Quyết định 112/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 112/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/01/2016
Ngày có hiệu lực 18/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Phạm Thị Thanh Trà
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 18 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THủY SẢN TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 1167/QĐ-BNN-TCTS ngày 28/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định 992/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 10/TTr-SNN ngày 12/01/2016 về việc đề nghị phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020, với các nội dung sau:

1. Tên Đề án

Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020.

2. Mục tiêu của Đề án

- Khai thác, sử dụng tối đa tiềm năng lợi thế diện tích mặt nước và các nguồn lực để phát triển nuôi trồng thủy sản; phát triển nhanh nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch; tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp; tạo việc làm, tăng thu nhập bền vững cho người dân.

- Duy trì diện tích nuôi trồng và thác thủy sản đạt 23.000 ha, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng thủy sản đạt trên 11.000 tấn; tăng giá trị sản phẩm thu được bình quân trên đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản từ 100 triệu đồng/ha năm 2015 lên trên 150 triệu đồng/ha mặt nước vào năm 2020; giá trị sản xuất ngành thủy sản theo giá hiện hành đạt trên 500 tỷ đồng/năm.

3. Nội dung của Đề án

3.1. Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh Yên Bái.

3.2. Đối tượng thực hiện: Hộ gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3.3. Quy mô đầu tư nuôi trồng thủy sản:

- Nuôi cá thâm canh, bán thâm canh và quảng canh tại các ao, hồ:

+ Nuôi cá thâm canh: Thực hiện theo hình thức là nuôi cá mật độ cao, đầu tư thức ăn chính bằng thức ăn công nghiệp. Quy mô nuôi 300 ha tại các ao hồ có diện tích từ 0,1 ha đến 1,0 ha.

+ Nuôi cá bán thâm canh: Thực hiện theo hình thức đầu tư một phần thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn phối chế tại chỗ. Diện tích được xác định nuôi theo hình thức bán thâm canh trên địa bàn tỉnh tại các hồ, đầm có diện tích trên 1,0 ha đến 5,0 ha, với tổng diện tích mặt nước nuôi là 600 ha.

+ Nuôi cá quảng canh: Thực hiện nuôi trồng đối với hồ, đầm có diện tích từ 5,0 ha trở lên; trên cơ sở chỉ đầu tư về con giống và dùng thức ăn tự nhiên sẵn có tại các hồ đầm. Diện tích được thực hiện nuôi theo hình thức quảng canh trên địa bàn tỉnh khoảng 580 ha.

- Nuôi cá ruộng: Phát triển nuôi cá ruộng kết hợp với cấy lúa tại các khu vực có điều kiện phù hợp để phát triển hình thức nuôi. Tổng diện tích được xác định nuôi cá ruộng trên địa bàn tỉnh là 800 ha.

- Nuôi cá lồng: Duy trì 690 lồng cá hiện có qua các năm, phát triển thêm 650 lồng cá để phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có gần 1.300 lồng nuôi cá. Địa điểm nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh được tập trung tại hồ Thác Bà và các hồ, đầm thủy lợi, thủy điện có điều kiện phát triển nuôi cá lồng.

[...]