển vọng về thị trưng;

- Quy hoạch các sản phẩm ngành nghề nông thôn gắn chặt với phát triển du lịch, coi phát triển du lịch là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm ngành nghề nông thôn và phát triển ngành nghề nông thôn là làm mới và tăng chất lượng cho sản phẩm dịch vụ du lịch.

2. Mc tiêu cthể

- Tốc độ tăng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời kỳ 2011 - 2020 tăng bình quân 5,64%/năm; trong đó: Giai đoạn 2011-2015 tăng 5,05%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 6,24%/năm.

- Giá trị sản xuất khu vực ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2015 dự kiến đạt 6.232,033 tỷ đồng (gấp 1,30 ln so với năm 2010) và đến năm 2020 đạt 8.434,794 tỷ đồng (tăng gấp 1,75 lần so với năm 2010).

- Góp phần giải quyết việc làm cho 104.589 lao động năm 2015 và 107.857 lao động năm 2020 (chiếm 8,4% lao động làm việc).

- Giá trị sản lượng của lao động ngành nghề nông thôn tăng từ 46,54 triệu đng/người năm 2009 lên 59,58 triệu đồng/người năm 2015 và 78,2 triệu đồng/người năm 2020.

- Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành nghề nông thôn đạt 80 triệu USD vào năm 2015 và 100 triệu USD năm 2020 (chiếm 20 - 25% tổng giá trị sản lượng ngành nghề nông thôn).

III. Định hướng và phương án phát triển ngành nghề nông thôn

1. Quy hoạch và định hướng phát triển ngành nghề truyền thống

[...]