Quyết định 1392/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020

Số hiệu 1392/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/08/2009
Ngày có hiệu lực 10/08/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Bùi Viết Bính
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1392/QĐ-UBND

Điện Biên Phủ, ngày 10 tháng 8 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định 230/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020; Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 167/2009/NQ-HĐND tỉnh ngày 14/7/2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên về việc thông qua Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm:

* Quan điểm chung:

- Phát triển thương mại nhằm thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của tỉnh, đồng thời phải thích ứng với xu thế tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển giao lưu thương mại với các nước có chung biên giới, các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Phát triển thương mại trên cơ sở khơi dậy và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt khuyến khích và thu hút khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời với tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thương mại của nhà nước.

- Phát triển thương mại theo hướng ưu tiên và tập trung nguồn lực để thực hiện chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá các dịch vụ bán buôn, bán lẻ, phụ trợ của ngành thương mại.

- Phát triển thương mại phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển thương mại phải kết hợp với tăng cường quốc phòng và an ninh.

1.1. Quan điểm phát triển xuất, nhập khẩu

- Phát triển xuất khẩu của Điện Biên trên cơ sở phát huy lợi thế về vị trí địa - kinh tế.

- Xuất, nhập khẩu phải đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tác động tích cực vào nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực.

- Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường trong tỉnh, trong vùng, giảm nhập siêu, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cân đối, ổn định và bền vững.

1.2. Quan điểm phát triển thương mại nội địa.

- Phát huy nội lực, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển ngành thương mại trở thành ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Điện Biên;

- Phát triển thương mại Điện Biên phải đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu ngành trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hoá; phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá, bao gồm thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng, thị trường hàng vật tư, thị trường hàng nông sản; phát triển hài hoà giữa thị trường thành thị và nông thôn; phát triển hài hoà giữa thương mại truyền thống và hiện đại;

- Phát triển ngành thương mại Điện Biên trong khi thị trường dịch vụ phân phối mở cửa, cần tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành; phải coi trọng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng;

- Thống nhất hoá Quy hoạch cơ sở vật chất ngành thương mại với Quy hoạch xây dựng của Điện Biên trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá mạng lưới thương mại ở các khu vực trên địa bàn tỉnh, thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại;

- Phát triển ngành thương mại Điện Biên phải tăng cường xây dựng cơ chế điều tiết, khống chế và ứng phó khẩn cấp, cung cấp đầy đủ các mặt hàng chính sách xã hội, đảm bảo cho thị trường ổn định và có trật tự.

[...]