Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP "về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước" do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 209/KH-UBND
Ngày ban hành 20/04/2018
Ngày có hiệu lực 20/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Lê Văn Nưng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 209/KH-UBND

An Giang, ngày 20 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 02/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ “VỀ TIẾP TỤC CƠ CẤU LẠI, ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC”

Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Căn cứ Kế hoạch số 40-KH/TU ngày 11/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

I. Khái quát tình hình và nguyên nhân:

1. Khái quát tình hình:

Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” và các chủ trương của Đảng, Chính phủ, chương trình hành động của Tỉnh ủy về doanh nghiệp nhà nước, các Sở, ngành và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước và đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đến nay, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp của tỉnh đã hoàn thành 42/42 doanh nghiệp theo các hình thức khác nhau như: chuyển thành công ty cổ phần 16 doanh nghiệp, bán 06 doanh nghiệp, chuyển cơ quan quản lý 03 doanh nghiệp, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu 03 doanh nghiệp, sáp nhập 03 doanh nghiệp, giải thể 05 doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 06 doanh nghiệp.

Hiện nay, còn 05 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc tỉnh quản lý (gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xổ số Kiến thiết An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phà An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác Thủy lợi An Giang) và 01 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối là Công ty Cổ phần Điện nước An Giang.

Sau khi sắp xếp lại, các doanh nghiệp cơ bản tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh then chốt; cơ chế hoạt động có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch hơn; hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh được nâng lên.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị trường; hoạt động của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng phù hợp hơn với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu và cơ chế thị trường.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

Tuy nhiên, việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với nguồn lực được đầu tư. Việc phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thực hiện chậm; cơ chế quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu nhà nước chưa được rõ ràng; cơ cấu tổ chức quản lý của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chưa phù hợp với yêu cầu quản trị của từng doanh nghiệp.

Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có sự thống nhất cao về nhận thức đối với doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý chưa được xác lập đầy đủ và đồng bộ nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có sự chuyển biến rõ nét, việc thể chế hóa và thực hiện các chủ trương của Đảng còn chậm. Một số cán bộ quản lý doanh nghiệp năng lực còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước không cao.

II. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu:

1. Quan điểm chỉ đạo:

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước. Tách bạch nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông thường và nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ công ích.

- Cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để xảy ra thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước với chức năng quản lý nhà nước đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực quản trị, phẩm chất đạo đức để kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước.

- Tiếp tục đổi mới phương thức và nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát đối với việc cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Cơ cấu lại, sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên nền tảng công nghệ hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp để doanh nghiệp nhà nước giữ vững vị trí then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Mục tiêu đến năm 2020:

+ Hoàn thành cơ cấu lại, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 trên cơ sở tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó thực hiện cổ phần hóa 03 doanh nghiệp gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị An Giang, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phà An Giang và Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây lắp An Giang; hoàn thành thoái vốn nhà nước đầu tư tại Công ty Cổ phần Điện nước An Giang theo danh mục đã được phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Phấn đấu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp; nâng cao một bước quan trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.

- Mục tiêu đến năm 2030:

+ Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ