Quyết định 13/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
Số hiệu | 13/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 15/09/2009 |
Ngày có hiệu lực | 25/09/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký | Đỗ Văn Chiến |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 9 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2008/QĐ-BCT ngày 17/11/2008 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT ngày 17/12/2008 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), fenspat, cao lanh và magnhezit đến năm 2015, có xét đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1372/QĐ-CT ngày 07/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương lập dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang; Công văn số 2948/UBND-XD ngày 03/12/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh tên dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 514/TTr-SXD ngày 24/8/2009 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Quy hoạch vật liệu xây dựng Tuyên Quang đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch của các ngành khác trong tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch điều chỉnh công nghiệp xi măng, quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước.
2. Mục tiêu phát triển
a) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong số các ngành kinh tế mạnh của tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu vật liệu xây dựng, đồng thời tham gia vào thị trường trong và ngoài nước.
b) Sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện khí hậu, phù hợp với tập quán sinh hoạt ở Tuyên Quang, có sức cạnh tranh cao, đủ khả năng đứng vững ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
c) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tăng thu ngân sách cho địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh, đồng thời thu hút lực lượng lao động, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 15 tháng 9 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 105/2008/QĐ-TTg ngày 21/7/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 41/2008/QĐ-BCT ngày 17/11/2008 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất công nghiệp (serpentin, barit, grafit, fluorit, bentonit, diatomit và talc) đến năm 2015, có xét đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT ngày 17/12/2008 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), fenspat, cao lanh và magnhezit đến năm 2015, có xét đến 2025;
Căn cứ Quyết định số 47/2005/QĐ-UBND ngày 29/4/2005 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 24/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1372/QĐ-CT ngày 07/9/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương lập dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang; Công văn số 2948/UBND-XD ngày 03/12/2008 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh tên dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh Tuyên Quang;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 514/TTr-SXD ngày 24/8/2009 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Quy hoạch vật liệu xây dựng Tuyên Quang đến năm 2020 phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch của các ngành khác trong tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch điều chỉnh công nghiệp xi măng, quy hoạch thăm dò khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước.
2. Mục tiêu phát triển
a) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trở thành một trong số các ngành kinh tế mạnh của tỉnh, đáp ứng cơ bản nhu cầu vật liệu xây dựng, đồng thời tham gia vào thị trường trong và ngoài nước.
b) Sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện khí hậu, phù hợp với tập quán sinh hoạt ở Tuyên Quang, có sức cạnh tranh cao, đủ khả năng đứng vững ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
c) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tăng thu ngân sách cho địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của tỉnh, đồng thời thu hút lực lượng lao động, tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.
3. Định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020
- Hoàn thành xây dựng nhà máy xi măng Tân Quang của Tập đoàn Than, khoáng sản Việt Nam công suất 910 nghìn tấn xi măng/năm tại xã Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang.
- Triển khai xây dựng nhà máy xi măng Sơn Dương của Công ty Thái Sơn của Bộ Quốc phòng công suất 350 nghìn tấn/năm tại xã Phức Ứng, huyện Sơn Dương vào năm 2011. Trong giai đoạn 2016–2020 đề nghị Chính phủ cho phép bổ sung vào quy hoạch, mở rộng công suất nhà máy lên gấp đôi.
- Trình Chính phủ cho bổ sung vào quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng 01 cơ sở sản xuất xi măng tại huyện Sơn Dương công suất 1,5 triệu tấn/ năm trong giai đoạn 2016 - 2020.
- Phương hướng phát triển:
+ Đầu tư chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có trong tỉnh, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
+ Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch công nghệ lò tuy nen, hoặc sản xuất theo các công nghệ tiên tiến khác với quy mô thích hợp ở những huyện có tiềm năng về nguồn nguyên liệu đất sét.
+ Khuyến khích phát triển sản xuất gạch nung bằng nguyên liệu đất đồi và các loại đất ít hiệu quả trong nông nghiệp.
+ Rà soát và tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất gạch thủ công để chuyển sang sản xuất theo công nghệ tiên tiến (công nghệ lò tuy nen, lò đứng liên tục hoặc các công nghệ khác) và phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường của Việt Nam.
+ Ngừng cấp phép đối với các cơ sở sản xuất thủ công và không sản xuất gạch thủ công sau năm 2010.
+ Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung công nghệ tiên tiến, quy mô công suất từ 15 triệu viên/năm trở lên ở các khu công nghiệp và các dây chuyền công suất từ 1 triệu viên/năm trở lên, có thể sản xuất cơ động ở các huyện. Dự kiến tỷ lệ gạch không nung ở năm 2010 khoảng 11% và năm 2015 khoảng 18% và năm 2020 khoảng 27% tổng sản lượng vật liệu xây trong tỉnh.
- Phương án cụ thể:
+ Ngừng cấp phép sản xuất gạch thủ công và không sản xuất gạch thủ công sau năm 2010.
+ Tiếp tục đầu tư chiều sâu và mở rộng ở các cơ sở sản xuất gạch tuy nen.
+ Tổ chức xắp xếp lại sản xuất gạch thủ công tại các huyện, chuyển đổi sản xuất gạch nung lò đứng thủ công sang các công nghệ tiên tiến khác.
+ Đầu tư xây dựng mới nhà máy gạch công nghệ tiên tiến tại huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá và Hàm Yên công suất từ 20 triệu viên/năm trở lên.
+ Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất gạch không nung công suất từ 15 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên tại khu công nghiệp Long Bình An, cụm công nghiệp Tân Thành và cụm công nghiệp An Thịnh.
+ Đầu tư các dây chuyền sản xuất gạch không nung ở các huyện công suất 1 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm và mở rộng sản xuất ở từng giai đoạn cụ thể.
c) Vật liệu lợp:
- Phương hướng phát triển:
+ Phát triển sản xuất tấm lợp các loại để giải quyết nhu cầu vật liệu lợp cho tỉnh và cung ứng một phần cho các tỉnh lân cận.
+ Phát triển sản xuất ngói xi măng cát loại 10 viên/m2 phục vụ nhu cầu xây dựng tại các huyện.
- Phương án cụ thể:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gia công tấm lợp kim loại công suất 1 triệu m2/năm trở lên tại cụm công nghiệp Sơn Nam.
+ Đầu tư phát triển sản xuất ngói xi măng cát 10 viên/m2 có lớp phủ bề mặt bằng sơn, phục vụ cho xây dựng dân dụng, công suất 100 nghìn m2/năm ở cụm công nghiệp An Thịnh huyện Chiêm Hóa.
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ khai thác đá xây dựng ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức quản lý, xắp xếp lại các cơ sở khai thác, khuyến khích tạo điều kiện để các cơ sở nhỏ liên doanh, liên kết thành những cơ sở lớn. Xóa bỏ các cơ sở khai thác kém hiệu quả và không đảm bảo các quy định về môi trường và bảo vệ tài nguyên. Sau năm 2010 về cơ bản trên địa bàn tỉnh không còn các cơ sở khai thác đá nhỏ, thủ công trừ một số khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Chỉ cấp phép cho các cơ sở khai thác đá có công suất tối thiểu từ 50 nghìn m3/năm trở lên với dây chuyền khai thác chế biến tiên tiến và phải có phương án sử dụng đá mạt để sản xuất các loại vật liệu khác nhằm tận dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
- Về sản lượng: Đầu tư nâng năng lực khai thác đá của thị xã và các huyện theo nhu cầu đá ở từng giai đoạn cụ thể.
- Đẩy mạnh khai thác cát, sỏi trên sông Lô và sông Gâm để đáp ứng nhu cầu cát, sỏi cho xây dựng của tỉnh, trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy định về khai thác cát, sỏi lòng sông.
- Tổ chức xắp xếp lại các cơ sở khai thác cát, sỏi nhỏ lẻ của tư nhân ở các huyện, khuyến khích để các cơ sở khai thác nhỏ liên doanh, liên kết thành những cơ sở khai thác lớn. Xóa bỏ các cơ sở khai thác không đảm bảo các quy định về môi trường.
- Xây dựng kế hoạch khảo sát thăm dò cát, sỏi và quy hoạch cấp mỏ cho những tổ chức cá nhân có năng lực khai thác, không cấp mỏ cho các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ.
- Tất cảc các khu vực xung yếu đối với đất đai, công trình cầu cống, đê điều đều không được phép khai thác cát, sỏi.
- Về sản lượng: Đầu tư phương tiện và thiết bị khai thác, nâng năng lực khai thác cát, sỏi của các doanh nghiệp trong tỉnh theo nhu cầu dự kiến đối với từng giai đoạn cụ thể.
g) Vật liệu hoàn thiện:
Đầu tư xây dựng một số nhà máy sau:
- Nhà máy sản xuất gạch lát ceramic tại cụm công nghiệp Sơn Nam, công suất: 3 triệu m2/năm.
- Nhà máy sản xuất gạch lát bê tông màu tại khu công nghiệp Long Bình An, công suất ban đầu 50 nghìn m2/năm và mở rộng công suất ở các giai đoạn sau.
- Nhà máy sản xuất gạch lát terrazzo công suất 150 nghìn m2/năm tại điểm công nghiệp Tràng Đà, thị xã Tuyên Quang.
- Nhà máy sản xuất đá ốp lát terastone (đá ốp lát nhân tạo) công suất 400 nghìn m2/năm tại cụm công nghiệp Sơn Nam huyện Sơn Dương.
- Nhà máy khai thác gia công đá ốp lát tự nhiên tại xã Thượng Ấm huyện Sơn Dương với công suất khai thác đá khối 500 m3/năm và gia công thành phẩm ban đầu là 15 nghìn m2/năm.
- Nhà máy sản xuất tấm nhựa ốp trần và tường tại khu công nghiệp Long Bình An, công suất ban đầu 200 nghìn m2/năm.
- Nhà máy sản xuất tấm xi măng cốt sợi gỗ tại cụm công nghiệp Sơn Nam huyện Sơn Dương công suất ban đầu 15 nghìn m3/năm.
- Nhà máy sản xuất ván tre tại khu công nghiệp Long Bình An với công suất ban đầu 50 nghìn m2/năm.
- Nhà máy sản xuất polyme composite tại khu công nghiệp Long Bình An với công suất ban đầu 30 nghìn m2/năm.
- Đầu tư xây dựng 2 cơ sở sản xuất bê tông tại cụm công nghiệp Sơn Nam, huyện Sơn Dương và tại điểm công nghiệp Tràng Đà thị xã Tuyên Quang với công suất mỗi cơ sở là 15 nghìn m3/năm (trong đó bê tông cấu kiện là 5 nghìn m3 và bê tông tươi là 10 nghìn m3).
- Đầu tư xây dựng các cơ sở bê tông cấu kiện công suất 3 nghìn m3/năm tại cụm công nghiệp Tân Hà, thị xã Tuyên Quang, huyện Na Hang, Chiêm Hoá và Hàm Yên.
i) Khai thác chế biến khoáng sản.
- Fenspat: Đầu tư mới cơ sở chế biến Fenspat tại cụm công nghiệp Sơn Nam (mỏ Vân Sơn, huyện Sơn Dương) công suất ban đầu 100 nghìn tấn/năm. Tiếp tục triển khai thăm dò đánh giá trữ lượng mở rộng cho khu vực mỏ Fenspat Hào Phú phục vụ cho việc khai thác chế biến về lâu dài.
- Cao lanh: Đầu tư xây dựng hai cơ sở chế biến cao lanh công nghệ hiện đại tại cụm công nghiệp Sơn Nam huyện Sơn Dương và tại xã Thái Sơn huyện Hàm Yên với công suất ban đầu mỗi cơ sở là 50 nghìn tấn/năm. Tiếp tục triển khai thăm dò đánh giá trữ lượng mở rộng cho khu vực mỏ cao lanh Đồng Gianh và Thái Sơn để tạo điều kiện cho việc mở rộng khai thác, chế biến về lâu dài.
k) Một số chủng loại vật liệu khác:
Tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường có thể phát triển ở Tuyên Quang một số chủng loại vật liệu khác như: Các loại vật liệu ốp lát với những tính năng đặc biệt dùng ốp lát nội ngoại thất, các loại ván gỗ công nghiệp, vật liệu nhẹ (các loại bê tông nhẹ và gạch nhẹ, sản phẩm khung cửa nhôm, khung cửa nhựa, sản phẩm tấm hợp kim nhôm, tấm trần thạch cao, tấm nhựa cứng…), vật liệu cách âm cách nhiệt, các loại sơn xây dựng và vật liệu phục vụ thi công xây dựng như vữa xây trát trộn sẵn đóng bao, các loại keo dán gạch, dán đá, vữa chít mạch…
1. Sở Xây dựng
- Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vật liệu xây dựng trình UBND tỉnh ban hành và tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện.
- Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;
- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng theo phân cấp của Chính phủ và phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, các quy định về an toàn, vệ sinh lao động trong các hoạt động: khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất xi măng; sản xuất vật liệu xây dựng;
- Hướng dẫn các quy định của pháp luật về kinh doanh vật liệu xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
- Xây dựng quy chế chính sách liên quan đến sản xuất, kinh doanh VLXD theo quy định; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất VLXD đạt hiệu quả kinh tế - xã hội; xác định các chủ đầu tư để xây dựng các dự án nhằm kịp thời đưa vào xây dựng và cung cấp sản phẩm cho thị trường;
- Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hoá vật việu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư trong công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ trong công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và việc tiếp cận các công nghệ mới về sản xuất chế biến vật liệu xây dựng, xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng để triển khai áp dụng trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trong công tác quy định khu vực, đường phố, địa điểm kinh doanh vật liệu xây dựng, nơi đổ phế thải vật liệu xây dựng phù hợp với quy hoạch địa phương.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, lập phương án đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xử lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường còn tồn tại.
- Báo cáo Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ, hàng năm về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Các sở, ngành liên quan
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp tục điều tra đánh giá thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng có xét đến năm 2020, đánh giá về phân bố trữ lượng cát, sỏi xây dựng trên sông Lô và sông Gâm; quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, sự đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được giao.
- Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra điều kiện hoạt động của các cơ sở khai thác, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng về thiết bị, công nghệ trong đầu tư khai thác, chế biến, sản xuất; nhãn mác, xuất xứ của vật liệu xây dựng lưu thông trên thị trường và thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng được giao.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý, phối hợp thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về lao động của các cơ sở khai thác, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư về vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh phát triển, đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch giao.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Quản lý quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh trên địa bàn huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp Sở Xây dựng, các sở, ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn mình quản lý.
- Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình về hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn mình quản lý, báo cáo Sở Xây dựng định kỳ, hàng năm.
- Xử lý các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chuyển cấp trên xử lý nếu vượt quá thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
Có trách nhiệm tuân thủ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng; các Thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng liên quan và các quy định về quản lý nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Điều 3. Sở Xây dựng căn cứ vào quan điểm, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể trong quy hoạch để theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Hàng năm tổ chức đánh giá việc thực hiện quy hoạch, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 5. Các ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã; tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020
TT |
Dự án |
Địa điểm thực hiện |
Thời gian |
I |
Xi măng |
|
|
1 |
Xi măng Sơn Dương (350 nghìn tấn/năm) |
Xã Phúc Ứng – H. Sơn Dương |
2009 - 2015 |
2 |
Xi măng Sơn Dương (1,5 triệu tấn/năm) |
H. Sơn Dương |
2015 - 2020 |
II |
Vật liệu xây |
|
|
3 |
Gạch tuy nen (hoặc các công nghệ tiên tiến khác) |
TT. Sơn Dương – H. sơn Dương |
2009 – 2010 |
4 |
Gạch tuy nen (hoặc các công nghệ tiên tiến khác) |
Xã Tứ Quận – Huyện Yên Sơn |
2011 – 2015 |
5 |
Gạch tuy nen (hoặc các công nghệ tiên tiến khác) |
Xã Thái sơn – Huyện Hàm Yên |
2011 – 2015 |
6 |
Gạch tuy nen (hoặc các công nghệ tiên tiến khác) |
Xã Hoà Phú – Huyện Chiêm Hoá |
2016 – 2020 |
7 |
Gạch lò đứng liên tục |
Tại tất cả các huyện và thị xã |
2009 – 2015 |
8 |
Gạch không nung |
Khu công nghiệp Long Bình An |
2009 – 2010 |
9 |
Gạch không nung |
Cụm công nghiệp Tân Thành – H. Hàm Yên |
2011 – 2015 |
10 |
Gạch không nung |
Cụm công nghiệp An Thịnh – H. Chiêm Hoá |
2011 – 2015 |
III |
Vật liệu lợp |
|
|
11 |
Tấm lợp kim loại |
Cụm công nghiệp Sơn Nam – Huyện Sơn Dương |
2009 – 2010 |
12 |
Ngói xi măng cát |
Cụm công nghiệp An Thịnh – H. Chiêm Hoá |
2009 – 2010 |
IV |
Đá xây dựng |
|
|
13 |
Đá xây dựng (công suất 50 nghìn m3/năm trở lên) |
Tại tất cả các huyện và thị xã |
2009 - 2020 |
V |
Cát sỏi xây dựng |
|
|
14 |
Cát xây dựng (công suất 50 nghìn m3/năm trở lên) |
Tại tất cả các huyện và thị xã |
2009 - 2020 |
VI |
Vật liệu hoàn thiện |
|
|
15 |
Gạch lát ceramic |
Cụm công nghiệp Sơn Nam – Huyện Sơn Dương |
2011 – 2015 |
16 |
Gạch lát tự chèn |
Khu công nghiệp Long Bình An |
2009 - 2010 |
17 |
Gạch lát terrazzo |
Điểm công nghiệp Tràng Đà - TX. Tuyên Quang |
2009 – 2010 |
18 |
Đá ốp lát nhân tạo (tarastone) |
Cụm công nghiệp Sơn Nam – Huyện Sơn Dương |
2011 - 2015 |
19 |
Đá ốp lát tự nhiên |
Xã Thượng Ấm – H. Sơn Dương |
2011 - 2015 |
20 |
Tấm nhựa |
Khu công nghiệp Long Bình An |
2011 – 2015 |
21 |
Tấm xi măng cốt sợi gỗ |
Cụm công nghiệp Sơn Nam – Huyện Sơn Dương |
2011 - 2015 |
22 |
Ván tre |
Khu công nghiệp Long Bình An |
2009 - 2010 |
23 |
Vật liệu polyme composite |
Khu công nghiệp Long Bình An |
2011 - 2015 |
VII |
Bê tông |
|
|
24 |
Bê tông cấu kiện và bê tông tươi |
Cụm công nghiệp Sơn Nam – Huyện Sơn Dương |
2009 - 2010 |
24 |
Bê tông cấu kiện và bê tông tươi |
Điểm công nghiệp Tràng Đà – Thị xã Tuyên Quang |
2009 – 2010 |
VIII |
Khai thác chế biến khoáng sản |
|
|
25 |
Khai thác chế biến fenspat |
Cụm công nghiệp Sơn Nam – H. Sơn Dương |
2009 - 2010 |
26 |
Khai thác chế biến cao lanh |
Cụm công nghiệp Sơn Nam |
2009 – 2010 |
27 |
Khai thác chế biến cao lanh |
Xã Thái Sơn – H. Hàm Yên |
2009 – 2010 |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN LÀM VLXD TỈNH TUYÊN QUANG
TT |
Chủng loại, tên mỏ |
Địa điểm |
Thành phần hoá học chủ yếu (%) |
Trữ lượng |
I |
Đá vôi xi măng |
Tr. tấn |
||
1 |
Tràng Đà |
Xã Tràng Đà, TX. Tuyên Quang. |
CaO: 52,53 ; MgO: 1,85; (loại đá vôi có CaO: > 53% chiếm 44%). |
B + C1 + C2 : 575,976 |
2 |
Đa Năng |
Xã Tú Thịnh, H. Sơn Dương. |
CaO: 48,79 - 53,95; MgO: 1,17 - 1,56 |
C1+C2+P : 500 |
3 |
Ý Nhân |
Xã Đông Thọ, H. Sơn Dương. |
CaO: 51,36 - 52,78; MgO: 0,7 - 1,86 |
P2: 17 |
4 |
Bắc Bàn |
Xã Bạch Xa, H. Hàm Yên |
|
P: 100 |
5 |
Bình Ca |
Xã Thái Bình, H. Yên Sơn. |
Cao: 53,99 - 55,8 ; MgO: 0,8 - 1,52 |
P: 16,25 |
6 |
Cam Bon |
Xã Đà Vị, H. Na Hang. |
CaO: 53,28 ; MgO: 1,34 |
P: 80 |
7 |
Bắc Làng Mai |
Xã Thượng Lâm, H. Na Hang. |
CaO: 54,4 ; MgO: 1 |
P: 47,2 |
8 |
Phúc Ứng |
Xã Phúc Ứng, H. Sơn Dương. |
|
Khu vực dự trữ |
9 |
Thượng Ấm |
Xã Thượng Ấm, H. Sơn Dương. |
|
Khu vực dự trữ |
10 |
Ao Sen |
Xã Thiện Kế, H. Sơn Dương. |
CaO: 51,60 - 54,45 ; MgO: 0,81 – 2,2 |
Ước tính > 80 |
11 |
Thắng Quân |
Xã Tân Long, H. Yên Sơn |
|
Khu vực dự trữ |
12 |
Đội Bình |
Xã Đội Bình, H. Yên Sơn |
|
Khu vực dự trữ |
13 |
Quan Tinh |
Xã Yên Thuận, H. Hàm Yên |
|
Khu vực dự trữ |
14 |
Vĩnh Tuy |
Xã Bạch Xa, H. Hàm Yên |
|
Khu vực dự trữ |
15 |
Khau He |
Xã Yên Phú, H. Hàm Yên |
|
Khu vực dự trữ |
II |
Sét xi măng |
Tr. tấn |
||
1 |
Tràng Đà |
Xã Tràng Đà, TX Tuyên Quang |
SiO2 : 57,7 - 67,7; Al2O3 : 9,1 - 16,38 |
B + C 1+ C2: 102 |
2 |
Trại Canh |
Xã Tam Đa, H. Sơn Dương |
Nguồn gốc phong hoá; Al2O3: 19,33; Fe2O3: 0,68 |
P: 1 |
3 |
Binh Man |
Xã Sơn Nam, H. Sơn Dương |
SiO2: 71,7 - 75,5; Al2O3: 11,2 - 14,77; Fe2O3: 0,68 - 2,29 |
P > 0,7 |
4 |
Bắc Lũng |
Xã Phúc Ứng, H. Sơn Dương. |
|
Đã có KH khảo sát |
5 |
Thái Sơn |
Xã Thái Sơn, H. Hàm Yên |
|
P: 1 |
III |
Sét gạch ngói |
Tr. m3 |
||
1 |
Hoà Phú |
Xã Hoà Phú, H. Chiêm Hoá |
Sét phong hoá; SiO2: 48 - 52; Al2O3: 21,07 - 23,62; Fe2O3: 0,98 - 9,24. |
P: 10,3 |
2 |
Tân Lập |
Xã Trung Hoà, H. Chiêm Hoá |
Sét đồi, đang được thí nghiệm |
Đánh gía sơ bộ: 0,95 |
3 |
Làng Mực |
Xã Trung Hoà, H. Chiêm Hoá |
Sét phong hoá |
Chưa xác định |
4 |
Vĩnh Tường |
Xã Vinh quang, H. Chiêm Hoá |
Sét phong hoá |
Chưa xác định |
5 |
Tát Chùa |
Xã Yên Nguyên, H. Chiêm Hoá |
Sét trầm tích |
Chưa xác định |
6 |
Gà Nhoi, Giang Hạ |
Xã Tân Mỹ, H. Chiêm Hoá |
Sét Đồi |
Chưa xác định |
7 |
Bản Lai |
Xã Phúc Sơn, H. Chiêm Hoá |
Sét trầm tích |
Chưa xác định |
8 |
Cầu Trầm |
Xã Hợp Thành, H. Sơn Dương |
Sét trầm tích |
0,5 |
9 |
Thị Trấn Sơn Dương |
H. Sơn Dương |
Sét trầm tích; SiO2: 68,8; Al2O3: 14,09; Fe2O3: 5,18. |
C1 + C2 : 0,118 |
10 |
Làng Khang |
Xã Minh Dân, H. Hàm Yên |
Sét trầm tích |
P: 1,6 |
11 |
Đồi Ông Đông |
Xã Lưỡng Vượng, H. Yên Sơn |
Sét đồi |
0,560 (DT; 2,5 ha) |
12 |
Đội Cấn, Thái Long |
Xã Đội Cấn, TX. Tuyên Quang |
Sét đồi |
Đã có KH khảo sát |
IV |
Đá xây dựng |
Tr. m3 |
||
1 |
Minh Khương |
Xã Minh Khương, H. Hàm Yên |
Cao: 47,32; MgO: 4,6 |
P: 30 |
2 |
Yên Cốc |
Xã Yên Nguyên, H. Hàm Yên |
Cao: 36,8 - 51,4; MgO: 3,78 - 15,58 |
P: 360 |
3 |
Pu Man |
Xã Phù Lưu, H. Hàm Yên |
Cao: 44,27 - 47,67; MgO: 1,5 - 1,83 |
P: 250 |
4 |
Khau He |
Xã Yên Hương, H. Hàm Yên |
Cao: 52,57 - 53,74; MgO: 0,84 |
P: 14 |
5 |
Pou Nam |
Xã Phù Lưu, H. Hàm Yên |
Đá vôi |
P2: 250 |
6 |
Làng Cháy |
Xã Tân Tiến, H. Yên Sơn |
Đá vôi |
P2: 1.092 |
7 |
Tân Lập |
Xã Trung Hoà, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi |
Chưa xác định |
8 |
Bản Phán |
Xã Trung Hoà, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi |
Chưa xác định |
9 |
An Vượng |
Xã Tân Thịnh, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi (đã được cấp mỏ) |
Chưa xác định |
10 |
Tân Quang |
Xã Vinh Quang, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi (đã được cấp mỏ) |
Chưa xác định |
11 |
Noong Phường |
Xã Minh Quang, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi (đã được cấp mỏ) |
Chưa xác định |
12 |
Bản Cậu |
Xã Phúc Sơn, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi (đã được cấp mỏ) |
Chưa xác định |
13 |
Nà Tuộc |
Xã Ngọc hội, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi (đã được cấp mỏ) |
Chưa xác định |
14 |
Thượng Ấm |
Xã Thượng Ấm, H. Sơn Dương |
Đá vôi |
Đã có KH khảo sát |
15 |
Tràng Dương |
Xã Thái Hoà, H. Hàm Yên |
Đá vôi |
Đã có KH khảo sát |
16 |
Minh Khương |
Xã Minh Dân, H. Hàm Yên |
Đá vôi |
Đã có KH khảo sát |
17 |
Pou Man |
Xã Phù Lưu, H. Hàm Yên |
Đá vôi |
Đã có KH khảo sát |
18 |
Bạch Mã, Khau He |
Xã Yên Phú, H. Hàm Yên |
Đá vôi |
Đã có KH khảo sát |
19 |
Yên Cốc |
Xã Yên Nguyên, H. Chiêm Hoá |
Đá vôi |
Đã có KH khảo sát |
V |
Đá ốp lát |
Tr. m3 |
||
1 |
Núi Lịch |
Xã Chi Thiết, H. Sơn Dương |
Đá granit màu xám xanh |
P: 1.000 |
2 |
Đồng Gianh |
Xã Lương Thiện, H Sơn Dương |
Đá gabro |
Khu vực cấm |
3 |
Đồng Bèn |
Xã Thượng ấm, H Sơn Dương |
Đá vôi |
Chưa xác định |
4 |
Yên Hương |
Xã Yên Hương, H. Hàm Yên |
Đá hoa hạt lớn, màu trắng tinh khiết. Rnén: 579 - 553 KG/cm2; độ thu hồi: 27 – 42 |
C1 + C2 : 6,253 |
5 |
Nhân Mục |
Xã Nhân Mục H. Hàm Yên |
Đá hoa màu trắng tinh khiết |
P: 2,8 |
6 |
Minh Khương |
Xã MinhKhương, H. Hàm Yên |
Đá granite |
Đã có KH khảo sát |
7 |
Làng Cóc |
Xã Hùng Lợi, H Yên Sơn |
Đá hoa |
Đã có KH khảo sát |
VI |
Cát sỏi xây dựng |
Tr. m3 |
||
1 |
Tuyên Quang |
TX Tuyên Quang |
Cát sông Lô; SiO2: 87,16; Fe2O3: 2,49; Al2O3: 5,8; TiO2: 0,26; CaO: 2,24; MgO: 0,5 |
P: 1 |
2 |
Vân Sơn |
Xã Vân Sơn, H. Sơn Dương |
Cát sông Lô. |
P: 0,55 |
3 |
Hồng Lạc |
Xã Hồng Lạc, H. Sơn Dương |
Cát sông Lô. |
P: 0,72 |
4 |
Sầm Dương |
Xã Sầm Dương, H Sơn Dương |
Cát sông Lô. |
P: 0,98 |
5 |
Lâm Xuyên |
Xã Lâm Xuyên, H. Sơn Dương |
Cát sông Lô. |
P: 0,83 |
6 |
Cấp Tiến |
Xã Cấp Tiến, H. Sơn Dương |
Cát sông Lô, bãi cát dài vài trăm mét, rộng nhất tới 70 m |
P:1 |
7 |
Mỏ Lô I, II |
Xã Cấp Tiến, Vĩnh Lợi, H. Sơn Dương |
Cuội sỏi phân bố ven sông Lô, thành phần chủ yếu là thạch anh, quăczit có kích thước 2 - 4 cm |
P: 2 |
8 |
Cây Cọ |
Xã Sơn Nam, H. Sơn Dương |
Cuội sỏi phân bố thành các bãi dài tới 700 m, rộng 150 – 200 m, dày 1 – 1,5 m; cuội sỏi có kích thước 3 - 10 cm |
P: 1 |
9 |
Bình Ca |
Xã An Khang, H. Yên Sơn |
Cát sông Lô với chiều dài tới 500 m , rộng 200 m, dày 3 – 5 m; chất lượng tốt |
Mỏ lớn |
10 |
Cát Sông Gâm |
Xã Yên lập, Ngọc Hội, Hùng Mỹ, Xuân Quang, H. Chiêm Hoá |
Bãi cát hai bên bờ dài 2 km, rộng 200 – 500 m, dày 7 – 10 m. |
P: 2,37 |
11 |
Cát Sông Gâm |
Xã Trung Hoà, H. Chiêm Hoá |
Dải cát bên bờ dài 1.500 m, rộng 200 – 500 m, dày 7 m; cát sạch, lẫn sạn sỏi. |
P: 0,65 |
12 |
Cát Sông Gâm |
Xã Vinh Quang, Hoà An, H. Chiêm Hoá |
|
P: 1,5 |
13 |
Làng Khang |
Xã Minh Dân, H. Hàm Yên |
Cát sông Lô. |
P: 2,4 |
14 |
Cát sông Phó Đáy |
Một số xã thuộc H. Sơn Dương |
|
Đã có KH khảo sát |
VII |
Cao lanh - Fenspat |
Tr. tấn |
||
1 |
Đồng Gianh |
Xã Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, H. Sơn Dương |
SiO2: 48,96; Al2O3: 28; TiO2: 0,76; Fe2O3: 2,0, CaO: 4,15, MgO: 0,2, MKN: 8,43, độ thu hồi dưới rây 0,021mm: 83%, độ hạt 0,2 – 0,05mm: 38%, độ dẻo TB: 17, độ co TB ở nhiệt độ 1350oC: 7,68%, độ co KK: 7,9%, độ hút nước TB: 2,4, độ xốp TB: 36,4. |
C1 + C2: 5,2 |
2 |
Bình Man |
Xã Sơn Nam, H. Sơn Dương |
SiO2: 71,7 - 75,5; Al2O3: 14,77; Fe2O3: 0,68 - 2,29 |
P > 0,7 (cao lanh) |
3 |
Nghiêm Sơn |
Xã Chân Sơn, H. Yên Sơn |
- Thân 1 dài 100 m, rộng 400 m. Cao lanh trắng phớt vàng; - Thân 2 dài 600m, rộng 100m. Cao lanh trắng tương đối sạch. |
C2: 0,03 (cao lanh) |
4 |
Lang Quán |
Xã Lang Quán, H. Yên Sơn |
|
P: 0,03 |
5 |
Hoàng Khai |
Xã Hoàng Khai, H. Yên Sơn |
SiO2: 57,07; Al2O3: 24,78; Fe2O3: 2,86 |
0,204 |
6 |
Thái Sơn |
Xã Thái Sơn, H. Hàm Yên |
- Thân 1 dài 800 – 900m, rộng 100 – 200m. Al2O3 + TiO2: 17,5 - Thân 2 dài 600 – 800m, rộng 20 – 100m. |
P: 1 (cao lanh) |
7 |
Hào Phú |
Xã Hào Phú, H. Sơn Dương |
Đang được khai thác sử dụng cho công nghiệp gốm, sứ |
C1 + C2 : 1 |
8 |
Đồng Bến |
Xã Thành Long, H. Hàm Yên |
|
Đã có KH khảo sát |
9 |
Đồn Hang |
Xã Vân sơn, H. Sơn Dương |
|
Đã có KH khảo sát |
10 |
Tân Bình |
Xã đại Phú, H. Sơn Dương |
|
Đã có KH khảo sát |
11 |
Đồn Hang |
Xã Vân sơn, H. Sơn Dương |
|
Đã có KH khảo sát |
VIII |
Sét gốm |
|
Tr. tấn |
|
1 |
Trung Hoà |
Xã Trung Hoà, H. Chiêm Hoá |
Có thể sử dụng cho sản xuất gốm sứ. |
C1 + C2 : 0,045 |
IX |
Đôlômit |
Tr. tấn |
||
1 |
Bắc Lãm |
Xã Khau Tinh, H. Na Hang |
Trầm tích biến chất. MgO: 17,8; CaO: 31,31; SiO2: 2,78 |
P: 24,4
|
2 |
Thác Cái |
Xã Minh Hương, H. Hàm Yên |
MgO: 19,31; CaO: 30,96. |
P: 1,56 |
3 |
Làng Dem |
Xã Yên Thuận, H. Hàm Yên |
|
Đã có KH khảo sát |
X |
Quăczit |
Tr. m3 |
||
1 |
Bản Màu |
Xã Bình Phú, H Chiêm Hoá |
Chưa được đánh giá |
P: 114 |
2 |
Đại Thị |
Xã Yên Lập, H.Chiêm Hoá |
Chưa được đánh giá |
P: 20 |
3 |
Đá Đen |
Xã Yên Lập, H.Chiêm Hoá |
Chưa được đánh giá |
P: 1,25 |
4 |
Làng Nioung |
Xã Hùng Mỹ, H.Chiêm Hoá |
Chưa được đánh giá |
P: 22,5 |
5 |
Hiệp Môn |
Xã Hoà Phú, H.Chiêm Hoá |
Chưa được đánh giá |
P: 55 |