QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU
CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2015 VÀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Du lịch ngày 01 tháng 01 năm 2006;
Căn cứ
Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên;
Căn cứ
Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
Căn cứ
Quyết định số 143/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án xây dựng thành phố Huế thành phố Festival;
Căn cứ
Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đến năm
2025;
Căn cứ Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010;
Căn cứ Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế thời kỳ 1995-2010;
Căn cứ
Thông tư 05/2003/TT-BKH ngày 22 tháng 7 năm 2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý dự án quy hoạch phát
triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ;
Xét Tờ trình
số 745 ngày 16 tháng 6 năm 2009 của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc đề
nghị phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung
chính sau:
I. Quan
điểm và mục tiêu phát triển du lịch
1. Quan điểm
phát triển:
- Phát triển
du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo tính bền vững, gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và
phát huy giá trị văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn
xã hội.
- Phát triển
du lịch dựa trên sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần
kinh tế và cộng đồng dân cư, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư có hiệu
quả cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch.
2. Mục tiêu
phát triển:
- Phát huy tối
đa lợi thế so sánh, tập trung xây dựng Huế trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ
lớn của cả nước.
- Đến năm 2015
lượng khách đến Thừa Thiên Huế đạt hơn 4,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó
hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế; năm 2020 đón khoảng 6 triệu lượt khách du lịch,
trong đó có hơn 2,5 triệu lượt khách quốc tế.
3. Các chỉ
tiêu phát triển:
a) Khách du lịch.
Chỉ tiêu
|
Đv tính
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình quân
|
2006 - 2010
|
2010 - 2020
|
Tổng số khách
|
L/K
|
2.470.000
|
4.270.000
|
6.070.000
|
19,04%
|
9,41%
|
Khách quốc tế
|
L/K
|
916.000
|
1.716.000
|
2.516.000
|
20,39%
|
10,63%
|
Ngày lưu trú TB
|
ngày
|
2,10
|
2,50
|
3,00
|
1,23%
|
3,63%
|
Tổng số ngày khách
|
ngày
|
1.923.600
|
4.290.000
|
7.548.000
|
21,87%
|
14,65%
|
Khách nội địa
|
L/K
|
1.554.000
|
2.554.000
|
3.554.000
|
18,28%
|
8,62%
|
Ngày lưu trú TB
|
ngày
|
2,05
|
2,10
|
2,30
|
0,43%
|
1,16%
|
Tổng số ngày khách
|
ngày
|
3.185.700
|
5.363.400
|
8.174.200
|
18,79%
|
9,88%
|
b) Nhu cầu cơ sở
lưu trú.
+ Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch.
- Đến năm 2010
ngày lưu trú trung bình của khách đạt 2,07 ngày/khách (khách quốc tế đạt 2,10;
khách nội địa 2,05);
- Đến năm 2015
ngày lưu trú trung bình của khách đạt 2,26 ngày/khách (khách quốc tế đạt 2,5;
khách nội địa đạt 2,10);
- Đến năm 2020
ngày lưu trú trung bình của khách đạt 2,6 ngày/khách (khách quốc tế đạt 3,0;
khách nội địa đạt 2,30).
+ Hệ số sử dụng chung phòng của khách du lịch.
- Đến năm 2010
hệ số sử dụng chung phòng: đối với khách quốc tế 1,80, đối với khách nội địa
2,00.
- Đến năm 2015
hệ số sử dụng chung phòng: đối với khách quốc tế 1,60, đối với khách nội địa
1,80.
- Giai đoạn
2016 - 2020 hệ số chung phòng lưu trú của khách du lịch tiếp tục duy trì như
năm 2015.
+ Công suất sử dụng phòng.
Công suất sử
dụng phòng trên 65%.
+ Nhu cầu phòng lưu trú.
Chỉ tiêu
|
Đv tính
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng bình quân
|
2006 - 2010
|
2010 - 2020
|
Khách quốc tế
|
1000 L/K
|
916.000
|
1.716.000
|
2.516.000
|
20,39%
|
10,63%
|
Ngày lưu trú trung
bình
|
Ngày
|
2,10
|
2,50
|
3,00
|
1,23%
|
3,63%
|
Nhu cầu phòng lưu
trú
Khách du lịch quốc tế
|
Phòng
|
4.512
|
10.063
|
17.705
|
21,92%
|
14,65%
|
Khách nội địa
|
1000 L/K
|
1.554.000
|
2.554.000
|
3.554.000
|
18,28%
|
8,62%
|
Ngày lưu trú trung
bình
|
Ngày
|
2,05
|
2,10
|
2,30
|
0,43%
|
1,16%
|
Nhu cầu phòng lưu trú
Khách du lịch nội địa
|
Phòng
|
6.642
|
11.183
|
17.043
|
18,47%
|
9,88%
|
Tổng số phòng lưu trú
|
Phòng
|
11.154
|
21.246
|
34.748
|
19,81%
|
12,03%
|
Loại phòng
|
Đv tính
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tỷ lệ
|
Số phòng
|
Tỷ lệ
|
Số phòng
|
Tỷ lệ
|
Số phòng
|
Tổng số phòng
|
phòng
|
100.00%
|
11.154
|
100,00%
|
21.246
|
100,00%
|
34.748
|
Khách sạn 3 - 5 sao
|
phòng
|
15.00%
|
1,917
|
20,00%
|
4.249
|
25,00%
|
8.687
|
Khách sạn 1 - 2 sao
|
phòng
|
35.00%
|
4,472
|
35,00%
|
7.436
|
35,00%
|
12.162
|
Nghỉ theo dạng
Homestayed
|
phòng
|
15.00%
|
1,917
|
20,00%
|
4.249
|
25,00%
|
8.687
|
Các loại hình khác
|
phòng
|
35.00%
|
4,472
|
25,00%
|
5.311
|
15,00%
|
5.212
|
c) Thu nhập du lịch.
- Mức chi tiêu bình quân.
Đv tính: USD/ngày/khách
Chỉ tiêu
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình quân
|
2006 - 2010
|
2011 - 2020
|
Mức chi tiêu BQ khách
quốc tế
|
90.00
|
95.00
|
105.00
|
18.92%
|
1.55%
|
Mức chi tiêu BQ khách
nội địa
|
25.00
|
30.00
|
35.00
|
8.56%
|
3.42%
|
- Thu nhập xã hội của du lịch.
Đv tính: Tr.USD
Chỉ tiêu
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình quân
|
2006 - 2010
|
2010 - 2020
|
Doanh thu khách quốc
tế
|
173,12
|
407,55
|
792,54
|
44,93%
|
16,43%
|
Doanh thu khách nội địa
|
79,64
|
160,90
|
286,10
|
28,95%
|
13,64%
|
Tổng doanh thu
|
252,77
|
568,45
|
1.078,64
|
38,83%
|
15,62%
|
d) GDP du lịch và
tỷ trọng của du lịch trong GDP của tỉnh
Đv
tính: tr.USD
Chỉ tiêu
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình quân
|
2006 - 2010
|
2011 - 2020
|
GDP tỉnh
|
663.64
|
1,222.73
|
2,154.91
|
16.65%
|
12.50%
|
Tổng doanh thu xã
hội du lịch
|
265.84
|
584.93
|
1,100.62
|
40.59%
|
15.27%
|
GDP Du lịch
|
146.21
|
321.71
|
605.34
|
40.59%
|
15.27%
|
Tỷ trọng trong GDP
tỉnh
|
22.03%
|
26.31%
|
28.09%
|
20.53%
|
2.46%
|
đ) Nhu cầu lao động
Chỉ tiêu
|
2010
|
2015
|
2020
|
Tăng trưởng bình quân
|
2006 - 2010
|
2011 - 2020
|
Lao động trực tiếp
|
16.732
|
36.118
|
59.072
|
19,81%
|
13,44%
|
Lao động gián tiếp
|
36.809
|
90.294
|
147.681
|
19,81%
|
14,90%
|
Tổng số lao động
|
53.541
|
126.412
|
206.753
|
19,81%
|
14,47%
|
e) Danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 (phụ lục kèm theo)
II. Các
định hướng phát triển thị trường khách du lịch
1. Phát triển
thị trường khách du lịch quốc tế:
- Thị trường
Châu Âu, tập trung các nước: Pháp, Đức, Anh, Nga...
- Thị trường
Bắc Mỹ, tập trung các nước: Mỹ, Canada.
- Thị trường
Đông Bắc Á, tập trung các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,..
- Thị trường
ASEAN, tập trung các nước: Thái Lan, Malaysia, Singapore,…
2. Phát triển
thị trường khách du lịch nội địa:
Tập trung
khai thác các tỉnh, thành phố lớn trong nước: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
3. Định hướng
phát triển loại hình và sản phẩm du lịch:
- Du lịch
văn hoá;
- Du lịch
nghỉ dưỡng;
- Du lịch
biển;
- Du lịch vui chơi
giải trí;
- Du lịch hội
nghị, hội thảo.
4. Quảng bá
xúc tiến du lịch:
a) Xây dựng
hình ảnh điểm đến.
Định hướng chính
- Điểm đến nổi
bật với các giá trị văn hoá phi vật thể và vật thể (di sản văn hoá thế giới: cố
đô Huế và nhã nhạc cung đình);
- Môi trường sinh thái
trong lành;
- Điểm đến an
toàn thân thiện đối với mọi du khách.
Phương thức thực hiện
- Thuê tư vấn
nước ngoài xây dựng và thực hiện chiến lược marketing cho Thừa Thiên Huế.
Nguồn kinh phí
- Ngân sách
Trung ương từ Chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịch;
- Ngân sách
địa phương dành cho hỗ trợ phát triển du lịch;
- Từ ngân sách
đóng góp của các doanh nghiệp;
- Từ các nguồn
vốn tài trợ.
b) Xúc tiến
quảng bá du lịch.
- Xây dựng kế
hoạch tổng thể bao gồm nhiều giai đoạn cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch.
- Hình thành
các văn phòng tiếp thị du lịch tại các thị trường lớn như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông
Bắc Á….
- Thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng như các kênh truyền hình nước ngoài, các
báo, tạp chí du lịch nước ngoài.
- Đối với thị
trường du lịch trong nước, sử dụng kênh truyền thống như hệ thống đại lý du
lịch, các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, tờ
rơi ở các phòng chờ ga hàng không, phòng bán vé tàu, vé xe.
5. Phát triển không
gian du lịch:
a) Cụm du lịch:
- Cụm du lịch
thành phố Huế – dải ven biển và phụ cận: bao gồm khu vực thành phố Huế, dải ven
biển dọc theo phá Tam Giang và các xã lân cận thuộc huyện Hương Thuỷ, Hương Trà
và Phú Vang.
- Cụm du lịch
Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân: Trải dài trong một không gian rộng
lớn phía Đông Nam tỉnh. Hạt nhân của cụm là các điểm du lịch bãi biển Cảnh
Dương, điểm du lịch Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã, Đảo Sơn Chà, Hồ Truồi…
Ngoài ra, trong cụm du lịch này còn có các điểm du lịch khác như đỉnh đèo Hải
Vân, đầm Cầu Hai...
- Cụm du lịch
A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh: Với tính chất là khu vực tập trung phát triển
du lịch văn hoá, sinh thái.
b) Đô thị du lịch:
Thừa Thiên Huế có 01 đô thị du lịch là thành phố Huế
c) Khu du lịch:
- Khu du lịch
quốc gia: Khu du lịch tổng hợp Lăng Cô
- Khu du lịch
địa phương: Khu dịch vụ tổng hợp Sơn Chà; Khu du lịch tổng hợp Bạch Mã; Khu
dịch vụ tổng hợp Tây Nam Thành phố Huế.
d) Điểm du
lịch.
- Điểm du lịch
quốc gia: Cố đô Huế, Vườn quốc gia Bạch Mã, Bãi tắm Lăng Cô, Đèo Hải Vân.
- Điểm du lịch địa phương: Khu bảo tồn thiên nhiên Phong
Điền, Suối nước khoáng nóng Thanh Tân, Bãi biển Đông Dương - Hàm Rồng, Khu nước
nóng Mỹ An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, Đầm Lập An, Bãi biển Thuận An, Bãi biển
Điền Hải - Điền Hoà, Các hồ nước nhân tạo, các điểm du lịch khu vực Nam Đông,
ALưới.
đ) Tuyến du lịch.
- Các tuyến du
lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hoá Cố đô Huế; Thành phố Huế - Cảnh Dương -
Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân; Thành phố Huế - Thuận An - Phá Tam Giang - Đầm Cầu
Hai; Thành phố Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh; Thành phố Huế - Nam Đông;
Thành phố Huế - Quảng Điền - Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền; Thành phố Huế
qua cửa Tư Hiền đến Cảnh Dương - Chân Mây - Lăng Cô; Thành phố Huế - Bạch Mã -
Hồ Truồi; Thành phố Huế - Làng cổ Phước Tích – Khu nước nóng Thanh Tân;...
- Các tuyến du
lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh - Khe Sanh -
Lao Bảo; Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng
- Hội An; Tuyến du lịch con đường di sản (Quảng Bình - Huế - Quảng Nam); Tuyến
du lịch thăm chiến trường xưa (DMZ) Huế - Quảng Trị - Quảng Bình.
- Tuyến du
lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế - Lao Bảo - Lào -
Thái Lan; Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 - Saravan - Chăm Pasắc -
Thái Lan; Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê Kông; Tuyến du lịch quốc tế
qua sân bay Phú Bài.
- Tuyến du
lịch biển:Tuyến du lịch biển với cảng Chân Mây là đầu mối đưa đón khách du lịch
đặc biệt là khách quốc tế theo tàu biển.
6. Phát triển nguồn
nhân lực du lịch
a) Đào tạo
nguồn nhân lực
- Tập trung
vào đào tạo tại chỗ và đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực qua đào tạo
tại các trung tâm lớn trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh
du lịch và nhu cầu xã hội. Đảm bảo đến: Năm 2015 phải đào tạo thêm 72.817 lao
động, trong đó: 19.396 lao động trực tiếp và 53.485 gián tiếp; Năm 2020 phải
đào tạo thêm 72.817 lao động, trong đó: 22.954 lao động trực tiếp và 57.387
gián tiếp;
- Đến năm 2015
100% nhân viên phục vụ dịch vụ du lịch được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và đào
tạo 1.000 hướng dẫn viên du lịch đạt chuẩn về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch
tàu biển.
b) Giáo dục
cộng đồng: Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giáo dục cộng đồng với nhiều
hình thức cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội trên từng địa bàn dân cư đảm
bảo phù hợp với trình độ văn hóa và độ tuổi.
7. Định hướng đầu tư phát triển.
a) Phân kỳ đầu
tư
- Giai đoạn từ
nay đến 2015.
- Đầu tư nâng
cấp hạ tầng cơ sở các khu vực trọng điểm phát triển đặc biệt là khu vực A Lưới
- đường Hồ Chí Minh, thành phố Huế, Lăng Cô, Bạch Mã.
- Đầu tư phát
triển hệ thống các khu nghỉ biển, nghỉ dưỡng ở các khu vực Bạch Mã - Cảnh Dương
- Lăng Cô, suối khoáng Mỹ An.
- Đầu tư xây
dựng làng văn hoá dân tộc thiểu số A Lưới - Nam Đông.
- Đầu tư nâng
cấp các sản phẩm du lịch truyền thống.
- Khuyến khích
phát triển các điểm du lịch sinh thái, các làng nghề truyền thống tại các địa
phương.
- Đầu tư cho
hoạt động tuyên truyền quảng bá.
- Đầu tư phát
triển cơ sở đào tạo du lịch để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Giai đoạn từ 2015 - 2020.
- Đầu tư nâng
cấp hạ tầng cơ sở nâng cao năng lực phục vụ.
- Đầu tư phát
triển mở rộng hệ thống cơ sở lưu trú.
- Đầu tư
nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch mới.
- Đầu tư mở
rộng các cơ sở đào tạo.
- Tiếp tục đầu
tư cho công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch.
- Vốn ngân
sách nhà nước: 20%
- Vốn tích luỹ
của các doanh nghiệp du lịch: 10%
- Vốn vay ngân
hàng và các nguồn khác: 20%
- Vốn đầu tư
tư nhân: 20%
- Vốn liên doanh trong
nước:10%
- Vốn đầu tư
FDI hoặc LD với nước ngoài: 10%
- Các nguồn
vốn khác: 10%
III. Các
chính sách và giải pháp.
1. Về đầu tư
phát triển du lịch.
- Đầu tư có
trọng điểm, ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm làm
cơ sở kích thích phát triển du lịch.
- Xã hội hoá
du lịch để thu hút được các nguồn vốn phát triển du lịch từ xã hội cho công tác
bảo tồn, tôn tạo di tích, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật....
- Hoàn chỉnh
cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư để kích thích đầu
tư phát triển du lịch.
- Có chính
sách hỗ trợ ưu đãi đối với các dự án phát triển du lịch tại các khu vực khó
khăn của tỉnh.
- Tạo vốn phát
triển du lịch thông qua việc huy động các nguồn vốn từ ngân sách và xã hội để
giải quyết nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng du lịch.
- Có chính
sách thuận lợi để hỗ trợ cho các đơn vị doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch.
2. Về phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Đầu tư nâng
cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách du lịch. Lập danh mục
các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên trên cơ sở các Cụm du lịch, Khu du lịch và Điểm
du lịch.
- Đầu tư tu bổ
tôn tạo các công trình văn hoá, các di tích lịch sử để phát triển du lịch văn
hoá.
3. Về phát
triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Đẩy mạnh
phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 có trên 21.200 phòng đạt
tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao; đến năm 2020 có trên 34.000 phòng đạt tiêu chuẩn từ
1 đến 5 sao đáp ứng nhu cầu theo các mục tiêu định hướng phát triển du lịch.
- Đẩy mạnh đầu
tư phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ, hệ thống nhà hàng, các cơ sở vui chơi
giải trí và các dịch vụ bổ trợ tại các: Cụm du lịch, Khu du lịch và Điểm du
lịch để đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
4. Giải pháp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Xã hội hoá
hoạt động đào tạo du lịch chuyên nghiệp để nâng cao năng lực đào tạo của các cơ
sở đào tạo.
- Xây dựng cơ
chế khuyến khích thu hút nhân tài.
- Tăng cường
hợp tác quốc tế với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong hoạt động đào
tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
- Nâng cao
chất lượng đào tạo đi đôi tăng dần qui mô đào tạo của trường Cao đẳng nghề Du
lịch.
5. Giải pháp
phát triển thị trường.
- Nghiên
cứu thị trường để xây dựng và xúc tiến các sản phẩm du lịch
- Tham gia các
hội chợ, sự kiện du lịch ở các thị trường quốc tế mục tiêu để phát triển, mở
rộng thị trường.
- Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền quảng bá, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp du lịch
trong và ngoài nước để tạo lập, mở rộng tour, nối tuyến, thu hút khách và mở
rộng, phát triển thị trường.
- Xây dựng
chương trình marketing điểm đến cho Thừa Thiên Huế.
6. Về công
tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Thực hiện
các chương trình thông tin, tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn
hoá, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chương trình xúc tiến, phát
triển thị trường theo chuyên đề tại các thị trường trọng điểm theo hình thức
"Ngày văn hoá du lịch Thừa Thiên Huế".
- Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả và đa dạng hoá các hình thức
xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch,
báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử…
- Tăng cường
hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, các tổ chức quốc tế
trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế.
- Tổ chức
và tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm trong nước và quốc tế để giới thiệu
tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế để thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư.
7. Về công
tác xuất nhập cảnh, hải quan.
- Cải cách
các thủ tục hành chính về xuất nhập cảnh, hải quan… theo hướng nhanh gọn, thông
thoáng.
- Đầu tư hệ
thống trang thiết bị, phát triển các dịch vụ bổ trợ như thu đổi ngoại tệ, cửa
hàng miễn thuế... tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế.
8. Về tổ chức
quản lý phát triển du lịch
a) Quy hoạch
phát triển du lịch.
- Tiến hành
rà soát, khẩn trương triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các
khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng
giai đoạn.
- Tạo ra sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và
tổ chức thực hiện quy hoạch.
- Xác định
rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các
dự án khả thi đặc biệt về mặt thời gian, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ
trợ đầu tư.
- Để bảo đảm
hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực, cần xây dựng hệ thống các
tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp
phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
b) Hoàn thiện
môi trường pháp lý phát triển du lịch
- Hệ thống
hoá, cập nhật hoá các quy định pháp lý về du lịch và hoạt động kinh doanh khác
có liên quan.
- Tổ chức
phổ biến, giáo dục, cung cấp các thông tin pháp luật cần thiết liên quan đến các
hoạt động kinh doanh du lịch. Đặc biệt là các quy định về quyền, lợi ích hợp
pháp, nghĩa vụ của các doanh nghiệp, thủ tục pháp lý khi xảy ra tranh chấp.
c) Xây dựng
bổ sung các quy định. Cụ thể hoá các quy định, quy chế phối hợp trong công tác
giải quyết các thủ tục nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi trong kinh doanh.
9. Xây dựng
hệ thống chính sách quản lý phát triển du lịch.
- Về đất đai,
bất động sản.
- Cải cách
thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch và khách du lịch.
- Nghiên cứu
bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm bảo vệ môi trường du lịch.
IV. Tổ
chức thực hiện.
1. Ủy ban
Nhân dân tỉnh: Ban hành các qui chế, qui định, chính sách nhằm đẩy mạnh đầu
tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; Phê duyệt các dự án đầu tư phát triển
du lịch lớn trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch: Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách
phát triển du lịch tỉnh; Cầu nối cung cấp thông tin hai chiều cho các cơ quan quản
lý cấp trên và cho các tổ chức cá nhân kinh doanh trong tỉnh; Thực hiện nhiệm
vụ đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục cộng đồng và xây dựng các chương trình hỗ
trợ phát triển cộng đồng; Chỉ đạo hoạt động marketing điểm đến để xây dựng một
hình ảnh thống nhất phù hợp với định hướng phát triển và các thị trường mục
tiêu. Xây dựng chương trình hành động sau khi Quy hoạch được phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư: Ban hành các định mức liên quan đến đầu tư du lịch trong tỉnh. Phối
hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng cơ chế, chính
sách ưu tiên đầu tư du lịch tại địa bàn tỉnh. Đầu mối tổ chức các hội nghị xúc
tiến đầu tư, vận động tranh thủ các nguồn vốn.
4. Cục Thuế
tỉnh: Thực hiện việc hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp và cá
nhân khi phát sinh tại địa phương;
5. Sở Tài
chính: Tham mưu UBND tỉnh ban hành các biểu giá với các dịch vụ: điện, nước,
bưu chính viễn thông ....
6. UBND thành
phố Huế và các huyện: Quản lý giám sát hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch
các hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương; Tổ chức lập Quy hoạch chi tiết
trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh; Phê duyệt các quy hoạch,
dự án đầu tư phát triển du lịch quy mô nhỏ.
7. Công an tỉnh: đảm
bảo an toàn, an ninh cho du khách. Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch thực hiện
các chính sách, quy định về an ninh, phòng chống cháy nổ, trật tự xã hội...
8. Sở Tài
nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn
đánh giá tác động môi trường của hoạt động du lịch và hướng dẫn thực thi bảo vệ
môi trường, bảo vệ cảnh quan khu du lịch, tài nguyên du lịch.
9. Sở Giao
thông Vận tải: Quản lý nhà nước về nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, bến
bãi phục vụ du lịch.
10. Bộ đội
biên phòng tỉnh: Kiểm soát xuất nhập cảnh đối với khách nước ngoài du lịch bằng
đường bộ và đường biển, kiểm tra an toàn phương tiện chở khách du lịch, đảm bảo
an ninh cho khách quốc tế đến du lịch tại khu vực biên giới biển.
11. Các Ngân
hàng Thương mại: Đẩy mạnh thanh toán thẻ cho khách du lịch; thực hiện tín dụng
ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
12. Các Sở,
ban ngành liên quan: Căn cứ chức năng của mình, có nhiệm vụ phối hợp quản lý
nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 368/QĐ-UB ngày 7/3/1996 của UBND
tỉnh về phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
thời kỳ 1995 - 2000.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hoá, Thể
thao và Du lịch; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi
trường, Giao thông Vận tải; Công an tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; UBND thành
phố Huế và các huyện, Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, Thủ trưởng các
cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.