Quyết định 137/QĐ-BYT về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 137/QĐ-BYT
Ngày ban hành 17/01/2020
Ngày có hiệu lực 17/01/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Đỗ Xuân Tuyên
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 137/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tchức Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020”.

Điều 2. Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2020 là căn cứ để Sở Y tế các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và đầu tư kinh phí để chủ động triển khai các hoạt động giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động xây dựng kế hoạch để thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng đơn vị y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4:
- PTTg. Vũ Đ
c Đam (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ
trưởng;
- Văn p
hòng Chính phủ;
- Các Bộ, C
ơ quan ngang Bộ;
-
UBND các tnh, thành phtrực thuộc Trung ương;
- C
ng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần thứ nhất.

ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2019

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Tình hình dịch bệnh trên thế gii

1.1. Bệnh do vi rút Ebola

Theo thông tin từ Cơ quan đầu mi quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quc tế (IHR), tình hình dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công gô vẫn diễn biến phức tạp. Ngày 01/8/2018, tại Công gô đã ghi nhận đợt dịch thứ 10 trong vòng 40 năm qua, đến ngày 07/10/2019, đã ghi nhận 3.186 trường hợp mc, trong đó có 2.908 tử vong, trong đó có 160 nhân viên y tế. Ngày 11/6/2019, tại Uganda thông báo 03 trường hợp mc Ebola, đây là các trường hợp đu tiên có sự lây truyền qua biên giới. Ngày 17/7/2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bdịch bệnh do vi rút Ebola tại Công Gô là sự kiện y tế cống cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế. WHO đánh gkhả năng bùng phát dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa dân chủ Công Gô vẫn ở mức cao dù quc gia này cũng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống và triển khai việc điều trị bệnh bằng các loại thuốc mới.

1.2. Hội chng viêm đường hô hấp cp tính vùng Trung Đông (MERS-CoV)

Năm 2018, WHO thông báo tại Vương quốc Ả rập thống nhất đã ghi nhận 130 trường hp mc MERS-CoV, trong đó có 54 trường hợp tử vong. Hu hết các trường hợp mắc có tiền sử tiếp xúc với lạc đà, các sản phẩm từ lạc đà hoặc có tiếp xúc với trường hợp bệnh. Trong năm 2019, dch MERS-CoV vẫn được ghi nhận rải rác tại khu vực Trung Đông (Quata, Ả Rập Xê Út, Tiểu vương quốc Rập Thng Nht). Từ năm 2012 đến năm 2019, trên toàn cu đã ghi nhận 2.266 trường hợp mắc MERS-CoV, trong đó có 804 trường hợp t vong.

1.3. Bệnh cúm A(H7N9), A(H5N1), A(H5N6)

- Dịch cúm A(H7N9) bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc từ tháng 3 năm 2013, có nguồn gốc từ cúm trên gia cầm. Từ đó đến nay, Trung Quốc đã ghi nhn 6 đợt dịch, chủ yếu tập trung vào mùa đông xuân. Năm 2017 ghi nhận đợt dịch lần thứ 5 là đợt dịch lớn nhất cả vquy mô, số lượng mc và tc độ lây lan vi hơn 786 trường hợp mc tại 18 tỉnh, thành ph, trong đó có 300 trường hợp tử vong. Ngoài ra, từ 10/01/2017, đã phát hiện chủng vi rút cúm A(H7N9) độc lực cao gây bệnh gia cầm. Năm 2018, Trung Quc ghi nhận 02 trường hp mắc. Năm 2019, Trung Quốc ghi nhận 01 trường hợp mắc. Từ năm 2013 đến năm 2019, thế giới ghi nhận 1.568 trường hp mắc cúm A(H7N9), trong đó có 616 trường hợp tử vong. Các trường hợp mc chủ yếu ghi nhận tại Trung Quốc.

- Cúm A(H5N1): Ngày 09/4/2019, tại Nepal đã ghi nhận 01 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1). Từ m 2003 đến năm 2019, trên thế giới đã ghi nhận 861 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó có 455 trường hợp tử vong tại 17 quốc gia.

- Cúm A(H5N6): Tháng 8/2019, WHO thông báo ghi nhận 01 trường hợp mắc cúm A(H5N6) tại Bắc Kinh, Trung Quc, Từ năm 2014 đến năm 2019, trên thế gii đã ghi nhn 23 trường hợp mắc cúm A(H5N6), các trường hợp mc chỉ ghi nhận tại Trung Quc.

Như vậy, trong năm 2019 tình hình cúm gia cầm ở người trên thế giới cơ bn ổn định, ghi nhận rất ít số ca mắc ở người, trong đó ghi nhận 01 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), 01 trường hợp cúm A(H5N6) tại Trung Quốc và 01 trường hợp cúm A(H5N1) tại Nepal. Tuy nhiên trên thế giới vn ghi nhận cúm trên gia cầm tại Trung Quốc, Đan Mạch, Ý, Đc.

[...]