ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1382/QĐ-UBND
|
Hà
Nam, ngày 31 tháng 08
năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC KHU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẬP
TRUNG TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày
16 tháng 08 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày
08/04/2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, tạo đột phá
phát triển nhanh, bền vững nông nghiệp; nông thôn tỉnh Hà Nam giai đoạn
2016-2025, định hướng 2035; Kế hoạch số 1281/KH-UBND ngày 16/6/2016 của UBND tỉnh
về thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU của Tỉnh ủy;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 31/7/2017, đề nghị của Sở
Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1242/TTr-SKHĐT ngày 18 tháng 8 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất các khu nuôi
trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020, với các nội dung
chính sau:
1. Tên đề án: Phát triển sản xuất các khu nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam
giai đoạn 2017-2020.
2. Đơn vị lập đề
án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà
Nam.
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung:
- Góp phần thực hiện mục tiêu Nghị
quyết số 05-NQ/TU ngày 08/4/2016 của Tỉnh ủy nhằm xây dựng nền sản xuất nông
nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường;
góp phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.
- Góp phần tăng bình quân giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 là 4%/năm và cao hơn các năm sau.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng 9 mô hình HTX có khoảng
180 hộ dân tham gia liên kết sản xuất nuôi trồng thủy sản (NTTS) gắn với tiêu
thụ sản phẩm với diện tích khoảng 100 ha (mặt nước), năng suất bình quân dự kiến đạt từ 10 tấn/ha/vụ trở lên làm cơ sở
nhân rộng mô hình cho toàn bộ diện tích của các khu nuôi trồng thủy sản tập
trung khoảng 500 ha (mặt nước).
- Áp dụng quy trình sản xuất theo
hình thức thâm canh, an toàn thực phẩm,
đảm bảo hiệu quả cao.
4. Nội dung đề
án:
4.1. Lựa chọn mô hình hợp tác xã
(HTX):
- Điều kiện thành lập hợp tác xã:
+ Các cá nhân, hộ gia đình tự nguyện tham
gia và thành lập HTX theo quy định của pháp luật, số lượng thành viên sáng lập
từ 7 người trở lên gồm có thành viên, giám đốc và ban kiểm
soát hoặc kiểm soát viên.
+ Gọn vùng, có hệ thống giao thông và
thủy lợi nội đồng thuận lợi.
+ Quy mô diện tích hợp tác xã từ 5 ha
mặt nước trở lên; mỗi hộ gia đình tham gia có quy mô diện tích mặt nước từ
3.000 m2 trở lên.
- Lựa chọn giống, áp dụng kỹ thuật:
+ Giống cá lựa chọn: Là những giống
cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận về tiêu chuẩn, chất lượng
như như cá chép lai V1, chép lai F1,
cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi đơn tính...
+ Áp dụng kỹ thuật tiên tiến, quy
trình sản xuất thâm canh, sạch, an toàn vệ sinh môi trường.
4.2. Kế hoạch xây dựng mô hình sản xuất:
a) Năm 2017: Triển khai thực hiện 02
mô hình HTX điểm, từ đó rút kinh nghiệm triển khai 07 mô hình HTX trong các năm
sau, tổng diện tích khoảng 31 ha với 36 hộ gia đình tham gia mô hình, cụ thể:
- HTX Chân Lý có diện tích khoảng 20
ha với 11 hộ gia đình tham gia.
- HTX Văn Xá có diện tích khoảng 11
ha với 25 hộ gia đình tham gia.
b) Năm 2018: Triển khai thực hiện 03
mô hình HTX điểm, tổng diện tích khoảng 32 ha với 69 hộ gia đình tham gia mô
hình, cụ thể:
- HTX Phú Phúc có diện tích khoảng 9
ha với 22 hộ gia đình tham gia.
- HTX Mỹ Thọ có diện tích khoảng 12
ha với 24 hộ gia đình tham gia.
- HTX Mộc Bắc có diện tích khoảng 11
ha với 23 hộ gia đình tham gia.
c) Năm 2019: Triển khai thực hiện 02
mô hình HTX điểm, tổng diện tích khoảng 21 ha với 43 hộ gia đình tham gia mô
hình, cụ thể:
- HTX Mộc Nam có diện tích khoảng 13
ha với 22 hộ gia đình tham gia.
- HTX Hoàng Tây có diện tích khoảng 8
ha với 21 hộ gia đình tham gia.
d) Năm 2020: Triển khai thực hiện 02
mô hình HTX điểm, tổng diện tích khoảng 16 ha với 32 hộ gia đình tham gia mô
hình, cụ thể:
- HTX Thanh Hải có diện tích khoảng
10 ha với 19 hộ gia đình tham gia.
- HTX Kim Bình có diện tích khoảng 6 ha với 13 hộ gia đình tham gia
5. Giải pháp thực
hiện:
a) Giải pháp về ao nuôi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện hướng dẫn xây dựng và cải tạo ao
nuôi đảm bảo thuận lợi cho việc nuôi cá và vệ sinh môi trường.
b) Giải pháp về kỹ thuật:
- Về giống: Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu các đơn vị cung ứng giống có uy
tín, tin cậy và có kinh nghiệm, đảm bảo năng suất, chất lượng và an toàn dịch bệnh
như: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương …
- Về thức ăn: Sở
Nông nghiệp và PTNT giới thiệu các công ty sản xuất thức ăn công nghiệp hỗn hợp hoàn chỉnh có uy tín trong và ngoài tỉnh để các hợp tác xã, hộ gia
đình có căn cứ lựa chọn được nhà cung cấp thức ăn có chất lượng, giá thành thấp.
- Cấp nước và xử lý nguồn nước: Các
HTX ký hợp đồng với Công ty Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam cung cấp nước
cho các khu NTTS tập trung, lựa chọn những thời điểm nguồn nước các sông ô nhiễm
ở mức thấp nhất để lấy nước vào ao chứa, ao nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học,
hóa chất xử lý, cải tạo môi trường trong Danh mục được phép lưu hành để xử lý,
cải tạo môi trường, nguồn nước ao nuôi đảm bảo cho NTTS; lắp đặt hệ thống quạt
nước, máy sục khí, bơm nước... để bổ sung oxy, cải thiện chất lượng nước ao
nuôi.
- Quy trình quỹ thuật: Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan như Trường
cao đẳng Thủy sản, Viện Nghiên cứu NTTS I, giới thiệu các công ty cung ứng vật
tư, con giống và bao tiêu sản phẩm hướng dẫn quy trình sản xuất thâm canh, áp dụng
kỹ thuật cho năng suất, chất lượng cao.
- Về phòng chống
dịch bệnh: Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa
phương thường xuyên quản lý, giám sát dịch bệnh; hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và
phòng, trị bệnh.
c) Giải pháp về thị trường tiêu thụ:
Sở Nông nghiệp & PTNT giới thiệu
các doanh nghiệp, tổ chức có uy tín cung ứng giống có năng suất, chất lượng và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hợp tác xã.
d) Giải pháp về tuyên truyền, vận động:
Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông đến
các huyện, xã, thôn xóm để tuyên truyền vận động hộ nông dân tham gia hợp tác
xã và các doanh nghiệp tham gia vào mô hình của đề án.
e) Giải pháp về cơ chế, chính sách:
- Cơ chế, chính sách đối với hợp tác
xã:
+ Hỗ trợ tư vấn thành lập mới HTX: Hỗ
trợ 100% kinh phí tư vấn thành lập hợp tác xã bao gồm tư vấn xây dựng điều lệ,
hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động
tương đương với khoảng 30 triệu đồng/HTX.
+ Hỗ trợ về máy quạt nước tạo oxy: Hỗ
trợ một lần 50% kinh phí mua mới máy quạt nước tương đương với mức hỗ trợ tối
đa không quá 4,5 triệu đồng/máy/5.000 m2 mặt nước (loại máy quạt nước bốn cánh, động cơ điện 1,5kW; tốc độ động
cơ từ 1400 vòng/phút trở lên) tạo oxy cho ao nuôi của hợp tác xã.
+ Hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật:
Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật NTTS theo hình thức thâm canh, an toàn thực phẩm cho các hộ tham gia sản xuất tại các khu
NTTS tập trung. Hướng dẫn các hộ gia
đình của hợp tác xã quy trình sản xuất từ lựa chọn giống đến chăm sóc và phòng
trừ dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn và có hiệu quả cao.
- Cơ chế, chính sách đối với các hộ
dân tham gia hợp tác xã: Hỗ trợ 01 lần 50% kinh phí mua giống
cá cho các hộ dân, không quá 12,5 triệu đồng/ha; với điều kiện các hộ có quy mô
từ 3.000 m2 mặt nước trở lên.
- Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ sau đầu
tư.
6. Tổng kinh phí
thực hiện Đề án: 30.176,0 triệu đồng (Ba mươi tỷ một trăm bảy mươi sáu triệu đồng), trong đó:
- Vốn hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã:
26.810,0 triệu đồng.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: triệu đồng:
3.366,0 triệu đồng.
(Có phụ lục gửi kèm theo)
7. Nguồn kinh
phí: Từ nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ hàng năm
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-
2020.
8. Thời gian thực
hiện Đề án: Năm 2017-2020.
9. Tổ chức thực
hiện:
9.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Đề án Phát triển sản xuất các khu
nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hợp tác
xã tham gia thực hiện Đề án.
- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở Tài
chính và các Sở, ngành liên quan tổ chức nghiệm thu kết quả để hỗ trợ cho các đối
tượng tham gia Đề án.
- Định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ, kết
quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình tổ chức thực hiện.
9.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp
với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án.
9.3. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế
hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố
trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để
thực hiện Đề án; Hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh, quyết toán kinh phí theo
quy định hiện hành.
9.4. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người nuôi thủy sản áp dụng các tiến bộ khoa học-
công nghệ mới trong lĩnh vực NTTS vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả; hướng dẫn các HTX xây dựng thương hiệu, mã vạch, truy xuất nguồn gốc
để tiêu thụ sản phẩm.
9.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ
trì, phối hợp cùng Sở, ngành Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên theo dõi, thông
tin, tuyên truyền về tác dụng hiệu quả của mô hình HTX
liên kết NTTS để người dân học tập, nhân rộng.
9.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn
thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các xã có diện tích NTTS tập
trung xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm; chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã
tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các nội dung Đề án đảm bảo đúng mục
tiêu, tiến độ đề ra.
9.7. Các hộ nông dân, hợp tác xã tham
gia đề án: Thực hiện điều lệ của Hợp tác xã và quy trình sản xuất thâm canh
theo hướng dẫn, đào tạo, tập huấn của cán bộ kỹ thuật. Sử dụng đúng mục đích
các khoản hỗ trợ đầu tư từ nhà nước đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện xây dựng
kế hoạch cụ thể hàng năm để thực hiện Đề án đúng với quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy
(để b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Lưu VT, NN.
C-NN/2017
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trương Minh Hiến
|