Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 349/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 349/NQ-HĐND
Ngày ban hành 28/11/2014
Ngày có hiệu lực 14/11/2014
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Giàng Thị Hoa
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 349/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 28 tháng 11 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 12 (BẤT THƯỜNG)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

Sau khi xem xét Tờ trình số 4303/TTr-UBND ngày 07/11/2014 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thông qua Dự án Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 52/BC-HĐND, ngày 11/11/2014 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của Đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển

1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng thời kỳ của tỉnh; gắn phát triển ngành nghề nông thôn với phát triển du lịch.

- Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm các ngành nghề mới, làng nghề mới, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động; trong đó tập trung ưu tiên phát triển một số ngành nghề chính: Chế biến nông lâm sản, dệt may, mây tre đan, mộc, sửa chữa, cơ khí nhỏ, vận tải...

- Không phát triển dàn trải, xây dựng các mô hình phát triển bền vững để tiến hành nhân rộng khi hội đủ các điều kiện. Xây dựng hình ảnh của ngành nghề nông thôn, xây dựng thương hiệu sản phẩm gn lin với bản sc văn hóa của Điện Biên.

- Huy động mọi nguồn lực, trong đó chú trọng xã hội hóa để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề nông thôn; tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, đề án, dự án của Nhà nước và các nguồn vốn hp pháp để phát triển ngành nghề nông thôn.

- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển từ lao động thủ công sang lao động kĩ thuật có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyn dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc và khôi phục, bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống của địa phương; gắn phát triển ngành nghề nông thôn với phong trào xây dựng nông thôn mới tại các xã, bản.

1.2. Mục tiêu quy hoạch ngành nghề nông thôn đến 2020 và định hướng đến năm 2030

- Giai đoạn 2014 - 2020: tăng trưởng bình quân đạt 12 - 15%/năm; đến năm 2030 tăng trưởng bình quân từ 10 - 10,5%/năm.

- Mục tiêu về giá trị sản xuất theo nhóm ngành nghề (theo giá so sánh 2010):

+ Chế biến bảo quản nông lâm thủy sản đến năm 2020 đạt khoảng 3.035 - 3.111 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt khoảng 7.588 - 8.227 tỷ đồng.

+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ đến năm 2020 đạt khoảng 517 - 552 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 1.600 - 1.710 tỷ đồng.

+ Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2020 đạt khoảng 77 - 79 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 194 - 229 tỷ đồng.

+ Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã đến năm 2020 đạt khoảng 145 - 146 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 363 - 425 tỷ đồng.

+ Dịch vụ và ngành nghề khác đến năm 2020 đạt khoảng 450 - 452 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 1.108 - 1.305 tỷ đồng.

[...]