THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
136/2003/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 136/2003/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 7
NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔNG THỂ SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỔNG
CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VÀ THÍ ĐIỂM CHUYỂN SANG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THEO
MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng
công ty nhà nước,
Theo đề nghị của Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực miền Nam; ý kiến
của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Kinh tế Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Lương
thực miền Nam và thí điểm chuyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty
mẹ - công ty con với những nội dung sau:
1. Mục tiêu: nhằm phát huy năng
lực của các doanh nghiệp thành viên, tạo sự liên kết chặt chẽ về tài chính, thị
trường giữa công ty mẹ và các công ty con để hình thành Tổng công ty mạnh giữ
được vai trò chi phối tốt hơn trong thu mua, chế biến, xuất khẩu lương thực.
2. Nội dung chính của Đề án:
a) Tổng công ty Lương thực miền
Nam chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con như sau:
- Công ty mẹ (Tổng công ty) là
doanh nghiệp nhà nước, trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh
và đầu tư vốn vào các công ty con, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn
Nhà nước giao và quản lý phần vốn đầu tư vào các công ty con theo quy định tại
Điều lệ tổ chức hoạt động và Quy chế tài chính của Tổng công ty được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Công ty con: căn cứ theo đặc
điểm về sản xuất - kinh doanh; quy mô, tính chất đầu tư vốn và vai trò đối với
sự phát triển của Tổng công ty, có thể có các loại sau đây:
+ Công ty con 100% vốn nhà nước,
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Tổng công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ,
+ Công ty cổ phần do Tổng công
ty giữ cổ phần chi phối,
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn từ
hai thành viên trở lên do Tổng công ty giữ tỷ lệ vốn góp chi phối.
Công ty con có tư cách pháp
nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy quản lý riêng, tự chịu trách nhiệm dân sự
trong phạm vi số tài sản của mình; được tổ chức và hoạt động theo các quy định
của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty con.
3. Cơ cấu vốn điều lệ, ngành,
nghề kinh doanh của Tổng công ty và từng công ty con; tổ chức, quản lý Tổng
công ty; quan hệ giữa Tổng công ty với chủ sở hữu nhà nước và với công ty con,
công ty thành viên, đơn vị sự nghiệp được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt
động của Tổng công ty.
Điều 2.
Lộ trình thí điểm chuyển Tổng công ty Lương thực miền Nam sang hoạt động theo
mô hình công ty mẹ - công ty con và sắp xếp các doanh nghiệp thành viên.
1. Năm 2003:
+ Hình thành công ty mẹ bao gồm
Văn phòng Tổng công ty và 3 đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty (ghi tại phần
A mục I của Phụ lục kèm theo Quyết định này).
+ Sắp xếp các đơn vị thành viên
của Tổng công ty theo phần A mục II của Phụ lục kèm theo Quyết định này.
2. Năm 2004 - 2005:
Chuyển sang hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở Chiến lược phát triển của Tổng công ty
và tổ chức lại các công ty thành viên (phần B mục I, II, III, IV và V của Phụ lục
kèm theo Quyết định này).
Điều 3.
Hội đồng quản trị Tổng công ty Lương thực miền Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
1. Hội đồng quản trị Tổng công
ty Lương thực miền Nam:
a) Lập đề án sáp nhập, đề án
chuyển doanh nghiệp thành viên thành đơn vị phụ thuộc Tổng công ty và đề án
chuyển các doanh nghiệp nhà nước thành viên của Tổng công ty thành Công ty cổ
phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn từ
2 thành viên trở lên theo quy định hiện hành.
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều lệ thí điểm tổ chức hoạt động Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ -
công ty con.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính: phê
duyệt Quy chế tài chính của Tổng công ty Lương thực miền Nam hoạt động theo mô
hình công ty mẹ - công ty con.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: chỉ đạo việc thực hiện Đề án thí điểm Tổng công ty Lương
thực miền Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; phối hợp với
các cơ quan liên quan xử lý tài chính, lao động trong thực hiện mô hình thí điểm
này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Lao động - Thương
binh và Xã hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội đồng quản trị và Tổng
giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam và các cơ quan liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH SẮP XẾP DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC TỔNG CÔNG
TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VÀ THÍ ĐIỂM CHUYỂN SANG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THEO MÔ
HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON
(Ban hành kèm theo Quyết định số 136/2003/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2003 của
Thủ tướng Chính phủ)
A. NĂM
2003. HÌNH THÀNH CÔNG TY MẸ VÀ SẮP XẾP CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CỦA TỔNG
CÔNG TY
I. HÌNH THÀNH
CÔNG TY MẸ GỒM:
1. Văn phòng Tổng công ty,
2. Công ty Lương thực Sông Hậu,
3. Công ty Bột mỳ Bình An,
4. Công ty Bột mỳ Bình Đông
(chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc).
II. SẮP XẾP CÁC
DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY
a) Giữ nguyên pháp nhân: 16
doanh nghiệp nhà nước
1. Công ty Lương thực thành phố
Hồ Chí Minh,
2. Công ty Lương thực - Vật tư
nông nghiệp Bình Tây,
3. Công ty Lương thực Long An,
4. Công ty Lương thực thực phẩm
Vĩnh Long,
5. Công ty Xuất nhập khẩu và
Lương thực Trà Vinh,
6. Công ty Xuất nhập khẩu Kiên
Giang,
7. Công ty Lương thực và Công
nghiệp thực phẩm,
8. Công ty Kinh doanh lương thực
và Đầu tư phát triển Hải Phòng.
9. Công ty Kinh doanh chế biến mỳ
màu,
10. Công ty Kinh doanh chế biến
lương thực xuất khẩu,
11. Công ty Lương thực Tiền
Giang,
12. Công ty Xuất nhập khẩu nông
sản thực phẩm Cà Mau,
13. Công ty Lương thực Bình Thuận,
14. Công ty Lương thực Bình Định,
15. Công ty Lương thực Đà Nẵng,
16. Công ty Xuất nhập khẩu lương
thực, vật tư nông nghiệp Đồng Tháp.
b) Sáp nhập: 11 doanh nghiệp
1. Công ty Lương thực cấp I Sài
Gòn vào Công ty Kinh doanh chế biến mỳ màu,
2. Công ty Lương thực Tân Bình
Đông vào Công ty Kinh doanh chế biến lương thực xuất khẩu,
3. Công ty Lương thực Bến Tre
vào Công ty Lương thực Tiền Giang,
4. Công ty Lương thực Minh Hải
vào Công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Cà Mau,
5. Công ty Lương thực Ninh Thuận,
Công ty Lương thực Lâm Đồng và Công ty Lương thực Khánh Hoà vào Công ty Lương
thực Bình Thuận,
6. Công ty Lương thực Kon Tum và
Công ty Lương thực Gia Lai vào Công ty Lương thực Bình Định,
7. Công ty Lương thực Quảng Ngãi
vào Công ty Lương thực Đà Nẵng,
8. Công ty Lương thực cấp I Cao
Lãnh vào Công ty Xuất nhập khẩu lương thực, vật tư nông nghiệp Đồng Tháp.
c) Giải thể: 01 doanh nghiệp
Công ty Chế biến kinh doanh
lương thực thực phẩm Đồng Nai
d) Phá sản: 04 doanh nghiệp
1. Công ty Lương thực An Giang,
2. Công ty Lương thực Sóc Trăng,
3. Công ty Lương thực Cần Thơ,
4. Công ty Lương thực Phú Yên.
B. NĂM
2004 - 2005:
I. SÁP NHẬP
VÀO CÔNG TY MẸ:
1. Công ty Lương thực Long An,
2. Công ty Xuất nhập khẩu lương
thực, vật tư nông nghiệp Đồng Tháp,
3. Công ty Lương thực Tiền
Giang,
4. Công ty Lương thực thực phẩm
Vĩnh Long,
5. Công ty Xuất nhập khẩu và
Lương thực Trà Vinh.
II. CHUYỂN
THÀNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 1 THÀNH VIÊN: 03 DOANH NGHIỆP
+ Năm 2004: 01 doanh nghiệp.
1. Công ty Lương thực vật tư
nông nghiệp Bình Tây.
+ Năm 2005: 02 doanh nghiệp.
1. Công ty Xuất nhập khẩu Kiên
Giang,
2. Công ty Lương thực Bình Định.
III. CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN MÀ TỔNG CÔNG TY GIỮ CỔ PHẦN
CHI PHỐI:
+ Năm 2004: 01 doanh nghiệp và
04 bộ phận doanh nghiệp.
1. Công ty Kinh doanh chế biến mỳ
màu,
2. Công ty Bột mỳ Bình An (đơn vị
phụ thuộc Tổng công ty),
3. Xí nghiệp Chế biến lương thực
thực phẩm Miliket (thuộc Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh),
4. Xí nghiệp Chế biến lương thực
thực phẩm Colusa (thuộc Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh),
5. Xí nghiệp Lương thực thực phẩm
Safoco (thuộc Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh).
+ Năm 2005: 04 doanh nghiệp
1. Công ty Lương thực Bình Thuận,
2. Công ty Xuất nhập khẩu nông sản
thực phẩm Cà Mau,
3. Công ty Kinh doanh chế biến
lương thực xuất khẩu,
4. Công ty Lương thực Đà Nẵng.
IV. CHUYỂN THÀNH
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN MÀ TỔNG CÔNG TY CÓ VỐN GÓP CHI
PHỐI: 01 DOANH NGHIỆP
+ Năm 2004: Công ty Kinh doanh
lương thực và Đầu tư phát triển Hải Phòng.
V. CỔ PHẦN HOÁ BỘ
PHẬN DOANH NGHIỆP MÀ TỔNG CÔNG TY GIỮ CỔ PHẦN Ở MỨC THẤP: 04 BỘ PHẬN DOANH NGHIỆP
THỰC HIỆN NĂM 2004.
1. Xưởng Dệt bao bì Bình Tây thuộc
Công ty Lương thực - Vật tư nông nghiệp Bình Tây,
2. Xí nghiệp Dệt bao bì thuộc
Công ty Xuất nhập khẩu lương thực, vật tư nông nghiệp Đồng Tháp,
3. Xí nghiệp Bánh kẹo Lubico thuộc
Công ty Lương thực thành phố Hồ Chí Minh,
4. Xí nghiệp Lương thực Gia Lai
thuộc Công ty Lương thực Bình Định.