Quyết định 1377-BCN/KB2 năm 1959 về việc thành lập Cục Công nghiệp địa phương trực thuộc Bộ Công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ban hành

Số hiệu 1377-BCN/KB2
Ngày ban hành 25/07/1959
Ngày có hiệu lực 09/08/1959
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Lê Thanh Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG NGHIỆP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1377-BCN/KB2

Hà Nội, ngày 25 tháng 07 năm 1959 

 

QUYẾT ĐỊNH

THÀNH LẬP CỤC CÔNG NGHIỆP ĐỊA PHƯƠNG TRỰC THUỘC BỘ CÔNG NGHIỆP

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị quyết Quốc hội khóa 5 thành lập Bộ Công nghiệp;
Căn cứ tình hình và nhiệm vụ  xây dựng, phát triển công nghiệp địa phương;
Trong khi chờ đợi Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định chính thức và được Ủy ban kiện toàn tổ chức Trung ương chấp thuận.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay tạm thời thành lập Cục Công nghiệp địa phương trực thuộc Bộ Công nghiệp.

Điều 2. – Cục Công nghiệp địa phương có nhiệm vụ giúp Bộ theo dõi nắm tình hình, khả năng công nghiệp ở địa phương; nghiên cứu đề xuất và giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy công nghiệp địa phương phát triển; cụ thể là:

1. Nghiên cứu xây dựng đường lối, phương châm và các chính sách cụ thể xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương từng giai đoạn, từng khu vực.

2. Trên cơ sở nắm tình hình, khả năng công nghiệp ở địa phương và theo nhu cầu Nhà nước và Bộ giao nghiên cứu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp địa phương. Xét kế hoạch của các Bộ, Ty,… công nghiệp gửi lên.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng, phát triển và quản lý công nghiệp địa phương (quốc doanh và công tư hợp doanh) về mặt tổ chức và kỹ thuật sản xuất.

4. Nghiên cứu đề đạt ý kiến lên Bộ để chỉ đạo các Vụ, Cục, Viện, Sở, Ty công nghiệp phục vụ kịp thời việc xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương nhanh chóng, vững chắc.

5. Làm một số công việc thí nghiệm cần thiết và hướng dẫn địa phương mở rộng sản xuất các loại sản phẩm đã thí nghiệm thành công.

Tổ chức sơ kết, tổng kết và phổ biến kinh nghiệm xây dựng công nghiệp địa phương về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ.

6. Theo dõi nắm tình hình cải tạo công nghiệp tư doanh để chuẩn bị tiếp thu và quản lý.

Điều 3. – Quyền hạn của Cục:

1. Ra công văn hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ cho các Bộ, Ty, Phòng công nghiệp địa phương và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch. Để đạt ý kiến bổ khuyết với Bộ, với các cấp bộ địa phương.

2. Liên hệ với các Vụ, Cục, trường, xí nghiệp thuộc Bộ và các cơ quan có liên quan nắm tình hình và giải quyết các vấn đề thuộc công nghiệp địa phương.

3. Được yêu cầu các Sở, Ty, Phòng công nghiệp địa phương báo cáo tình hình theo quy định của Bộ.

4. Được dùng con dấu riêng và yêu cầu sử dụng bộ phận hành chính quản trị của Bộ vào công việc cần thiết của Cục

Điều 4. – Tổ chức Cục gồm có:

1. Phòng kế hoạch, tổng hợp:

Nắm tình hình khả năng công nghiệp địa phương, nghiên cứu xây dựng đường lối, phương hướng, và quy hoạch phát triển công nghiệp địa phương. Giúp Cục xét các kế hoạch địa phương  gửi lên; theo dõi kiểm tra kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, đề xuất ý kiến chỉ đạo địa phương xây dựng và phát triển công nghiệp địa phương cân đối, đúng hướng.

Liên hệ với các cơ quan để giải quyết một số công việc theo yêu cầu của địa phương.

2. Phòng kỹ thuật:

Hướng dẫn chỉ đạo địa phương về mặt kỹ thuật sản xuất.

Trực tiếp làm một số công việc thí nghiệm; theo dõi đôn đốc việc thí nghiệm của Viện, Trường, phục vụ kịp thời cho công nghiệp địa phương.

Thu thập tài liệu kỹ thuật, tổ chức phổ biến, tổ chức tham quan rút kinh nghiệm giữa các địa phương, tổ chức tổng kết và phổ biến kinh nghiệm.

3. Phòng công nghiệp tư doanh:

[...]