THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
133/2003/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 133/2003/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 7
NĂM 2003 VỀ QUẢN LÝ LUỒNG HÀNG HẢI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1990;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (Công văn số 359/GTVT-KHĐT ngày 28
tháng 1 năm 2003); Bộ Tư pháp (Công văn số 358/TP/HTQT ngày 30 tháng 5 năm
2003),
QUYẾT ĐỊNH:
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quyết định này quy định về quản lý đầu tư xây dựng và vận hành luồng hàng hải
ra, vào các cảng biển áp dụng đối với mọi đối tượng kinh doanh khai thác cảng
biển ở Việt Nam, trừ những luồng ra, vào các cảng sử dụng riêng cho mục đích
quân sự do Bộ Quốc phòng quản lý.
Điều 2.
Giải thích thuật ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. "Luồng hàng hải" là
phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải bao gồm cả
hệ thống báo hiệu hàng hải, các công trình phụ trợ, bảo đảm cho tàu thuyền hoạt
động an toàn và được cơ quan có thẩm quyền công bố.
2. "Luồng hàng hải công cộng"
là luồng hàng hải do Nhà nước đầu tư xây dựng để sử dụng cho mục đích chung.
3. "Luồng hàng hải chuyên
dùng" là luồng ra, vào các cảng chuyên dùng do các doanh nghiệp tự bỏ vốn
đầu tư xây dựng để sử dụng vào mục đích riêng của cảng thuộc doanh nghiệp đó.
4. "Báo hiệu hàng hải"
là công trình hàng hải bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng mắt, âm thanh và vô
tuyến được thiết lập để hướng dẫn cho hoạt động của tàu thuyền.
Chương 2:
QUẢN LÝ LUỒNG HÀNG HẢI
Điều 3.
Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước về luồng hàng hải
1. Nội dung quản lý nhà nước về
luồng hàng hải:
a) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức
triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển luồng hàng hải phù hợp với
quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam;
b) Xây dựng, ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật về quản lý luồng hàng hải, ban hành những tiêu chuẩn kỹ thuật
liên quan đến luồng hàng hải; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các
quy định này;
c) Ký kết, gia nhập và tổ chức
thực hiện các Điều ước quốc tế liên quan đến luồng hàng hải;
d) Quy định các định mức kỹ thuật
về luồng hàng hải làm cơ sở để giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện xây dựng
và duy tu luồng hàng hải;
đ) Công bố danh mục luồng hàng hải
công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng;
e) Ra thông báo hàng hải;
f) Phối hợp tìm kiếm cứu nạn
trên luồng hàng hải;
g) Bảo vệ môi trường biển và an
ninh, quốc phòng.
2. Bộ Giao thông vận tải có
trách nhiệm quản lý thống nhất về luồng hàng hải trong phạm vi cả nước.
3. Cục Hàng hải Việt Nam có
trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện các nhiệm vụ quản lý
nhà nước về luồng hàng hải quy định tại khoản 1 Điều này; chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc vận hành, khai thác, duy tu luồng hàng hải theo đúng quy định.
Điều 4.
Đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc đầu tư xây dựng luồng
hàng hải bao gồm:
a) Xây dựng vùng nước luồng hàng
hải;
b) Xây dựng các báo hiệu hàng hải;
c) Xây dựng các hạng mục công
trình bảo vệ luồng hàng hải;
d) Trang bị phương tiện và thiết
bị khác phục vụ công tác bảo đảm hàng hải.
2. Vốn đầu tư xây dựng luồng
hàng hải công cộng được cấp từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn huy động
khác.
3. Luồng hàng hải chuyên dùng do
các doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng. Khi chuyển sang luồng công cộng thì nhà nước
sẽ hoàn trả vốn đã đầu tư xây dựng cho chủ đầu tư. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ
Giao thông vận tải quy định trình tự và phương thức xác định giá trị luồng khi
chuyển giao luồng hàng hải chuyên dùng thành luồng hàng hải công cộng.
Điều 5.
Quản lý đầu tư xây dựng luồng hàng hải
1. Việc quản lý đầu tư xây dựng
luồng hàng hải phải đảm bảo các quy định sau:
a) Dự án đầu tư xây dựng luồng
hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển luồng và được Cục hàng hải Việt
Nam chấp thuận bằng văn bản;
b) Thẩm quyền quyết định đầu tư,
trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng luồng hàng hải tiến hành theo các quy
định về quản lý đầu tư xây dựng.
c) Việc xây dựng luồng hàng hải
phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
2. Việc mở và công bố luồng hàng
hải được thực hiện đồng thời với việc công bố mở cảng.
Điều 6.
Quản lý vận hành luồng hàng hải
1. Quản lý vận hành luồng hàng hải
gồm:
a) Duy tu luồng hàng hải và các
công trình, thiết bị phụ trợ đảm bảo an toàn cho hoạt động của tàu thuyền;
b) Quản lý vận hành báo hiệu
hàng hải;
c) Khảo sát, ra thông báo hàng hải
theo quy định;
2. Quản lý vận hành luồng hàng hải
công cộng do cơ quan Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam thực hiện.
3. Quản lý vận hành luồng hàng hải
chuyên dùng do doanh nghiệp đầu tư xây dựng luồng hàng hải chuyên dùng đó thực
hiện theo quy định.
Điều 7.
Thu phí và kinh phí cho quản lý vận hành luồng hàng hải
1. Kinh phí quản lý vận hành luồng
hàng hải công cộng được thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Kinh phí quản lý vận hành luồng
hàng hải chuyên dùng do doanh nghiệp vận hành luồng hàng hải chuyên dùng đó đảm
nhận.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải quy định việc thu, quản lý và sử dụng phí bảo đảm
hàng hải.
Điều 8.
Quản lý vận hành luồng hàng hải chuyên dùng
Doanh nghiệp quản lý luồng hàng
hải chuyên dùng có nhiệm vụ sau:
1. Bảo đảm luồng hàng hải đáp ứng
đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
2. Định kỳ báo cáo tình trạng luồng
hàng hải theo quy định. Khi có thay đổi về luồng hàng hải so với khi công bố hoặc
khi phát hiện có chướng ngại vật trên luồng hàng hải, doanh nghiệp phải báo
ngay cho Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam để có biện pháp xử lý.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9.
Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Các quy định trước đây trái với
Quyết định này đều không có hiệu lực thi hành.
Điều 10. Các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.