ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1362/QĐ-UBND
|
Kon
Tum, ngày 15 tháng 12 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 02/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SỐ
43-CTR/TU NGÀY 12/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH KHÓA XV
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày
03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "về tiếp tục cơ cấu lại,
đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước";
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày
02/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII;
Căn cứ Chương trình số 43-CTr/TU
ngày 12/10/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV thực hiện Nghị quyết số
12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu
tư tại Văn bản số 2180/SKHĐT-KT ngày 28/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP
ngày 02/10/2017 của Chính phủ và Chương trình số 43-CTr/TU ngày 12/10/2017 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV.
Điều 2. Các Giám đốc Sở; Thủ trưởng các ngành, đơn vị
thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2:
- Thủ tướng Chính phủ (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP UBND;
- Lưu; VT, KT5.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 02/10/2017 CỦA CHÍNH
PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH SỐ 43-CTR/TU NGÀY 12/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH
KHÓA XV
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức
triển khai hiệu quả công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc cổ phần,
vốn góp chi phối, được tổ chức hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần hoặc
công ty trách nhiệm hữu hạn. Đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có
vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu
chí chủ yếu; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Đổi mới quan điểm, nhận thức và
phương pháp tiếp cận trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực
hiện các hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước của cấp
chính quyền, ban ngành, đoàn thể và cán bộ, công nhân viên chức trong tỉnh, đặc
biệt là các cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước về doanh nghiệp.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
a) Đến năm 2020:
- Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển
khai hiệu quả Phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông, lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo đúng chủ
trương, kế hoạch của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, trong đó:
+ Duy trì, củng cố, phát triển và tái
cơ cấu các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Kon Plông, Ia H’Drai, Sa Thầy, Đăk
Glei, Ngọc Hồi, Kon Rẫy thực hiện nhiệm vụ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích;
+ Duy trì, củng cố, phát triển và tái
cơ cấu Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh.
- Tiếp tục giữ nguyên hình thức công
ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với 08 doanh nghiệp, bao gồm:
Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Kon Tum; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô;
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Plông; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sa Thầy;
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia H'Drai;
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kon Rẫy.
- Trong năm 2017: Thực hiện cổ phần
hóa 02 doanh nghiệp: Công ty TNHH MTV Du lịch Kon Tum; Công ty TNHH MTV Cấp nước
Kon Tum và thực hiện thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Môi trường đô thị
Kon Tum.
- Trong giai đoạn 2017 - 2020:
+ Thực hiện chuyển 01 đơn vị sự nghiệp
(Trung tâm đăng kiểm 82.01.S) thành công ty cổ phần sau khi có ý kiến thống
nhất của Thủ tướng Chính phủ;
+ Tập trung xây dựng kế hoạch, lộ
trình thoái vốn, cổ phần hóa, tái cơ cấu giai đoạn 2017 - 2020 để từng bước
nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn
nhà nước.
- Hoàn thiện mô hình quản lý, giám
sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
b) Đến năm 2030:
- Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước
có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần.
- Trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất
hiện đại tương đương với các nước trong khu vực; đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc
tế về quản trị doanh nghiệp: hình thành đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, có trình
độ cao, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Yêu cầu
- Nêu cao trách nhiệm của các ngành,
các cấp, của người đứng đầu doanh nghiệp trong việc triển khai các mục tiêu,
nhiệm vụ.
- Đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán
trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tổ chức
nghiên cứu, quán triệt, thống nhất nhận thức về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước
- Các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố tổ chức triển khai, nghiên cứu, quán triệt các nội dung
Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
XII “về tiếp tục cơ cấu lại đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước”
trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm
quyền quản lý.
- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp
với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh đẩy mạnh công
tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận xã hội,
phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp,
cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để thực hiện thắng lợi mục tiêu tiếp tục cơ
cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.
2. Đẩy mạnh cơ
cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ
lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đối với những doanh nghiệp nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định, đảm bảo không
để thất thoát vốn nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Thường xuyên
rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng và phân loại doanh nghiệp nhà nước phù hợp
với nhiệm vụ được giao và ngành, nghề kinh doanh chính.
- Áp dụng các phương pháp định giá
tài sản tiên tiến, phù hợp với cơ chế thị trường; bảo đảm vốn, tài sản của nhà
nước và giá trị doanh nghiệp được định giá đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch.
Xử lý nghiêm các trường hợp định giá tài sản, vốn của nhà nước và giá trị doanh
nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghiêm cơ chế cho thuê đất
theo quy định của pháp luật, tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm
nhà đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước trong việc chuyển đổi
mục đích sử dụng đất sau cổ phần hóa.
- Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các
thiết chế hiện có để hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa,
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát
và việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước, đại diện chủ sở hữu nhà nước tại
doanh nghiệp, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan
đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả
hoạt động của các công ty làm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo tinh thần Nghị quyết
số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị khóa XI “về tiếp tục sắp xếp, đổi
mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”.
- Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước ứng
dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết
kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
3. Đổi mới, nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của
đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước
- Đẩy mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn
và nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy, biên chế của doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu
lại, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống quản trị doanh nghiệp.
- Thực hiện sắp xếp, bố trí, sử dụng
cán bộ; đào tạo, chuyển đổi nghề và xử lý lao động dôi dư; bảo đảm đầy đủ quyền
lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao động dôi dư để ổn
định cuộc sống và bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động. Phát huy vai trò
và trách nhiệm của người lao động là cổ đông trong việc tham gia quản lý, giám
sát doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế phù hợp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ.
- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng,
thù lao của người lao động và người quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với
cơ chế thị trường, trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh. Rà soát, nâng cao
tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, quản lý và
chuyên môn nghiệp vụ đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu,
bảo đảm tính công khai, minh bạch của doanh nghiệp nhà nước và trách nhiệm giải
trình của người quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề tài chính, đầu tư, mua
sắm, sử dụng vốn của nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận,
công tác cán bộ.
- Xây dựng quy định xác định rõ nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh quản lý trong hệ thống quản trị
của doanh nghiệp nhà nước; đảm bảo trách nhiệm đi đôi với quyền hạn. Nâng cao
tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm của thành viên độc lập trong hội đồng thành
viên.
- Áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả
lao động đối với từng vị trí việc làm để xác định mức độ hoàn thành, năng suất,
chất lượng và hiệu quả công việc, làm cơ sở trả lương, đào tạo, bồi dưỡng, sắp
xếp, bố trí, đề bạt cán bộ.
- Thực hiện tốt quy định của cấp có
thẩm quyền về việc tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức,
công chức. Triển khai cơ chế tuyển dụng, bổ nhiệm qua thi tuyển cạnh tranh,
công khai, minh bạch đối với tất cả các chức danh quản lý, điều hành và các vị
trí công việc khác trong doanh nghiệp.
4. Nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
a) Về hoàn thiện chức năng quản lý của
nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước:
- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu
quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá thực chất hiệu quả hoạt động và công khai thông
tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy
định; phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp
luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp nhà nước.
- Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy
động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện các kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước
đã được phê duyệt. Đề cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đại diện chủ sở hữu
nhà nước, nhất là người đứng đầu trong việc thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của nhà nước, kế hoạch, phương án cơ cấu lại, đổi mới
doanh nghiệp nhà nước đã được phê duyệt, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước tại doanh nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch trong triển khai thực hiện.
- Thực hiện công khai, minh bạch, đúng
pháp luật trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập: xử lý
nghiêm minh, kịp thời các vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản
của Nhà nước và quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
b) Hoàn thiện tổ chức để thực hiện chức
năng nhà nước là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, vốn góp của
nhà nước tại doanh nghiệp:
Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ
sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, cổ phần, vốn góp của nhà nước tại doanh
nghiệp; bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong
doanh nghiệp. Bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
theo nguyên tắc thị trường. Tôn trọng tính độc lập trong việc thực hiện quyền
và trách nhiệm của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng
thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, ban điều hành doanh nghiệp nhà nước để
hoạt động và quản trị của doanh nghiệp nhà nước được thực hiện một cách minh bạch,
giải trình, chuyên nghiệp, hiệu quả cao.
5. Tăng cường kiểm
tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
Việc kiểm tra, giám sát tập trung vào
các nội dung chính cụ thể như:
- Công tác tổ chức, thành lập, gia nhập,
tổ chức lại, giải thể, thay đổi cơ cấu sở hữu, thực hiện điều lệ, tình hình tài
chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
- Công tác cán bộ: Bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng, thực hiện nhiệm vụ và kết quả hoạt động
của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Người đại diện được
ủy quyền của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Giám đốc, Giám đốc.
- Việc thực hiện mục tiêu, phương hướng,
chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính, danh mục đầu tư,
các ngành nghề kinh doanh chính và nghiêm cấm việc đầu tư ngoài ngành nghề kinh
doanh chính, vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro cao.
- Tình hình, kết quả và hiệu quả kinh
doanh, tình hình và kết quả hoạt động tài chính, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu, hiệu quả đầu tư kinh doanh, vay nợ và khả năng thanh toán nợ, việc bảo
toàn và phát triển vốn nhà nước, vốn điều lệ, tăng giảm vốn điều lệ, thay đổi
cơ cấu vốn điều lệ, các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu.
6. Phát huy vai
trò của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội,
xã hội - nghề nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước
- Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo,
quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong hệ thống
chính trị và sự đồng thuận trong xã hội về quan điểm, mục tiêu, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đầy đủ
thông tin và tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
- Đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức
và nâng cao hiệu quả hoạt động. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã
hội, xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện liên quan đến
doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
lao động trong doanh nghiệp nhà nước, phát huy dân chủ cơ sở.
- Phát huy vai trò giám sát, phản biện
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân đối với hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước và công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối
với việc thực hiện chủ trương về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh
nghiệp nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ nhiệm vụ được phân công tại Biểu
phân công nhiệm vụ kèm theo Chương trình hành động này để chỉ đạo triển khai
ngay các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng, thẩm quyền phù hợp với điều kiện
thực tế của từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
2. Định kỳ trước ngày 05/12 hằng năm hoặc
khi có yêu cầu đột xuất, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện những nội dung được
phân công về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy.
Trên đây là Chương trình hành động của
Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày
02/10/2017 của Chính phủ và Chương trình số 43-CTr/TU ngày 12/10/2017 của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV. Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng thời
hạn và có hiệu quả từng nội dung công việc đã được phân công. Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc
Chương trình hành động, các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố
chủ động đề xuất, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
(Kèm theo Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số
1362/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
STT
|
NỘI
DUNG
|
Cơ
quan chủ trì
|
Cơ
quan phối hợp
|
Thời
gian hoàn thành
|
1
|
Rà soát, đánh giá kết quả triển
khai thực hiện Luật quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư
vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có)
|
Sở
Tài chính
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
2
|
Rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật
doanh nghiệp về nội dung liên quan đến doanh nghiệp nhà nước: đề xuất, kiến
nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có)
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
3
|
Rà soát, tổng kết việc thực hiện Bộ
Luật lao động về nội dung liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp nhà
nước; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có)
|
Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
4
|
Rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật
cán bộ, công chức về nội dung cán bộ, công chức tham gia quản lý và đại diện
phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu
có)
|
Sở Nội
vụ
|
Các
đơn vị; có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
5
|
Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh
rà soát, tổng kết việc thực hiện Luật phá sản liên quan đến doanh nghiệp nhà nước;
đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có)
|
Sở
Tư pháp
|
Tòa
án nhân dân tỉnh; Các Đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
6
|
Rà soát, tổng kết việc thực hiện
các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại
doanh nghiệp để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tế
|
Sở
Tài chính
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
7
|
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai thực hiện Nghị định về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (Sau
khi có Nghị định thay thế Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm
2013)
|
Sở
Tài chính
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
8
|
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai thực hiện Nghị định về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (Sau khi
có Nghị định thay thế Nghị định số 172/2013/NĐ-CP về thành lập, tổ chức lại,
giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Quyết định số
35/2013/QĐ-TTg ban hành quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Nghị định
số 128/2014/NĐ-CP về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước)
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
9
|
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày
15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền,
trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước
và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
10
|
Rà soát, hoàn thiện chính sách đối
với người lao động dôi dư trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
|
Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của UBND tỉnh
|
11
|
Rà soát, hoàn thiện chính sách tuyển
dụng, quản lý lao động, tiền lương tiền thưởng đối với người lao động và người
quản lý trong doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế hợp đồng lao động
|
Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
12
|
Rà soát, hoàn thiện chính sách đối
với người lao động dôi dư là cán bộ, công chức được cử tham gia quản lý và đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp
nhà nước
|
Sở Nội
vụ
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|
13
|
Rà soát, hoàn thiện chính sách về
tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
|
Sở Nội
vụ
|
Các
đơn vị có liên quan
|
Theo
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh
|